So sánh sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính Ôn tập môn Khoa học tự nhiên 7

So sánh sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính là một trong những kiến thức trọng tâm trong chương trình Khoa học tự nhiên lớp 7. Tuy nhiên nhiều bạn học sinh vẫn chưa nắm vững được các phân biệt. Vì vậy trong bài học hôm nay Download.vn sẽ giới thiệu chi tiết cách so sánh sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính chi tiết nhất.

Phân biệt sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính mang đến 3 câu trả lời hay, ngắn gọn dễ hiểu nhất. Qua đó giúp các bạn lớp 7 có thêm nhiều gợi ý tham khảo để biết cách tìm ra điểm giống và khác nhau của 2 hình thức sinh sản này. Từ đó biết cách trả lời câu hỏi để đạt kết quả cao trong các bài kiểm tra, bài thi học kì 2 sắp tới.

1. Sinh sản vô tính

a) Sinh sản vô tính là gì?

Sinh sản vô tính là một quá trình sinh sản trong đó không có sự kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái. Điều này khác với sinh sản hữu tính, trong đó có sự giao phối giữa hai cá thể để tạo ra hợp tử mới.

Trong sinh sản vô tính, cá thể cha mẹ sinh ra cá thể con mà không cần sự tham gia của bất kỳ cá thể khác. Quá trình này có thể xảy ra thông qua nhiều cơ chế khác nhau, bao gồm phân đôi, chồi, tự thụ tinh và phân tầng.

Trong phân đôi, một cá thể đơn lẻ tự chia mình thành hai phần bằng nhau, mỗi phần sau đó phát triển thành một cá thể mới. Quá trình này thường xảy ra ở vi khuẩn, tảo và một số động vật đơn bào.

Chồi là quá trình mà một phần của cá thể mẹ phát triển thành một cá thể con độc lập. Chồi thường xảy ra ở các loài sinh vật như thực vật thân thảo và một số động vật như sứa.

Trong sinh sản tự thụ tinh, một cá thể cái có khả năng tự thụ tinh bản thân mình, tạo ra cá thể con mà không cần sự giao phối với cá thể đực. Điều này thường xảy ra ở một số loài động vật như một số loài côn trùng và một số loài thực vật.

b. Các hình thức sinh sản vô tính ở thực vật

*Sinh sản bào tử

- Hình thức sinh sản này có ở những cơ thể luôn có sự xen kẽ của hai thế hệ như rêu, dương xỉ.

- Trong hình thức sinh sản bào tử, cơ thể mới được phát triển từ bào tử, cơ thể mới được phát triển từ bào tử, bào tử lại hình thành trong túi bào tử từ thể bào tử.

*Sinh sản sinh dưỡng

- Cơ thể được hình thành từ một bộ phận (thân, lá, rễ) của thực vật.

2. Sinh sản hữu tính

a. Sinh sản hữu tính là gì.

- Sinh sản hữu tính là kiểu sinh sản trong đó có sự hợp nhất của giao tử đực và giao tử cái tạo nên hợp tử phát triển thành cơ thể mới.

b. Sinh sản hữu tính có những đặc trưng sau:

- Trong sinh sản hữu tính luôn có quá trình hợp nhất giao tử đực và cái, luôn có sự trao đổi, tái tổ hợp của hai bộ gen.

- Sinh sản hữu tính luôn gắn liền với giảm phân để tạo giao tử

Sinh sản hữu tính ưu việt hơn so với sinh sản vô tính:

- Tăng khả năng thích nghi của thế hệ sau đối với môi trường sống luôn biến đổi

- Tạo sự đa dạng di truyền cung cấp nguồn vật liệu phong phú cho chọn lọc tự nhiên và tiến hóa.

3. Phân biệt sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính

Gợi ý 1

*Giống nhau: Đều tạo ra các cá thể mới từ các thể ban đầu

* Khác nhau:

Sinh sản vô tính

Sinh sản hữu tính

Khái niệm

Sinh sản vô tính là sự sinh ra cơ thể mới mà k kèm theo sự kết hợp tinh trùng và trứng. Ở đa số các động vật sinh sản vô tính, sinh sản dựa hoàn toàn và nguyên phân.

Sinh sản hữu tính là sự kết hợp giao tử đơn bội hình thành tế bào lưỡng bội, hợp tử. Con vật phát triển từ hợp tử đến lượt mk lại tạo giao tử qua giảm phân.

Cơ sở tế bào học

Nguyên phân

Nguyên phân, giảm phân, thụ tinh.

Đặc điểm di truyền

- Không có sự giảm phân hình thành giao tử, không có sự thụ tinh.

- Cơ thể con được hình thành từ một phần hay một nhóm tế bào của cơ thể mẹ

- Đời con giống hệt cơ thể mẹ ban đầu.

- Không đa dạng di truyền.

- Có sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các cặp gen trong quá trình phát sinh giao tử đã tạo ra nhiều giao tử khác nhau.

- Các loại giao tử này được tổ hợp lại trong quá trình thụ tinh đã tạo ra nhiều tổ hợp khác nhau làm xuất hiện nhiều biến dị tổ hợp.

- Có sự đa dạng di truyền.

Ý nghĩa

→ Tạo các cá thể thích nghi với điều kiện sống ổn định.

→ Tạo ra các cá thể thích nghi tốt hơn với điều kiện sống thay đổi

Gợi ý 2

Điểm phân biệt

Sinh sản vô tính

Sinh sản hữu tính

Sự tham gia của tính đực, cái

- Không có sự kết hợp của giao tử đực và giao tử cái, tế bào mẹ trực tiếp sinh trưởng và phát triển tạo thành cơ thể mới.

- Có sự kết hợp của giao tử đực và giao tử cái thông qua thụ tinh tạo thành hợp tử (2n), hợp tử phát triển thành cơ thể mới.

Đặc điểm di truyền

- Các thế hệ con mang đặc điểm di truyền giống nhau và giống mẹ.- Ít đa dạng về mặt di truyền.

- Các thế hệ con mang đặc điểm di truyền của cả bố và mẹ, có thể xuất hiện tính trạng mới.- Có sự đa dạng di truyền cao hơn.

Khả năng thích nghi

- Tạo ra các cá thể thích nghi với điều kiện sống ổn định.

- Tạo ra các cá thể thích nghi tốt với đời sống thay đổi.

Gợi ý 3

Lời giải:

- Giống nhau: Đều tạo ra những cá thể mới, đảm bảo sự phát triển liên tục của loài.

- Khác nhau:

Sinh sản vô tính

Sinh sản hữu tính

Không có sự kết hợp giữa giao tử đực với giao tử cái.

Có sự kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái tạo thành hợp tử.

Dựa trên cơ sở quá trình nguyên phân.

Dựa trên cơ sở quá trình nguyên phân, giảm phân và thụ tinh.

Kém đa dạng di truyền, con sinh ra có đặc điểm giống nhau và giống với cây mẹ.

Đa dạng di truyền do tạo ra biến dị tổ hợp, đời con có nhiều kiểu hình khác nhau và khác với bố mẹ.

Tạo ra các cá thể thích nghi với điều kiện sống ổn định.

Tạo ra các cá thể thích nghi tốt với các điều kiện sống thay đổi.

4. Bài tập sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính

Câu 1: Trong thiên nhiên cây tre sinh sản bằng:

A. Rễ phụ
B. Lóng
C. Thân rễ
D. Thân bò

Câu 2: Sinh sản bào tử có ở những ngành thực vật nào?

A. Rêu, hạt trần
B. Rêu, quyết
C. Quyết, hạt kín
D. Quyết, hạt trần

Câu 3: Sinh sản vô tính là

A. Tạo ra cây con giống cây mẹ, có sự kết hợp giữa giao tử đực và cái.
B. Tạo ra cây con giống cây mẹ, không có sự kết hợp giữa giao tử đực và cái.
C. Tạo ra cây con giống bố mẹ, có sự kết hợp giữa giao tử đực và cái.
D. Tạo ra cây con mang những tính trạng giống và khác cây mẹ, không có sự kết hợp giữa giao tử đực và cái.

Câu 4: Ý nào không đúng với ưu điểm của phương pháp nuôi cấy mô?

A. Phục chế những cây quý, hạ giá thành cây con nhờ giảm mặt bằng sản xuất.
B. Nhân nhanh với số lượng lớn cây giống và sạch bệnh.
C. Duy trì những tính trạng mong muốn về mặt di truyền.
D. Dễ tạo ra nhiều biến dị di truyền tạo nguồn nguyên liệu cho chọn giống.

Câu 5: Sinh sản bào tử là

A. Tạo ra thế hệ mới từ bào tử được phát sinh ở những thực vật có xen kẽ thế hệ thể bào tử và giao tử thể.
B. Tạo ra thế hệ mới từ bào tử được phát sinh do nguyên phân ở những thực vật có xen kẽ thế hệ thể bào tử và giao tử thể.
C. Tạo ra thế hệ mới từ bào tử được phát sinh do giảm phân ở pha giao tử thể của những thực vật có xen kẽ thế hệ thể bào tử và thể giao tử.
D. Tạo ra thế hệ mới từ hợp tử được phát sinh ở những thực vật có xen kẽ thế hệ thể bào tử và giao tử thể.

Câu 6: Trứng được thụ tinh ở

A. Bao phấn
B. Đầu nhụy
C. Ống phấn
D. Túi phôi

Câu 7: Sự hình thành giao tử đực ở cây có hoa diễn ra như thế nào?

A. Tế bào mẹ giảm phân cho 4 tiểu bào tử → 1 tiểu bào tử nguyên phân 1 lần cho 1 hạt phấn chứa 1 tế bào sinh sản và 1 tế bào ống phấn → Tế bào sinh sản giảm phân tạo 4 giao tử đực.
B. Tế bào mẹ nguyên phân hai lần cho 4 tiểu bào tử → 1 tiểu bào tử nguyên phân 1 lần cho 1 hạt phấn chứa 1 tế bào sinh sản và 1 tế bào ống phấn → Tế bào sinh sản nguyên phân 1 lần tạo 2 giao tử đực.
C. Tế bào mẹ giảm phân cho 4 tiểu bào tử → 1 tiểu bào tử nguyên phân 1 lần cho 2 hạt phấn chứa 1 tế bào sinh sản và 1 tế bào ống phấn → Tế bào sinh sản nguyên phân 1 lần tạo 2 giao tử đực.
D. Tế bào mẹ giảm phân cho 4 tiểu bào tử → Mỗi tiểu bào tử nguyên phân 1 lần cho 1 hạt phấn chứa 1 tế bào sinh sản và 1 tế bào ống phấn → Tế bào sinh sản nguyên phân một lần tạo 2 giao tử đực.

Câu 8: Sinh sản hữu tính ở thực vật là

A, Sự kết hợp có chọn lọc của hai giao tử đực và giao tử cái tạo nên hợp tử phát triển thành cơ thể mới.
B. Sự kết hợp ngẫu nhiên giữa hai giao tử đực và giao tử cái tạo nên hợp tử phát triển thành cơ thể mới.
C. Sự kết hợp có chọn lọc của giao tử cái và nhiều giao tử đực tạo nên hợp tử phát triển thành cơ thể mới.
D. Sự kết hợp của nhiều giao tử đực với một giao tử cái tạo nên hợp tử phát triển thành cơ thể mới.

Câu 9: Thụ tinh ở thực vật có hoa là

A. Sự kết hợp hai bộ nhiễm sắc thể đơn bội của hai giao tử đực và cái (trứng) trong túi phôi tạo thành hợp tử có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội.
B. Sự kết nhân của hai giao tử đực và cái (trứng) trong túi phôi tạo thành hợp tử.
C. Sự kết hai nhân giao tử đực với nhân của trứng và nhân cực trong túi phôi tạo thành hợp tử.
D. Sự kết hợp của hai tinh tử với trứng trong túi phôi.

Câu 10: Bộ nhiễm sắc thể có mặt trong sự hình thành túi phôi ở thực vật có hoa như thế nào?

A. Tế bào mẹ, đại bào tử mang 2n, tế bào đối cực, tế bào kèm, tế bào trứng, nhân cực đều mang n.
B. Tế bào mẹ, đại bào tử mang, tế bào đối cực đều mang 2n; tế bào kèm, tế bào trứng, nhân cực đều mang n.
C. Tế bào mẹ mang 2n, đại bào tử, tế bào đối cực, tế bào kèm, tế bào trứng, nhân cực đều mang n.
D. Tế bào mẹ, đại bào tử, tế bào đối cực, tế bào kèm đều mang 2n; tế bào trứng, nhân cực đều mang n.

5. Đáp án bài tập sinh sản vô tính, hữu tính

Câu12345
Đáp ánCBBDA
Câu678910
Đáp ánDDBBC

Xem thêm: Bộ đề kiểm tra 15 phút môn Sinh học lớp 7 học kì 2

Chia sẻ bởi: 👨 Trịnh Thị Thanh
Mời bạn đánh giá!
  • Lượt tải: 65
  • Lượt xem: 101.261
  • Dung lượng: 143,1 KB
Tìm thêm: Sinh học lớp 7
1 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Hạ Nguyễn Thị
    Hạ Nguyễn Thị

    Từ hợp tử đến lượt mk là gì vậy mn

    Thích Phản hồi 29/04/23
    • Bậc Thầy Vô Lý
      Bậc Thầy Vô Lý

      mật khẩn đó bạn 

      Thích Phản hồi 07/05/23