Cấu trúc đề thi THPT Quốc gia 2025 môn Lịch sử Cấu trúc đề thi tốt nghiệp THPT 2025
Cấu trúc đề thi THPT Quốc gia 2025 môn Lịch sử giúp các bạn học sinh nắm được cấu trúc đề thi để có định hướng ôn tập hiệu quả.
Đề minh họa thi tốt nghiệp THPT môn Toán năm 2025 được biên soạn theo hướng đánh giá năng lực, phù hợp với Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Cấu trúc đề thi bao gồm đề minh họa, bảng năng lực, cấp độ tư duy kèm theo. Qua đó giúp các em học sinh sẽ được biết đề thi gồm mấy phần, có những dạng thức câu hỏi trắc nghiệm nào để ôn luyện kiến thức thật tốt. Các câu hỏi trong đề minh họa gắn với các bối cảnh có ý nghĩa đến đời sống, thực tiễn, khoa học. Ngoài ra các bạn xem thêm: cấu trúc đề thi THPT Quốc gia môn Toán, cấu trúc đề thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn.
Cấu trúc đề thi tốt nghiệp THPT 2025 môn Lịch sử
1. Cấu trúc đề thi THPT Quốc gia 2025 môn Lịch sử
Về cơ bản cấu trúc đề thi môn Lịch sử vẫn giữ nguyên 50 câu hỏi trắc nghiệm với thời gian làm bài là 50 phút.
PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 24. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án.
Câu 1. Nội dung nào sau đây không đúng về khái niệm lịch sử?
A. Sự tưởng tượng của con người về xã hội tương lai.
B. Những gì đã diễn ra trong quá khứ của xã hội loài người.
C. Những nhận thức, hiểu biết của con người về quá khứ.
D. Khoa học nghiên cứu về sự tương tác của con người với xã hội.
Câu 2. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng đối tượng nghiên cứu của Sử học?
A. Những hoạt động của con người trong quá khứ.
B. Quá trình hình thành và phát triển của vũ trụ.
C. Những hoạt động của con người trong tương lai.
D. Quá trình tiến hóa của các sinh vật trên Trái Đất.
Câu 3. Ngày 2-9-1945, tại Quảng trường Ba Đình (Hà Nội), Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Sự kiện này là kết quả của Cách mạng tháng Tám năm 1945, cuộc cách mạng giải phóng dân tộc điển hình. Đoạn tư liệu phản ánh nội dung nào của khái niệm lịch sử?
A. Hiện thực lịch sử và lịch sử được con người nhận thức.
B. Tư liệu gốc phục vụ việc nghiên cứu và học tập lịch sử.
C. Tất cả những tri thức về lịch sử đã được nhận thức lại.
D. Tất cả những tri thức về quy luật lịch sử được đúc kết lại.
Câu 4. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng ý nghĩa của tri thức lịch sử đối với cuộc sống?
A. Góp phần hình thành lòng yêu nước và tinh thần dân tộc.
B. Giúp những người hiểu về lịch sử đều trở thành nhà sử học.
C. Đặt cơ sở cho sự ra đời của mọi ngành khoa học.
D. Giúp giải quyết được mọi mâu thuẫn trong xã hội.
Câu 5. Một trong những nhiệm vụ quan trọng của Sử học là
A. giáo dục, nêu gương.
B. khám phá đại dương.
C. hội nhập quốc tế.
D. chinh phục vũ trụ.
Câu 6. Tất cả những gì đã diễn ra trong quá khứ, tồn tại một cách khách quan, không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người được gọi là
A. hiện thực lịch sử.
B. nhận thức lịch sử.
C. tư duy lịch sử.
D. khám phá lịch sử.
Câu 7. Một trong những lí do cần khám phá lịch sử suốt đời là giúp mỗi người
A. làm giàu tri thức cho bản thân.
B. hoàn thiện năng lực thẩm mĩ.
C. bắt kịp những công nghệ mới.
D. hoàn thiện năng lực tính toán.
Câu 8. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng hiện thực lịch sử?
A. Những sự kiện xảy ra trong quá khứ, tồn tại khách quan.
B. Những nhận thức và hiểu biết của con người về quá khứ.
C. Những câu chuyện kể hoặc tác phẩm ghi chép về lịch sử.
D. Ngành khoa học nghiên cứu về quá khứ của con người.
Câu 9. Ngành khoa học nào sau đây góp phần quan trọng trong bảo tồn và phát huy những giá trị của di sản văn hóa phi vật thể?
A. Sử học.
B. Sinh vật học.
C. Y học.
D. Giải phẫu học.
Câu 10. Các di tích lịch sử - văn hóa của Việt Nam là một thế mạnh để phát triển
A. du lịch.
B. nông nghiệp bền vững.
C. chế biến nông sản.
D. lâm nghiệp.
Câu 11. Nội dung nào sau đây không phải là biểu hiện về mối quan hệ giữa Sử học với di sản văn hóa, di sản thiên nhiên?
A. Sử học quyết định sự tồn tại của tất cả các di sản.
B. Di sản là nguồn sử liệu cho nghiên cứu lịch sử.
C. Sử học góp phần quảng bá hình ảnh di sản tới cộng đồng.
D. Sử học góp phần xác định đúng các giá trị của mỗi di sản.
...........
2. Cấu trúc đề thi THPT Quốc gia 2024 môn Lịch sử
Căn cứ theo đề tham khảo môn Lịch sử qua các năm mà Bộ GD&ĐT công bố thì về cơ bản cấu trúc đề thi môn Sử không có nhiều thay đổi so với năm trước.
- Đề thi minh họa THPT Quốc gia môn Sử năm 2024 gồm 40 câu trắc nghiệm. Nội dung đề thi tập trung trọng tâm vào kiến thức lịch sử lớp 12. Trong đó, kiến thức rơi nhiều nhất vào nội dung lịch sử Việt Nam từ 1919 đến 1975, sau 1975 chỉ có 1 câu.
- Đề thi có 04 câu lịch sử lớp 11 thuộc nội dung chiến tranh thế giới thứ hai, chính sách kinh tế mới (NEP) và phong trào yêu nước cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX.
- Đề thi phân hóa từ câu 31, phân hóa mạnh từ câu 38 đến câu 40.
- Đề thi có cấu trúc tương đối giống đề thi chính thức năm 2022. Tuy nhiên, năm nay đề đã tăng số lượng câu hỏi lớp 11 từ 2 câu lên 4 câu.
1. Về cấu trúc
Nội dung | Số câu |
Phong trào yêu nước cuối thế kỉ XIX | 1 |
Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945) | 1 |
Liên Xô khôi phục kinh tế và xây dựng chủ nghĩa xã hội (1919 – 1939) | 1 |
Phong trào yêu nước ở Việt Nam đầu thế kỉ XX | 1 |
Sự hình thành trật tự thế giới mới sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1945 – 1949) | 1 |
Liên Xô và các nước Đông Âu (1945 – 1991) | 1 |
Các nước Đông Nam Á và Ấn Độ | 2 |
Các nước châu Phi và Mĩ Latinh | 1 |
Nước Mĩ | 2 |
Tây Âu | 1 |
Nhật Bản | 1 |
Cách mạng khoa học – công nghệ và xu thế toàn cầu hoá nửa sau thế kỉ XX | 1 |
Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1925 | 4 |
Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1925 đến năm 1930 | 2 |
Phong trào cách mạng 1930 - 1935 | 2 |
Phong trào dân chủ 1936 - 1939 | 1 |
Phong trào giải phóng dân tộc và Tổng khởi nghĩa tháng Tám (1939 - 19450 | 3 |
Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa từ sau ngày 2/9/2945 đến trước ngày 19/12/1946 | 2 |
Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946 – 1950) | 2 |
Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp kết thúc (1953 – 1954) | 2 |
Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh chống đế quốc Mĩ và chính quyền Sài Gòn ở miền Nam (1954 – 1965) | 2 |
Nhân dân hai miền trực tiếp chiến đấu chống đế quốc Mĩ xâm lược. Nhân dân miền Bắc vừa chiến đấu vừa sản xuất (1965 – 1973) | 2 |
Khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội ở miền Bắc, giải phóng hoàn toàn miền Nam (1975) | 3 |
Việt Nam xây dựng chủ nghĩa xã hội và đấu tranh bảo vệ Tổ quốc (1976 – 1986) | 1 |
2. Về mức độ
Mức độ | Đề chính thức 2022 | Đề minh họa 2023 |
Nhận biết | 22 | 23 |
Thông hiểu | 12 | 7 |
Vận dụng | 4 | 7 |
Vận dụng cao | 2 | 3 |