-
Tất cả
-
Học tập
-
Lớp 1
-
Lớp 2
-
Lớp 3
-
Lớp 4
-
Lớp 5
-
Thi vào 6
-
Lớp 6
-
Lớp 7
-
Lớp 8
-
Lớp 9
-
Thi vào 10
-
Lớp 10
-
Lớp 11
-
Lớp 12
-
Thi THPT QG
-
Thi ĐGNL
-
Đề thi
-
Thi IOE
-
Thi Violympic
-
Trạng nguyên Tiếng Việt
-
Văn học
-
Sách điện tử
-
Học tiếng Anh
-
Tiếng Nhật
-
Mầm non
-
Cao đẳng - Đại học
-
Giáo án
-
Bài giảng điện tử
-
Cao học
-
Tài liệu Giáo viên
-
Công thức toán
-
-
Tài liệu
-
Hướng dẫn
-
KHTN lớp 7 Bài 12: Ánh sáng, tia sáng Giải sách Khoa học tự nhiên lớp 7 Cánh diều trang 65
Giải bài tập SGK KHTN 7: Ánh sáng, tia sáng giúp các em học sinh trả lời các câu hỏi phần hỏi, luyện tập, vận dụng trang 66→68 sách Cánh diều 7. Đồng thời hiểu được toàn bộ kiến thức về Ánh sáng, tia sáng.
Giải Khoa học tự nhiên 7 Bài 12: Ánh sáng, tia sáng được biên soạn bám sát theo chương trình SGK. Qua đó các em sẽ biết cách trả lời toàn bộ các câu hỏi của bài 12 thuộc Chủ đề 6 trong sách giáo khoa Khoa học Tự nhiên 7 Cánh diều. Vậy sau đây là nội dung chi tiết bài soạn KHTN Lớp 7: Ánh sáng, tia sáng, mời các bạn cùng theo dõi tại đây.
Giải KHTN lớp 7 Bài 12: Ánh sáng, tia sáng
Trả lời câu hỏi Vận dụng KHTN 7 bài 12
Vận dụng 1
Hiện tượng nhật thực là hiện tượng Trái Đất đi vào vùng tối do Mặt Trăng tạo ra (hình 12.8a). Khi đó, ở một số vị trí trên Trái Đất, người ta sẽ thấy Mặt Trời bị Mặt Trăng che khuất.
Tương tự như vậy, hiện tượng nguyệt thực là hiện tượng khi Mặt Trăng đi vào vùng tối do Trái Đất tạo ra (hình 12.8b). Khi đó, ở một số nơi trên Trái Đất, người ta sẽ thấy Mặt Trăng bị Trái Đất che khuất.
a. Hãy vẽ các tia sáng để xác định vùng tối trong mỗi hiện tượng này.
b. Sử dụng 1 ngọn nến và các quả bóng có kích thước phù hợp thay thế Mặt Trời, Trái Đất, Mặt Trăng để kiểm tra kết quả thu được như hình vẽ ở câu 1.
Gợi ý đáp án
a. Xác định vùng tối và vùng nửa tối.
b. Em có thể dùng 1 ngọn nến thay cho Mặt Trời, quả bóng đá thay cho Trái Đất, quả bóng tenis thay cho Mặt Trăng. Đặt ngọn nến và các quả bóng ở các vị trí giống như 2 trường hợp trên và quan sát hiện tượng.
Trả lời câu hỏi Luyện tập KHTN 7 bài 12
Luyện tập 1
Với các dụng cụ: đèn sợi đốt, kính lúp, tờ bìa màu đen, nhiệt kế.
a. Hãy lên phương án và tiến hành thí nghiệm để thu được năng lượng ánh sáng.
b. Trong thí nghiệm của em và thí nghiệm ở hình 12.1, năng lượng ánh sáng đã chuyển hóa thành các dạng năng lượng nào?
Gợi ý đáp án
a. Phương án thí nghiệm
Dùng kính lúp hội tụ tia sáng từ đèn sợi đốt phát ra, dùng tờ bìa màu đen hứng tia sáng tại điểm hội tụ, dùng nhiệt kế đo nhiệt độ tại điểm hội tụ.
Tiến hành thí nghiệm
+ Bật đèn sợi đốt.
+ Dùng kính lúp đặt sát đèn sợi đốt.
+ Dùng tấm bìa màu đen hứng điểm hội tụ của tia ló sau khi đi qua kính lúp.
+ Để một thời gian đủ dài sau đó dùng nhiệt kế đo nhiệt độ điểm hội tụ đó.
Kết luận:
Nhiệt độ điểm hội tụ tăng cao chứng tỏ ánh sáng mang năng lượng, quang năng được chuyển hóa thành nhiệt năng.
b. Năng lượng ánh sáng chuyển thành dạng nhiệt năng, làm cho que diêm bốc cháy.
Luyện tập 2
Em hãy đề xuất một phương án để có thể quan sát được tia sáng.
Gợi ý đáp án
Dùng đèn chiếu vào một miếng bìa có khoét một lỗ nhỏ, dùng 1 miếng bìa làm màn hứng sao cho vệt sáng từ lỗ nhỏ đi là là trên màn hứng.
Vệt sáng hẹp, thẳng trên màn hứng được coi là tia sáng.
Luyện tập 3
Với các dụng cụ: đèn tạo ra chùm sáng hẹp song song, tấm bìa chắn sáng, giấy trắng. Hãy lên phương án và tiến hành thí nghiệm để tạo ra các chùm sáng trên mặt giấy.
Gợi ý đáp án
Phương án thí nghiệm:
Dùng đèn chiếu chùm tia sáng qua tấm bìa đã được đục 2 lỗ nhỏ đối xứng, đặt tờ giấy trắng sao cho chùm tia sáng đi là là trên bề mặt tờ giấy.
Tiến hành thí nghiệm:
+ Tạo chùm song song
Đặt sát đèn pin vào tấm bìa đã đục lỗ, đặt tờ giấy sao cho chùm tia sáng đi qua lỗ đi là là trên bề mặt tờ giấy. Điều chỉnh đèn sao cho thu được hình ảnh dưới.
+ Tạo chùm hội tụ
Đặt sát đèn pin vào tấm bìa đã đục lỗ, đặt tờ giấy sao cho chùm tia sáng đi qua lỗ đi là là trên bề mặt tờ giấy. Điều chỉnh đèn sao cho thu được hình ảnh dưới.
+ Tạo chùm phân kì
Đặt sát đèn pin vào tấm bìa đã đục lỗ, đặt tờ giấy sao cho chùm tia sáng đi qua lỗ đi là là trên bề mặt tờ giấy. Điều chỉnh đèn sao cho thu được hình ảnh dưới.

Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Tài liệu tham khảo khác
Lớp 7 tải nhiều
Có thể bạn quan tâm
-
Văn mẫu lớp 12: Suy nghĩ về câu nói Khi công nhận cái yếu của mình, con người trở nên mạnh mẽ
10.000+ -
Cảm nhận về bức tranh thiên nhiên trong bài thơ Bảo kính cảnh giới (Dàn ý + 12 Mẫu)
100.000+ -
Văn mẫu lớp 12: Nghị luận về câu Hãy giữ cho mình niềm đam mê khác biệt (Dàn ý + 6 mẫu)
10.000+ -
Đoạn văn phân tích một yếu tố phá cách trong bài Bảo kính cảnh giới (5 Mẫu)
10.000+ -
Điều chỉnh nội dung môn Hóa học năm 2021 - 2022 cấp THCS
10.000+ -
Bài tập xác định câu đơn và câu ghép
50.000+ -
Đề cương ôn tập giữa kì 1 môn Vật lí 9 năm 2023 - 2024
10.000+ -
Đoạn văn tưởng tượng về ngoại hình của nhân vật Sơn Tinh và Thủy Tinh
50.000+ 1 -
10 bộ đề thi học kì 1 môn Toán lớp 10
10.000+ -
Văn mẫu lớp 12: Nghị luận xã hội về thói vô trách nhiệm (2 Dàn ý + 17 mẫu)
100.000+
Mới nhất trong tuần
Bài mở đầu
Phần 1: Chất và sự biến đổi của chất
Phần 2: Năng lượng và sự biến đổi
Phần 3: Vật sống
- Chủ đề 8: Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở sinh vật
- Bài 17: Vai của trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng ở sinh vật
- Bài 18: Quang hợp ở thực vật
- Bài 19: Các yếu tố ảnh hưởng đến quang hợp
- Bài 20: Thực hành về quang hợp ở cây xanh
- Bài 21: Hô hấp tế bào
- Bài 22: Các yếu tố ảnh hưởng đến hô hấp tế bào
- Bài 23: Trao đổi khí ở sinh vật
- Bài 24: Vai trò của nước và các chất dinh dưỡng đối với cơ thể sinh vật
- Bài 25: Trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ở thực vật
- Bài 26: Trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ở động vật
- Bài tập Chủ đề 8
- Chủ đề 9: Cảm ứng ở sinh vật
- Chủ đề 10: Sinh trưởng và phát triển ở sinh vật
- Chủ đề 11: Sinh sản ở sinh vật
- Chủ đề 12: Cơ thể sinh vật là một thể thống nhất
- Chủ đề 8: Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở sinh vật
- Không tìm thấy