KHTN Lớp 6 Bài 5: Đo khối lượng Giải sách Khoa học tự nhiên lớp 6 Chân trời sáng tạo trang 22
Giải bài tập Khoa học tự nhiên 6 Bài 5: Đo khối lượng hay nhất, ngắn gọn giúp các em học sinh dễ dàng làm bài tập trong SGK Khoa học tự nhiên 6 Chân trời sáng tạo trang 22, 23, 24, 25, 26.
Qua đó, giúp các em nắm được các đơn vị và dụng cụ đo khối lượng, thực hành đo khối lượng thành thạo. Đồng thời, cũng giúp thầy cô tham khảo soạn giáo án Bài 5 Chủ đề 1: Các phép đo cho học sinh của mình. Vậy mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn:
Giải Khoa học tự nhiên Lớp 6 Bài 4: Đo chiều dài
- Câu hỏi Mở đầu Khoa học tự nhiên 6 Chân trời sáng tạo bài 5
- Câu hỏi luyện tập Khoa học tự nhiên 6 Chân trời sáng tạo bài 5
- Câu hỏi Vận dụng Khoa học tự nhiên 6 Chân trời sáng tạo bài 5
- Câu hỏi thảo luận Khoa học tự nhiên 6 Chân trời sáng tạo bài 5
- Giải bài tập Khoa học tự nhiên 6 Chân trời sáng tạo bài 5
Câu hỏi Mở đầu Khoa học tự nhiên 6 Chân trời sáng tạo bài 5
Hai cốc giống nhau chứa cùng một thể tích chất lỏng: Một cốc chứa nước và một cốc chứa dầu ăn. Khối lượng của hai chất lỏng trong hai cốc có bằng nhau không? Làm sao để biết chính xác được điều đó?
Trả lời:
- Khối lượng của hai chất lỏng là không bằng nhau.
- Để biết chính xác được điều đó ta cần đo khối lượng của từng chất lỏng và so sánh chúng với nhau.
Câu hỏi luyện tập Khoa học tự nhiên 6 Chân trời sáng tạo bài 5
Luyện tập 1
Em hãy đọc tên loại cân dưới đây và cho biết GHĐ và ĐCNN của cân
Trả lời:
Tên loại cân: cân đồng hồ. GHĐ là 5kg, ĐCNN là 2g
Luyện tập 2
Hãy cho biết khối lượng mỗi thùng hàng trong hình 5.6 là bao nhiêu? (Biết ĐCNN của cân này là 1kg)
Trả lời:
Khối lượng thùng hàng tại hình 5.6a là 39kg, khối lượng thùng hàng tại hình 5.6b là 38,5kg
Câu hỏi Vận dụng Khoa học tự nhiên 6 Chân trời sáng tạo bài 5
Mô tả cách đo, tiến hành đo khối lượng hộp đựng bút của em và so sánh kết quả đo được với kết quả ước lượng của em.
Trả lời:
- Đầu tiên, em hãy ước lượng khối lượng hộp bút của em, ví dụ khối lượng hộp bút của em là 50 g.
- Sau đó, em dùng cân để đo khối lượng của hộp đựng bút, em thực hiện theo các bước sau:
- Bước 1: Ước lượng khối lượng hộp bút.
- Bước 2: Chọn cân có GHĐ và ĐCNN phù hợp.
- Bước 3: Hiệu chỉnh cân về mức 0.
- Bước 4: Đặt hộp bút lên cân hoặc treo hộp bút vào móc cân.
- Bước 5: Đọc và ghi kết quả mỗi lần đo theo vạch chia gần nhất với đầu kim của cân.
- Cuối cùng, em so sánh với kết quả ước lượng ban đầu. Ví dụ, em dùng cân đo được khối lượng hộp bút là 48g. Vậy, kết quả đo nhỏ hơn kết quả đã ước lượng ban đầu.
Câu hỏi thảo luận Khoa học tự nhiên 6 Chân trời sáng tạo bài 5
Câu 1
Hãy kể tên những đơn vị đo khối lượng mà em biết?
Trả lời:
Một số đơn vị đo khối lượng: gam(g), kilogam(kg), yến, tạ, tấn
Câu 2
Ngoài những loại cân được liệt kê ở các hình 5.2 a,b,c, hãy nêu thêm một số loại cân mà em biết và nêu ưu thế của từng loại cân đó.
Trả lời:
Một số loại cân khác và ưu thế của chúng:
- Cân điện tử, ưu thế: thiết kế nhỏ gọn, bề ngoài đẹp, sai số nhỏ, hiển thị kết quả trên màn hình nên bất cứ ai cũng có thể tự mình quan sát, có nhiều chức năng ngoài cân trọng lượng thông thường, còn dùng để tính chỉ số BMI, đo lượng nước, lượng mỡ trong cơ thể, ghi nhớ các số liệu…
- Cân đồng hồ, ưu thế: dễ sử dụng, GHĐ lớn, chịu được va đập tốt, sử dụng được ngay và lâu dài (không cần lo thay pin)
Câu 3
Có cân như hình 5.3, để đo khối lượng cơ thể ta nên dùng loại cân nào? Đo khối lượng hộp bút ta nên dùng loại cân nào? Tại sao?
Trả lời:
- Cân a, dùng để đo hộp bút. Bởi vì GHĐ của cân a là 5kg, ước lượng thấy trọng lượng của hộp bút nhỏ hơn 5kg, nên chọn cân a là phù hợp.
- Cân b, dùng để đo khối lượng cơ thể. Bởi vì GHĐ của cân b là 130kg, ước lượng thấy trọng lượng cơ thể nhỏ hơn hoặc có thể bằng 130kg, và đương nhiên là lớn hơn rất nhiều so với GHĐ của cân a, nên chọn cân b là phù hợp
Câu 4
Em hãy quan sát hình 5.4 và nhận xét về cách hiệu chỉnh cân ở hình nào thì thuận tiện cho việc đo khối lượng của vật
Trả lời:
Hiệu chỉnh cân ở hình 5.4a phù hợp hơn vì mũi kim đang dừng ở vạch số 0, sẽ dễ đọc được kết quả đo khối lượng hơn.
Câu 5
Quan sát hình 5.5 và cho biết cách đặt mắt để đọc khối lượng như thế nào là đúng.
Trả lời:
Cách đặt mắt đọc khối lượng của bạn gái đứng giữa đúng. Khi đọc khối lượng cần phải đặt mắt nhìn theo hướng vuông góc với mặt cân
Câu 6
Thực hiện lần lượt đo khối lượng của viên bi sắt và cặp sách. Hoàn thành theo mẫu bảng 5.2.
Giải bài tập Khoa học tự nhiên 6 Chân trời sáng tạo bài 5
Bài 1
Nêu đơn vị đo khối lượng trong hệ thống đo lường của nước ta và các ước số, bội số thường dùng của đơn vị này.
Đáp án:
Đơn vị đo khối lượng trong hệ thống đo lường của nước ta là kilogam(kg) và các ước số, bội số thường dùng là:
- Miligram(mg) - 1mg = 0,000 001kg
- Gam(g) - 1g =0,001kg
- Hectogam(hg) - 1hg = 0,1kg
- Yến - 1 yến = 10kg
- Tạ - 1 tạ = 100kg
- Tấn(t) - 1 tấn = 100kg
Bài 2
Khi mua trái cây ở chợ, loại cân thích hợp là:
A. cân tạ. B. cân Roberval. C. cân đồng hồ. D. cân tiểu li.
Đáp án: C
Bài 3
Loại cân thích hợp để sử dụng cân vàng, bạc ở các tiệm vàng là:
A. cân tạ. B. cân đòn. C. cân đồng hồ. D. cân tiểu li.
Đáp án: D
Bài 4
Người bán hàng sử dụng cân đồng hồ như hình dưới đây để cân hoa quả. Hãy cho biết GHĐ, ĐCNN của cân này và đọc giá trị khối lượng của lượng hoa quả được đặt trên đĩa cân.
Đáp án:
GHĐ là 3kg, ĐCNN là 2g, giá trị khối lượng hoa quả được đặt trên đĩa cân là 240g.