KHTN Lớp 7: Bài tập Chủ đề 6 Giải sách Khoa học tự nhiên lớp 7 Cánh diều trang 75

Giải Bài tập Chủ đề 6 KHTN 7 Cánh diều giúp các bạn học sinh có thêm nhiều gợi ý tham khảo để trả lời 3 bài tập trong sách giáo khoa trang 75.

Bài tập chủ đề 6 KHTN 7 Cánh diều được biên soạn với các lời giải chi tiết, đầy đủ và chính xác bám sát chương trình SGK Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều. Hi vọng đây sẽ là tài liệu cực kì hữu ích hỗ trợ các em học sinh lớp 7 trong quá trình giải bài tập. Đồng thời phụ huynh có thể sử dụng để hướng dẫn con em học tập và đổi mới phương pháp giải phù hợp hơn. Vậy sau đây là câu trả lời Bài tập chủ đề 6 KHTN 7 Cánh diều mời các bạn theo dõi nhé.

Giải Khoa học tự nhiên 7 Bài tập Chủ đề 6 trang 75

Câu 1

Chiếu tia tới SI đến mặt phản xạ của gương phẳng G. Vẽ tia phản xạ IR khi góc tới bằng 0o, 45o, 60o.

Gợi ý đáp án

- Góc tới bằng 00 (i = 00)

+ Góc tới bằng 00 có nghĩa là tia tới SI trùng với pháp tuyến IN

+ Góc tới bằng góc phản xạ Góc phản xạ = 00 IR trùng SI

- Góc tới bằng 450 (i = 450 )

+ Vẽ pháp tuyến IN của gương

+ Từ S chiếu tia tới SI sao cho góc tới i = 450

+ Vẽ tia phản xạ IR nằm trong cùng mặt phẳng với tia tới và pháp tuyến tại điểm tới, sao cho góc phản xạ r = i = 450 .

- Góc tới bằng 600 (i = 600 ): vẽ tương tự như trường hợp trên.

Câu 2

Hình 13.16 vẽ tia sáng đi vào và đi ra khỏi một hộp kín qua các lỗ nhỏ. Biết rằng trong hộp kín có một hoặc hai gương phẳng. Em hãy xác định vị trí đặt gương phẳng và vẽ đường truyền ánh sáng trong mỗi hộp.

Phương pháp giải:

- Nếu tia tới và tia phản xạ cắt nhau, thì điểm cắt nhau là điểm tới => chỉ cần 1 gương phẳng.

- Nếu tia tới và tia phản xạ không cắt nhau ta cần một hệ gương.

- Khi xác định vị trí đặt gương lưu ý:

+ Pháp tuyến luôn vuông góc với mặt gương.

+ Pháp tuyến là tia phân giác của góc tạo bởi tia tới và tia khúc xạ.

Gợi ý đáp án

Chế tạo kính tiềm vọng

Dụng cụ

Một tấm bìa, hai gương phẳng (kích thước khoảng 5 cm x 7 cm), kéo, băng dính hai mặt.

Tiến hành

- Vẽ bản thiết kế với tỉ lệ như hình 13.17 lên tấm bìa.

- Cắt tạo vỏ kính tiềm vọng dọc theo các đường viền màu đỏ đã vẽ.

- Dán gương lên tấm bìa.

- Gập bìa tạo thành thân kính tiềm vọng sao cho hai gương nằm ở hai đầu và cố định thành kính tiềm vọng bằng băng dính.

Câu 3

Sự tạo ảnh qua hai gương

a) Khi đi tham quan nhà gương ở một công viên, một bạn học sinh thấy một em bé ngồi trước hai gương phẳng ghép với nhau thì có rất nhiều ảnh trong gương (H13.7). Bạn học sinh đó thắc mắc, không biết số ảnh trong gương phụ thuộc vào yếu tố nào? Em hãy đưa ra câu trả lời dự đoán.

b) Thực hiện thí nghiệm

Dụng cụ

+ 2 gương phẳng nhỏ

+ một thước chia độ bằng bìa

+ 2 đoạn ống hút khoảng 4cm

Tiến hành:

Đặt hai gương vuông góc với thước chia độ sao cho hai gương hợp với nhau một góc nhọn. Đặt ống hút trong góc tạo bởi hai gương (H13.8). Thay đổi góc giữa các gương và đếm số ảnh tạo được bởi hệ gương rồi ghi kết quả như bảng dưới đây.

Từ số liệu vừa thu được, em có thể dự đoán công thức liên hệ giữa α và n không? Nếu có em hãy ghi lại công thức đó.

Góc giữa hai gương α

30o

40o

50o

60o

70o

80o

900

Số ảnh n

?

?

?

?

?

?

?

Gợi ý đáp án

a) Dự đoán: Số ảnh trong gương phụ thuộc vào góc tạo bởi 2 mặt phản xạ của hai gương.

b) Kết quả thí nghiệm:

Góc giữa hai gương α

30o

40o

50o

60o

70o

80o

900

Số ảnh n

11

9

6

5

5

4

3

Mối liên hệ giữa α và n:

Chia sẻ bởi: 👨 Trịnh Thị Thanh
Mời bạn đánh giá!
  • Lượt tải: 80
  • Lượt xem: 6.657
  • Dung lượng: 228,1 KB
Liên kết tải về
Sắp xếp theo