Cấu trúc đề thi THPT Quốc gia 2025 - Tất cả các môn Cấu trúc đề thi tốt nghiệp THPT 2025

Cấu trúc đề thi THPT Quốc gia - Tất cả các môn gồm Ngữ văn Toán, Ngữ văn, tiếng Anh, Lịch sử, Hóa học, Sinh học, Vật lí, GDCD, Tin học, Công nghệ giúp các bạn học sinh nắm được cấu trúc đề thi để có định hướng ôn tập hiệu quả.

Đề minh họa thi tốt nghiệp THPT 2025 được biên soạn theo hướng đánh giá năng lực, phù hợp với Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Cấu trúc đề thi bao gồm đề minh họa, bảng năng lực, cấp độ tư duy kèm theo. Qua đó giúp các em học sinh sẽ được biết đề thi gồm mấy phần, có những dạng thức câu hỏi trắc nghiệm nào, những (thành phần) năng lực nào để ôn luyện kiến thức thật tốt. Vậy sau đây là nội dung chi tiết cấu trúc đề thi THPT Quốc gia năm 2024 và 2025 mời các bạn cùng theo dõi.

I. Cấu trúc đề thi THPT Quốc gia 2025

Cấu trúc đề thi môn Ngữ văn

Cấu trúc đề thi môn Toán

Theo cấu trúc đề thi minh họa THPT Quốc gia năm 2025 thì cấu trúc đề thi thay đổi. Số lượng câu hỏi còn 35 câu.

Môn Toán thi trắc nghiệm với tối đa 3 dạng thức câu hỏi:

  • Dạng thức 1: Câu hỏi trắc nghiệm nhiều lựa chọn.
  • Dạng thức 2: Câu hỏi trắc nghiệm dạng Đúng/Sai, mỗi câu hỏi có 4 ý, thí sinh phải trả lời Đúng/Sai đối với từng ý của câu hỏi.
  • Dạng thức 3: Câu hỏi trắc nghiệm dạng trả lời ngắn. Dạng thức này gần với dạng câu hỏi tự luận, được đánh giá thông qua kết quả cuối cùng mà thí sinh phải tự điền vào phiếu trả lời.

-Thêm dạng thức câu hỏi trắc nghiệm trả lời ngắn đòi hỏi học sinh phải tư duy như hình thức tự luận. Dạng thức trả lời ngắn nhằm kiểm tra tư duy năng lực toán học ở mức cao hơn nên học sinh cần dành nhiều thời gian để có thể trả lời.

Cấu trúc đề thi Ngoại ngữ

Xem thêm nội dung chi tiết cấu trúc đề thi trong file tải về

Cấu trúc đề thi môn Vật lí

PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án.

Câu 1: Đối tượng nghiên cứu của Vật lí học là

A. Thế giới sinh vật gồm thực vật, động vật, vi sinh vật, nấm, ...
B. Các dạng vận động đơn giản, tổng quát nhất của vật chất và tương tác giữa chúng.
C. Thành phần cấu trúc, tính chất và sự
D. Các dạng vận động của vật chất.

Câu 2: Nội dung nào dưới đây không thuộc các bước của tiến trình tìm hiểu tự nhiên dưới góc độ vật lí?

A. Đề xuất vấn đề liên quan đến vật lí.
B. Đưa ra phán đoán và xây dựng giả thuyết.
D. Đánh giá được ảnh hưởng của một vấn đề thực tiễn. 
C. Kiểm tra giả thuyết (hay dự đoán).

Câu 3: Một học sinh viết kết quả đo quãng mấy chữ số có nghĩa?

A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.

Câu 4: Một học sinh đo tốc độ trung bình của viên bị được giá trị v = (2,50 ± 0,04) m/s. Sai số tỉ đối của phép đo này là

A. 1,6%.
B. 2,5%.
C. 62.5%.
D. 4,0%.

Câu 5: Một học sinh đo chiều dài của một chiếc bút chì bằng thước có độ chia nhỏ nhất là 0,1 cm. Kết quả của 5 lần đo lần lượt là 16,0 cm; 16,1 cm; 15,9 cm; 16,2 cm; 15,8 cm. Chiều dài của bút chì là

A. (16,00 +0,12) cm.
B. (16,0±0,1) cm.
C. (16,00 +0,22) cm.
D. (16,0 +0,2) cm.

Câu 6: Hai đại lượng nào sau đây là hai đại lượng vectơ?

A. Quãng đường và tốc độ.
B. Độ dịch chuyển và vận tốc .
C. Quãng đường và độ dịch chuyển.
D. Tốc độ và vận tốc .

............

Cấu trúc đề thi môn Địa lí

PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi
câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án.

Câu 1. Chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất dẫn tới hệ quả nào sau đây?

A. Sự luân phiên ngày đêm.
C. Hiện tượng ngày đêm.
B. Ngày đêm dài ngắn theo mùa.
D. Các mùa trong năm.

Câu 2. Vận động kiến tạo ở vùng đá cứng sinh ra hiện tượng nào sau đây?

A. Đứt gãy.
B. Nén ép.
C. Biến thoái
D. Uốn nếp.

Câu 3. Phương pháp nào sau đây biểu hiện vị trí của những đối tượng địa lí phân bố theo điểm?

A. Phương pháp chấm điểm.
B. Phương pháp khoanh vùng
C. Phương pháp kí hiệu.
D. Phương pháp bản đồ biểu đồ

Câu 4. Dòng biển nóng thường xuất phát từ

A. kinh tuyến gốc.
B. xích đạo.
C. chí tuyến.
D. khu vực cực.

Câu 5. Đặc điểm nào sau đây đúng với gió mùa?

A. Thổi rất đều đặn và tính chất rất ít thay đổi.
B. Mùa đông thổi từ các đại dương vào lục địa.
C. Chỉ hoạt động ở một số nơi thuộc đới nóng.
D. Hướng ngược nhau giữa lục địa và đại dương.

Câu 6. Đồng bằng châu thổ là kết quả trực tiếp của quá trình ngoại lực nào sau đây?

A. Phong hóa.
B. Bóc mòn.
C. Vận chuyển.
D. Bồi tụ

Câu 7. Quy luật địa đới là sự thay đổi có tính quy luật của các thành phần tự nhiên theo

A. độ cao.
B. kinh độ.
C. Các mùa
d. Vĩ độ

Câu 8. Độ muối của nước biển cao nhất ở khu vực nào sau đây?

A. Ôn đới.
B Xích đạo
c. Chí tuyến
D. Vùng cực

Câu 9. Chiếm tỉ lệ lớn nhất trong thủy quyển là

A. nước mặn.
B. băng tuyết.
C. nước ngầm.
D. nước sông.

Câu 10. Nước băng tuyết phân bố ở

A. vùng hàn đới, vùng ôn đới, vùng núi cao.
B. đại dương, sông lớn có nhiệt độ ôn hòa. 
C. các khu vực có nhiệt độ khoảng 10°C.
D. tầng nước ngầm, vùng hàn đới, ôn đới.

Câu 11. Các sông ở đới khí hậu xích đạo có đặc điểm nào sau đây?

A. Có nhiều mùa lũ, mùa cạn xen kẽ.
B. Chế độ nước sông thất thường.
C. Nguồn cung cấp nước là băng tan. 
D. Chế độ nước sông điều hòa.

Câu 12. Nhận định nào sau đây đúng về ảnh hưởng của các nhân tố đến sự hình thành đất?

A. Đá mẹ cung cấp chất hữu cơ cho đất.
B. Thực vật ngăn chặn xói mòn, rửa trôi đất.
C. Vùng núi cao quá trình hình thành đất mạnh.
D. Khí hậu ít ảnh hưởng đến sự hình thành đất.

.........

Cấu trúc đề thi môn Hóa học

Cấu trúc đề thi môn Giáo dục kinh tế và pháp luật

PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 24. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án.

Câu 1. Quan hệ vay mượn giữa chủ thể cho vay vốn và chủ thể vay vốn theo nguyên tắc hoàn trả có kì hạn cả vốn và lãi suất là nội dung của khái niệm nào sau đây?

A. Bảo tức.
B. Lợi tức. 
C. Bảo hiểm.
D. Tín dụng.

Câu 2. Phát biểu nào sau đây là sai về vai trò của tín dụng?

A. Tín dụng là nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước.
B. Tín dụng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và tạo việc làm.
C. Tín dụng thúc đẩy sản xuất, lưu thông hàng hóa.
D. Tín dụng là công cụ điều tiết nền kinh tế, xã hội.

Câu 3. Quá trình phân chia các yếu tố sản xuất cho các ngành sản xuất khác nhau để tạo ra sản phẩm là một trong những nội dung của hoạt động nào sau đây?

A. Trao đổi.
B. Phân phối.
C. Tiêu dùng.
D. Sản xuất.

Câu 4. Phát biểu nào đây là sai về ưu điểm của cơ chế thị trường?

A. Cơ chế thị trường thúc đẩy liên kết hợp tác quốc tế.
B. Cơ chế thị trường giúp cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất.
C. Cơ chế thị trường làm gia tăng đói nghèo trong nền kinh tế.
D. Cơ chế thị trường điều tiết sản xuất, lưu thông hàng hóa.

Câu 5. Trong nền kinh tế hàng hóa, mô hình sản xuất kinh doanh do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động là

A. công ty cổ phần.
C. doanh nghiệp tư nhân.
B. doanh nghiệp nhà nước.
D. công ty hợp danh.

Câu 6. Khoản tiền tăng thêm tính vào giá cả hàng hóa từ quá trình sản xuất, lưu thông mà người tiêu dùng phải chịu là loại thuế nào sau đây?

A. Thuế giá trị gia tăng.
C. Thuế thu nhập doanh nghiệp.
B. Thuế thu nhập cá nhân.
D. Thuế bảo vệ môi trường.

Câu 7. Các khoản thu, chi được dự toán và thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định do cơ quan có thẩm quyền quyết định để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của nhà nước được gọi là

A. tín dụng nhà nước.
C. kho bạc nhà nước.
B. doanh nghiệp nhà nước.
D. ngân sách nhà nước.

Câu 8. Phát biểu nào sau đây là sai về vai trò của ngân sách nhà nước?

A. Ngân sách nhà nước đảm bảo nền kinh tế phát triển ổn định, bền vững.
B. Ngân sách nhà nước cung cấp tài chính duy trì hoạt động của nhà nước.
C. Ngân sách nhà nước điều tiết thị trường, bình ổn giá cả hàng hóa.
D. Ngân sách nhà nước trả lương cho lao động trong doanh nghiệp tư nhân.

Câu 9. Trong các hoạt động kinh tế, hoạt động nào sau đây đóng vai trò quyết định sự tồn tại và phát triển của xã hội?

A. Hoạt động sản xuất.
C. Hoạt động trao đổi.
B. Hoạt động phân phối.
D. Hoạt động tiêu dùng.

.......

Cấu trúc đề thi môn Sinh học

PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án.

Câu 1. Hình dưới đây mô tả cấu trúc tế bào thực vật. Cấu trúc số mấy chứa nhiễm sắc thể?

A. (1).
B. (2).
C. (3).
D. (4).

Câu 2. Bào quan nào sau đây trực tiếp tham gia quá trình tiêu hóa nội bào ở trùng giày?

A. Ribosome.
B. Nhân.
C. ribosome.
D. Bộ máy Golgi.

Câu 3. Bào quan nào sau đây là túi chứa sắc tố ở

A. Không bào.
B. Nhân. 
C. Lysosome.
D. Ti thể

Câu 4. Trao đổi chất có chọn lọc với môi trường

A. màng sinh chất.
B. Trung thể
C. Lysosome.
D. Khung xương của tế bào

................

Cấu trúc đề thi môn Công nghệ

Cấu trúc đề thi môn Công nghệ Công nghiệp

Cấu trúc đề thi môn Công nghệ Nông nghiệp

Cấu trúc đề thi môn Tin học

II. Cấu trúc đề thi THPT Quốc gia 2024

Cấu trúc đề thi THPT Quốc gia 2024 môn Ngữ văn

Căn cứ theo đề tham khảo môn Ngữ văn qua các năm mà Bộ GD&ĐT công bố thì về cơ bản vẫn giữ đúng cấu trúc và kiểu dạng câu hỏi như đề thi chính thức môn Ngữ văn thi tốt nghiệp THPT năm 2023.

Vẫn trong thời lượng 120 phút, đề thi giữ nguyên hai phần như cấu trúc đề thi THPT quốc gia/thi tốt nghiệp THPT từ năm 2017 tới nay: phần Đọc hiểu (3,0 điểm), phần Làm văn hai câu, câu viết đoạn văn nghị luận xã hội 2 điểm, bài nghị luận văn học 5 điểm. Đó là cấu trúc quen thuộc, phù hợp với tâm lí, nhận thức của học trò.

1.1. Phần I: Đọc hiểu (3 điểm)

Phần Đọc hiểu: Dữ liệu đọc hiểu là một đoạn trích nằm ngoài (hoặc nằm trong) sách giáo khoa. Học sinh sẽ phải sử dụng kĩ năng đọc hiểu, cảm thụ, phân tích, kiến thức ngữ pháp để giải quyết.

1.2. Phần II: Làm văn (7 điểm)

Phần II gồm 2 câu: Câu 1 (2 điểm) yêu cầu viết đoạn văn nghị luận xã hội - giới hạn dung lượng khoảng 200 chữ, câu 2 (5 điểm) yêu cầu viết bài văn nghị luận văn học - không giới hạn dung lượng.

  • Phần Nghị luận xã hội: Nội dung nghị luận xoay quay các vấn đề trong xã hội hoặc một tư tưởng, quan niệm đạo lý, yêu cầu học sinh vận dụng cách thức làm một bài văn nghị luận xã hội.
  • Phần Nghị luận văn học: Nội dung nằm trong các tác phẩm đã học trong chương trình lớp 12. Phần liên hệ mở rộng luôn có sự kết nối với nội dung phân tích.

-> Về nội dung, đề thi không có sự thay đổi giữa các năm nhưng vẫn nằm trong khối lượng kết thức như thế. Không có sự khác biệt.

=> Như vậy, đối với môn Ngữ Văn, cả về cấu trúc và nội dung kiến thức đều không có sự thay đổi nào khác so với cấu trúc và nội dung kiến thức của những năm trước.

Cấu trúc đề thi THPT Quốc gia 2024 môn Toán

Căn cứ theo đề tham khảo môn Toán qua các năm mà Bộ GD&ĐT công bố thì về cơ bản vẫn giữ đúng cấu trúc và kiểu dạng câu hỏi như đề thi chính thức môn Toán không có nhiều thay đổi so với năm trước. Mỗi đề là 50 câu hỏi trong đó 45 câu hỏi thuộc về kiến thức lớp 12 và 5 câu thuộc về kiến thức lớp 11. Gồm 24 mã đề khác nhau và có 4 mã đề chính thức. Hầu hết kiến thức có trong đề thi THPT Quốc gia đều thuộc về kiến thức lớp 12.

Để nắm rõ hơn về cấu trúc câu hỏi, mời bạn tham khảo bảng sau:

1.1. Về số lượng câu hỏi

LỚPCHUYÊN ĐỀSỐ LƯỢNG
Lớp 12Hàm số10 câu
Mũ và Logarit7 câu
Nguyên hàm – Tích phân và ứng dụng8 câu
Số phức6 câu
Thể tích khối đa diện3 câu
Khối tròn xoay3 câu
Hình giải tích Oxyz8 câu
Lớp 11Lượng giác0 câu
Tổ hợp, Xác suất2 câu
Dãy số, cấp số1 câu
Giới hạn0 câu
Đạo hàm0 câu
Phép biến hình0 câu
Hình học không gian (quan hệ song song, vuông góc)2 câu
TỔNG50 câu

1.2. Về mức độ câu hỏi

STTMỨC ĐỘ CÂU HỎISỐ LƯỢNG
1Nhận biết20 câu
2Thông hiểu15 câu
3Vận dụng10 câu
4Vận dụng cao5 câu
TỔNG50 câu

Cấu trúc đề thi tiếng Anh THPT quốc gia

Căn cứ theo đề tham khảo môn Tiếng Anh qua các năm mà Bộ GD&ĐT công bố thì về cơ bản cấu trúc đề thi môn Tiếng Anh không có nhiều thay đổi so với năm trước. Mỗi đề là 50 câu hỏi trắc nghiệm với thời gian làm bài là 60 phút. Hầu hết kiến thức có trong đề thi THPT Quốc gia đều thuộc về kiến thức lớp 12.

Để nắm rõ hơn về cấu trúc câu hỏi, mời bạn tham khảo bảng sau:

Chuyên đề

Đơn vị kiến thức

Cấp độ nhận thức (số câu)

Nhận biết – Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

Phát âmCách phát nguyên âm1
Cách phát âm phụ âm1
Trọng âmTrọng âm với từ 2 âm tiết1
Trọng âm với từ 3 âm tiết1
Ngữ phápCâu hỏi đuôi1
Câu bị động1
Giới từ1
Câu so sánh1
Động từ nguyên thể1
Thì động từ1
Liên từ1
Mệnh đề trạng ngữ chỉ thời gian1
Rút gọn mệnh đề1
Loại từ1
Đại từ1
Mạo từ1
Từ vựngPhrasal verb1
Idiom1
Collocation1
Word choice11
Tìm từ đồng nghĩa2
Tìm từ trái nghĩa2
Tìm lỗi sai: Word choice1
Câu giao tiếpĐáp lại một ý kiến1
Đáp lại một lời đề nghị1
Kỹ năng đọc điền từĐại từ quan hệ1
Word choice11
Liên từ1
Lượng từ1
Kỹ năng đọc hiểuHỏi tiêu đề11
Từ gần nghĩa3
Hỏi thông tin chi tiết3
Hỏi về đại từ thay thế2
Suy luận11
Kỹ năng viếtTìm câu đồng nghĩa3
Nối câu2
Tổng số câu4262
Tỷ lệ84%12%4%

Cấu trúc đề thi THPT Quốc gia 2024 môn Sử

Căn cứ theo đề tham khảo môn Lịch sử qua các năm mà Bộ GD&ĐT công bố thì về cơ bản vẫn giữ đúng cấu trúc và kiểu dạng câu hỏi như đề thi chính thức  thì về cơ bản cấu trúc đề thi môn Sử không có nhiều thay đổi so với năm trước.

- Đề thi minh họa THPT Quốc gia môn Sử năm 2024 gồm 40 câu trắc nghiệm. Nội dung đề thi tập trung trọng tâm vào kiến thức lịch sử lớp 12. Trong đó, kiến thức rơi nhiều nhất vào nội dung lịch sử Việt Nam từ 1919 đến 1975, sau 1975 chỉ có 1 câu.

- Đề thi có 04 câu lịch sử lớp 11 thuộc nội dung chiến tranh thế giới thứ hai, chính sách kinh tế mới (NEP) và phong trào yêu nước cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX.

- Đề thi phân hóa từ câu 31, phân hóa mạnh từ câu 38 đến câu 40.

- Đề thi có cấu trúc tương đối giống đề thi chính thức năm 2022. Tuy nhiên, năm nay đề đã tăng số lượng câu hỏi lớp 11 từ 2 câu lên 4 câu.

1. Về cấu trúc

Nội dungSố câu
Phong trào yêu nước cuối thế kỉ XIX1
Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945)1
Liên Xô khôi phục kinh tế và xây dựng chủ nghĩa xã hội (1919 – 1939)1
Phong trào yêu nước ở Việt Nam đầu thế kỉ XX1
Sự hình thành trật tự thế giới mới sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1945 – 1949)1
Liên Xô và các nước Đông Âu (1945 – 1991)1
Các nước Đông Nam Á và Ấn Độ2
Các nước châu Phi và Mĩ Latinh1
Nước Mĩ2
Tây Âu1
Nhật Bản1
Cách mạng khoa học – công nghệ và xu thế toàn cầu hoá nửa sau thế kỉ XX1
Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1919 đến năm 19254
Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1925 đến năm 19302
Phong trào cách mạng 1930 - 19352
Phong trào dân chủ 1936 - 19391
Phong trào giải phóng dân tộc và Tổng khởi nghĩa tháng Tám (1939 - 194503
Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa từ sau ngày 2/9/2945 đến trước ngày 19/12/19462
Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946 – 1950)2
Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp kết thúc (1953 – 1954)2
Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh chống đế quốc Mĩ và chính quyền Sài Gòn ở miền Nam (1954 – 1965)2
Nhân dân hai miền trực tiếp chiến đấu chống đế quốc Mĩ xâm lược. Nhân dân miền Bắc vừa chiến đấu vừa sản xuất (1965 – 1973)2
Khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội ở miền Bắc, giải phóng hoàn toàn miền Nam (1975)3
Việt Nam xây dựng chủ nghĩa xã hội và đấu tranh bảo vệ Tổ quốc (1976 – 1986)1
2. Về mức độ
Mức độĐề chính thức 2022Đề minh họa 2024
Nhận biết2223
Thông hiểu127
Vận dụng47
Vận dụng cao23

- Đề thi minh họa năm 2024 có tỉ lệ phân bố kiến thức các lớp ở các lớp 12/11, phân bố kiến thức theo tỷ lệ: 36/04, so với đề CHÍNH THỨC năm 2022 của Bộ GD&ĐT, đề thi minh họa có sự thay đổi ở số câu lớp 11, nội dung thi môn Lịch sử nằm trong 2 lớp THPT.

- Đề thi chủ yếu nằm trong chương trình lớp 12 (36 câu), các câu hỏi thuộc lớp 11 (4 câu).

Cấu trúc đề THPT Quốc gia 2024 môn Địa lí

1. Đánh giá đề thi minh họa THPT Quốc gia môn Địa

Đề minh họa bám sát chương trình học, nội dung nằm hoàn toàn trong chương trình Địa lí lớp 12.

Các câu hỏi được sắp xếp hợp lí theo mức độ tăng dần về độ khó nên thí sinh dễ dàng phân loại được thí sinh theo trình độ. Đề thi có nhiều câu hỏi yêu cầu sử dụng kĩ năng Địa lí, đòi hỏi thí sinh phải có năng lực giải quyết vấn đề, tránh được tình trạng học thuộc, học tủ, học mẹo.

Các câu hỏi phân hóa thí sinh đòi hỏi học sinh phải có tư duy mạch lạc, có kiến thức xã hội rộng, có năng lực giải quyết vấn đề và tư duy phản biện cao.

2. Cấu trúc đề minh họa 2024 môn Địa lí

Căn cứ theo đề tham khảo môn Địa lí năm 2024 mà Bộ GD&ĐT công bố ngày 01/03/2024 thì về cơ bản cấu trúc đề thi môn Địa lý không có nhiều thay đổi so với năm trước.

- Đề thi minh họa THPT Quốc gia môn Địa lý năm 2024 gồm 40 câu trắc nghiệm. Với cấu trúc đề thi như sau:

Nội dung

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

Số câu

Số điểm

Địa lí tự nhiên210145,25
Địa lí dân cư02002
Địa lí các ngành kinh tế24107
Địa lí các vùng kinh tế11428
Atlat15000154,75
Biểu đồ, bảng số liệu02204
TỔNG10

3. Lưu ý khi làm bài thi THPT Quốc gia môn Địa lí

- Đề thi THPT Quốc gia môn Địa lí không có câu hỏi kiểm tra số liệu hay đi vào quá chi tiết, mà chủ yếu là kiểm tra đặc trưng của các đối tượng địa lí và mức độ thông hiểu của học sinh. Để làm bài hiệu quả, các em cần có kế hoạch và phương pháp học cụ thể, đúng trọng tâm, bám sát kiến thức cơ bản, kết hợp luyện đề để có tâm lí làm bài vững vàng.

- Kĩ năng thực hành Địa lí có điểm số cao và dễ lấy điểm, học sinh nên chú trọng phần này: cụ thể là rèn luyện kĩ năng sử dụng Atlat, nhận xét biểu đồ, bảng số liệu và nhận dạng biểu đồ. Địa lí là một trong những môn học dễ đạt điểm tốt nếu biết cách học phù hợp. Đối với các bạn học sinh lựa chọn môn học này cho kỳ thi Tốt nghiệp THPT, hãy làm thử nhiều đề thi thử để đánh giá được mức điểm của mình và rèn luyện các kĩ năng tốt nhất

Cấu trúc đề thi THPT Quốc gia 2024 môn GDCD

Căn cứ theo đề tham khảo môn GDCD qua các năm mà Bộ GD&ĐT công bố thì về cơ bản cấu trúc đề thi môn GDCD không có nhiều thay đổi so với năm trước.

- Đề thi minh họa THPT Quốc gia môn GDCD năm 2024 gồm 40 câu trắc nghiệm. Nội dung đề thi tập trung trọng tâm vào kiến thức lớp 12.

1. Về cấu trúc

Về 8 chương học được nhắc đến trong đề thi, thí sinh có thể tham khảo trong bảng sau:

Chuyên đềNhận biếtThông hiểuVận dụng thấpVận dụng cao
Thực hiện pháp luật2325
Công dân bình đẳng trước pháp luật1100
Quyền bình đẳng của công dân trong một số lĩnh vực của đời sống xã hội1141
Công dân cùng các quyền tự do căn bản0201
Công dân với các quyền dân chủ1311
Pháp luật đối với sự phát triển của công dân2110
Pháp luật đối với sự phát triển vững bền của Tổ quốc1100
Công dân với kinh tế4000

2. Về mức độ

Mức độSố câu
Nhận biết20
Thông hiểu10
Vận dụng6
Vận dụng cao4

3. Gợi ý ôn thi THPT Quốc gia môn GDCD

  • Nắm chắc kiến thức đã học.
  • Luyện tập các dạng bài thuần thục.
  • Câu hỏi vận dụng cao tương đối phức tạp, nhiều tình tiết, đòi hỏi học sinh phải hiểu chắc lý thuyết để phân tích đúng tính chất vi phạm của các nhân vật. Yêu cầu sự tư duy tốt, nhanh nhạy trong việc xử lí các tình huống.
  • Một phần quan trọng nữa là chúng ta cần phân bố thời gian hợp lí để làm bài.
  • Cần có kế hoạch tự ôn tập khoa học và thực hiện một cách nghiêm túc, tự giác.

Cấu trúc đề thi THPT Quốc gia môn Vật Lí

Căn cứ theo đề tham khảo môn Vật lí qua các năm Bộ GD&ĐT công bố thì về cơ bản cấu trúc đề thi không có nhiều thay đổi so với năm trước.

Lượng kiến thức trọng tâm của bài thi này sẽ nằm phần lớn ở kiến thức lớp 12 với 36 câu hỏi trắc nghiệm, kiến thức lớp 11 sẽ được nhắc đến trong 4 câu hỏi còn lại.

Dưới đây là cấu trúc đề thi minh họa THPT Quốc gia môn Vật lí mời các bạn theo dõi:

LớpChươngNhận biếtThông hiểuVận dụng thấpVận dụng caoTổng
Lớp 12Dao động cơ21126
Sóng cơ21115
Sóng điện tử11103
Điện xoay chiều22037
Sóng ánh sáng21115
Lượng tử ánh sáng12115
Vật lý hạt nhân22105
Điện tích, điện trường01001
Lớp 11Dòng điện không đổi00101
Từ trường, cảm ứng điện từ01001
Quang học00101

* Về nội dung kiến thức:

Tỉ trọng câu các chương vẫn không thay đổi nhiều so với đề thi các năm trước và đề tham khảo. Vẫn tập trung nhiều vào 3 chương đầu của Vật lí 12 (Dao động cơ, Sóng cơ và sóng âm, Dòng điện xoay chiều).

* Về mức độ:

Khoảng 70% cơ bản và 30% mang tính phân loại. Câu hỏi trắc nghiệm định tính (Lí thuyết) chiếm khoảng 50%. Các câu hỏi mang tính phân loại cao vẫn khai thác tư duy Vật lí sâu sắc như: kiến thức liên quan đến thực tiễn, ứng dụng, câu hỏi khai thác đồ thị về dao động cơ và dòng điện xoay chiều, câu hỏi thí nghiệm. Những câu khó mất khá nhiều thời gian để tư duy hiện tượng và giải.

Học sinh cần chú ý hơn ở câu hỏi thông hiểu, đặc biệt là những câu trắc nghiệm định tính. Đôi khi đọc xong có cảm giác rất dễ nhưng có khi bị lừa về mặt bản chất Vật lí. Đến những câu này, thí sinh cần bình tĩnh đọc kĩ câu hỏi, không vội vàng trong việc chốt đáp án cuối cùng.

Cấu trúc đề thi THPT Quốc gia 2024 môn Hóa

Bài thi Hóa THPT Quốc gia gồm 40 câu hỏi trắc nghiệm, kiến thức tập trung ở chương trình lớp 12 (37 câu hỏi), kiến thức lớp 11 (2 câu hỏi) thì còn có cả kiến thức lớp 10 (1 câu hỏi). Thí sinh có thể tham khảo trong bảng sau:

STT

ChươngNhận biếtThông hiểuVận dụng thấp

Vận dụng cao

1Sự điện ly0100
2Cacbon – Silic1000
3Đại cương hóa hữu cơ và Hidrocacbon0120
4Ancol – Phenol0010
5Andehit – Axit cacboxylic0001
6Este – Lipit1031
7Cacbohidrat0110
8Amin, Aminoaxit, Peptit, Protein1101
9Polime1100
10Đại cương kim loại1112
11Kim loại kiềm, kiềm thổ và nhôm2121
12Sắt và Crom – Hợp chất của chúng2010
13Phân biệt – Nhận biết1020
14Tổng hợp hóa hữu cơ/ vô cơ1010
15Hình vẽ thí nghiệm0010
16Bài toán đồ thị0010

Theo dạng bài (lý thuyết/tính toán/thực hành):

Dạng bàiSố câu
Lý thuyết29
Bài tập11
Thực hành0
Chia sẻ bởi: 👨 Trịnh Thị Lương
Mời bạn đánh giá!
  • Lượt tải: 6.547
  • Lượt xem: 27.192
  • Dung lượng: 43,8 KB
Sắp xếp theo