KHTN Lớp 6 Bài 39: Biến dạng của lò xo. Phép đo lực Giải sách Khoa học tự nhiên lớp 6 Chân trời sáng tạo trang 168

Giải Khoa học tự nhiên 6 Bài 39: Biến dạng của lò xo, Phép đo lực giúp các em học sinh lớp 6 nhanh chóng trả lời các câu hỏi SGK Khoa học tự nhiên 6 Chân trời sáng tạo trang 168, 169, 170, 171.

Với lời giải Khoa học tự nhiên 6 Bài 39 chi tiết từng phần, từng bài tập, các em dễ dàng ôn tập, củng cố kiến thức Chủ đề 9: Lực. Đồng thời, cũng giúp thầy cô tham khảo soạn giáo án cho học sinh của mình. Vậy chi tiết mời thầy cô và các em cùng tham khảo bài viết dưới đây của Download.vn:

Giải Khoa học tự nhiên Lớp 6 Bài 39: Biến dạng của lò xo. Phép đo lực

Câu hỏi mở đầu Khoa học tự nhiên 6 Chân trời sáng tạo bài 39

Để thuận lợi trong việc xác định khối lượng của vật, các nhà sản xuất đã chế tạo ra những chiếc cân xách tay gọn nhẹ. Những chiếc cân này hoạt động dựa trên nguyên tắc nào?

Chiếc cân xách tay

Trả lời:

Những chiếc cân xách tay hoạt động dựa trên nguyên tắc: Đàn hồi của lò xo.

Độ dãn của lò xo treo thẳng đứng tỉ lệ với khối lượng của vật treo. Khi độ biến dạng của lò xo trong chiếc cân tăng (giảm) n lần thì khối lượng của vật cần cân cũng tăng (giảm) n lần.

Câu hỏi thảo luận Khoa học tự nhiên 6 Chân trời sáng tạo bài 39

Câu 1

Tiến hành thí nghiệm như mô tả bên và cho biết nhận xét về sự thay đổi chiều dài của lò xo trong quá trình thí nghiệm.

Lò xo

Trả lời:

Nhận xét: sự thay đổi chiều dài của lò xo trong quá trình thí nghiệm phụ thuộc vào sự thay đổi khối lượng quả nặng được treo ở đầu dưới của lò xo. Lò xo càng dãn ra dài hơn nếu treo thêm quả nặng vào đầu dưới lò xo

Câu 2

Hãy tính độ dãn của lò xo khi treo 1,2,3 quả nặng rồi ghi kết quả theo mẫu bảng 39.1. Em có nhận xét gì về mối quan hệ giữa độ dãn của lò xo và khối lượng vật treo?

Bảng 39.1

Trả lời:

Học sinh thực hành thí nghiệm, ghi lại kết quả đo được và tự hoàn thành bảng.

Nhận xét: Mối quan hệ giữa độ dãn của lò xo và khối lượng vật treo: tỉ lệ thuận với nhau

Câu 3

Hãy quan sát một lực kế lò xo và cho biết các thao tác sử dụng đúng khi thực hiện các phép đo lực.

Trả lời:

Thao tác sử dụng đúng khi thực hiện các phép đo lực:

  • Ước lượng giá trị lực cần đo để lựa chọn lực kế phù hợp.
  • Hiệu chỉnh lực kế.
  • Cho lực cần đo tác dụng vào đầu có gắn móc của lò xo lực kế.
  • Cầm vỏ của lực kế sao cho lò xo của lực kế nằm dọc theo phương của lực cần đo.
  • Đọc và ghi kết quả đo, kết quả đo là số chỉ gần nhất với kim chỉ thị.

Câu 4

Móc một khối gỗ vào lực kế lò xo và kéo cho khối gỗ chuyển động. Lúc khối gỗ chuyển động ổn định thì lực kéo khối gỗ là bao nhiêu?

Trả lời:

Học sinh tự thực hiện và ghi lại kết quả.

Giải Khoa học tự nhiên Lớp 6 Bài 39 phần Luyện tập

Một lò xo có chiều dài tự nhiên 12 cm được treo thẳng đứng, đầu dưới của lò xo có gắn một quả nặng khối lượng 50g. Khi quả nặng nằm cân bằng thì lò xo có chiều dài 15cm. Cho rằng độ dãn của lò xo tỉ lệ thuận với khối lượng vật treo. Khi treo quả nặng có khối lượng 100g vào lò xo thì chiều dài của lò xo là bao nhiêu?

Trả lời:

Độ dãn của lò xo khi treo quả nặng có khối lượng 50g là:

15 – 12 = 3 cm

Khi treo vật có khối lượng 50g thì lò xo dãn 3 cm.

=> Khi treo vật có khối lượng 100g thì lò xo dãn ? cm.

Vì độ dãn của lò xo tỉ lệ thuận với khối lượng của vật treo do đó khi treo vật có khối lượng 100 g thì lò xo dãn ra một đoạn là: \frac{100.3}{50}=6cm\(\frac{100.3}{50}=6cm\)

Vậy chiều dài của lò xo khi treo quả nặng có khối lượng 100g là: 12 + 6 = 18 (cm)

Giải Khoa học tự nhiên Lớp 6 Bài 39 phần Vận dụng

Hãy sử dụng lực kế để đo lực nâng hộp bút của em lên khỏi mặt bàn.

Trả lời:

Học sinh tự thưc hiện thí nghiệm và đọc kết quả trên số chỉ gần nhất với kim chỉ thị.

Ví dụ: lực nâng hộp bút lên khỏi mặt bàn: 3 N.

Giải bài tập Khoa học tự nhiên 6 Chân trời sáng tạo bài 39

Bài 1

Treo vật vào đầu một lực kế lò xo. Khi vật cân bằng, số chỉ của lực kế là 2 N. Điều này có nghĩa.

A. khối lượng của vật bằng 2 g.

C. khối lượng của vật bằng 1 g.

B. trọng lượng của vật bằng 2 N.

D. trọng lượng của vật bằng 1 N.

Đáp án: B

Bài 2

Nếu treo vật có khối lượng 1 kg vào một cái “cân lò xo” thì lò xo của cân có chiều dài 10 cm. Nếu treo vật có khối lượng 0,5 kg thì lò xo có chiều dài 9 cm. Hỏi nếu treo vật có khối lượng 200 g thì lò xo sẽ có chiếu dài bao nhiêu?

Đáp án:

Độ biến dạng của lò xo khi treo vật có khối lượng 0,5kg là: 10 - 9 = 1 (cm)

Độ dài ban đầu của lò xo là: 9 - 1 = 8 (cm)

Tóm tắt:

0.5kg = 500g : 1 cm

200g : ... cm

Độ biến dạng của lò xo khi treo vật có khối lượng 200g là: 200 x 1 : 500 = 0,4 (cm)

Vậy khi treo vật có khối lượng 200g thì lò xo có chiều dài là: 8 + 0,4 = 8,4 (cm)

Bài 3

Một lò xo treo thẳng đứng có chiều dài tự nhiên 20 cm. Khi treo các vật có khối lượng m khác nhau vào lò xo thì chiếu đài của lò xo là l được ghi lại trong bảng dưới đây. Hãy ghi chiều dài của lò xo vào các ô có khối lượng m tương ứng trong bảng sau:

m(g)20405060
l (cm)22?25?

Đáp án:

Hoàn thành bảng:

m(g)20405060
l (cm)22242526

Bài 4

Một lò xò có chiều dài tự nhiên 10cm được treo thẳng đứng, đầu dưới của lò xo treo một quả cân có khối lượng 50 g. Khi quả cân nằm cân bằng thì lò xo có chiều dài 12 cm. Hỏi khi treo 2 quả cân như trên vào lò xo thì chiều dài của lò xo là bao nhiêu? Cho biết độ dãn của lò xo tỉ lệ thuận với khối lượng vật treo.

Đáp án:

Độ biến dạng của lò xo khi treo quả cân có khối lượng 50g là: 12 - 10 = 2(cm)

Tóm tắt:

50g : 2cm

2 x 50g : ...cm

Độ biến dạng của lò xo khi treo 2 quả cân có khối lượng 50g là: (2 x 50) x2 : 50 = 4(cm)

Chiều dài của lò xo khi treo 2 quả cân có khối lượng 50g là: 10 + 4 = 14(cm)

Lý thuyết Biến dạng của lò xo. Phép đo lực

1. Biến dạng của lò xo

- Một lò xo được móc vào một cái giá.

  • Chiều dài ban đầu của nó là l0
  • Sau khi treo vào đầu kia một quả nặng, chiều dài của nó là l

Vậy độ biến dạng của lò xo khi đó: Δl = l - l0

Lò xo

- Ta treo lần lượt các quả nặng vào đầu dưới của lò xo. Khi trọng lượng của quả nặng tăng thì độ biến dạng của lò xo cũng tăng.

Lò xo

Vậy độ biến dạng của lò xo treo theo phương thẳng đứng tỉ lệ với khối lượng vật treo.

2. Thực hành đo lực bằng lực kế

- Lực kế là dụng cụ để đo lực.


Lực kế lò xo
Lực kế lò xo

- Các bước đo lực bằng lực kế:

  • Bước 1: Ước lượng giá trị lực cần đo;
  • Bước 2: Lựa chọn lực kế phù hợp;
  • Bước 3: Hiệu chỉnh lực kế;
  • Bước 4: Thực hiện phép đo;
  • Bước 5: Đọc và ghi kết quả đo.

Trắc nghiệm KHTN 6 Bài 39: Biến dạng của lò xo. Phép đo lực

Câu 1. Để đo lực người ta sử dụng dụng cụ nào?

A. Lực kế
B. Nhiệt kế
C. Tốc kế
D. Đồng hồ

Lời giải

Để đo lực người ta sử dụng lực kế.

Chọn đáp án A

Câu 2. Treo vật vào đầu một lực kế lò xo. Khi vật cân bằng, số chỉ của lực kế là 3N. Điều này có nghĩa

A. Trọng lượng của vật bằng 300g
B. Trọng lượng của vật bằng 400g
C. Trọng lượng của vật bằng 3N
D. Trọng lượng của vật bằng 4N

Lời giải

Lực kế chỉ 3N cho biết trọng lượng vật là 3N.

Chọn đáp án C

Câu 3. Treo vật vào đầu một lực kế lò xo. Khi vật cân bằng, số chỉ của lực kế là 4N. Điều này cho biết

A. khối lượng của vật bằng 20g
B. khối lượng của vật bằng 40g
C. khối lượng của vật bằng 200g
D. khối lượng của vật bằng 400g

Lời giải

Ta có: lực kế chỉ 4N chỉ trọng lượng vật là 4N

Mà vật có khối lượng 100g có trọng lượng 1N

=> trọng lượng vật là 4N thì vật có khối lượng 400g.

Chọn đáp án D

Câu 4. Chiều dài ban đầu của lò xo là 15 cm, khi ta tác dụng lên lò xo một lực thì chiều dài của nó là 18 cm. Cho biết lo xo bị dãn hay bị nén và dãn hay nén một đoạn bao nhiêu?

A. nén một đoạn 3 cm
B. dãn một đoạn 3 cm
C. nén một đoạn 2 cm
D. dãn một đoạn 2 cm

Lời giải:

Khi ta tác dụng một lực làm chiều dài lò xo lúc sau lớn hơn chiều dài ban đầu.

Do đó lò xo đã bị dãn và dãn một đoạn bằng: 18 – 15 = 3 cm.

Chọn đáp án B

Chia sẻ bởi: 👨 Đỗ Vân
Liên kết tải về

Link Download chính thức:

Các phiên bản khác và liên quan:

Sắp xếp theo
👨
    Chỉ thành viên Download Pro tải được nội dung này! Download Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm