Bí quyết chọn đáp án môn Địa lý thi THPT Quốc gia Cách làm bài thi môn Địa lý đạt điểm cao
Mẹo đạt điểm cao môn Địa lí thi THPT Quốc gia 2024 cung cấp cho các em thêm các bí quyết, mẹo chọn đáp án môn Địa lí, để ôn thi tốt nghiệp THPT năm 2024 hiệu quả.
Bài thi THPT 2024 môn Địa lí có 40 câu trắc nghiệm, phân hóa từ mức độ nhận biết đến mức độ vận dụng cao. Trong đó, 21 câu hỏi liên quan đến những kiến thức địa lí, 19 câu hỏi liên quan đến các kỹ năng địa lý thực hành trên Atlat, bảng biểu. Bên cạnh đó, có thể tham khảo thêm Mẹo đạt điểm cao môn Sinh để chuẩn bị thật tốt kiến thức cho kỳ thi THPT Quốc gia 2024.
Cách làm bài thi môn Địa lý đạt điểm cao
- 1. Những lỗi thí sinh cần tránh khi làm bài thi môn Địa lí
- 2. Phương pháp tránh điểm liệt môn Địa lí
- 3. Bí quyết đạt điểm cao môn Địa lý
- 4. Một số lưu ý khi sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam
- 5. Nắm rõ cấu trúc bài thi THPT Quốc gia 2024
- 6. Nắm chắc kiến thức cơ bản trong sách giáo khoa
- 7. Thi trắc nghiệm môn Địa lý, ghi nhớ 5 nguyên tắc
1. Những lỗi thí sinh cần tránh khi làm bài thi môn Địa lí
*Lỗi thứ nhất, học sinh không đọc kỹ đề bài nên các em không xác định đúng yêu cầu đề bài đưa ra, không xác định được nội hàm câu hỏi dẫn đến lạc đề, câu hỏi một đằng, trả lời một nẻo.
- Lần 1, đọc toàn bộ đề thi, chọn câu dễ làm trước để vừa kiếm điểm vừa không mất thời gian loay hoay với câu hỏi khó.
- Lần 2, đọc từng câu.
- Lần 3, đọc từng ý.
Mỗi câu, mỗi ý trong cấu trúc đề thi đều tương ứng với một đơn vị kiến thức trong sách giáo khoa nên thí sinh cần phải đọc kỹ.
Lỗi thứ 2, học sinh thường chủ quan nên để mất điểm ở những câu, những ý dễ, trả lời thiếu ý, sót ý.
Ví dụ:
Câu hỏi lý thuyết, đề bài yêu cầu: “nhận xét tình hình phát triển dân số, tình hình phát triển ngoại thương…”.
Vì đề bài nhắc tới “nhận xét tình hình” nên buộc học sinh phải nhận xét được 2 ý lớn về sự thay đổi số lượng và về sự thay đổi cơ cấu.
Nhưng đa phần, thí sinh chỉ nhận xét về số lượng mà quên nhận xét về cơ cấu.
Câu hỏi thực hành, đề yêu cầu: “vẽ, nhận xét, giải thích các loại biểu đồ..” thì thí sinh thường quên điền số liệu vào biểu đồ, quên ghi năm, tên biểu đồ, quên lập bảng chú giải…
2. Phương pháp tránh điểm liệt môn Địa lí
Đối với môn Địa lý, để tránh điểm liệt thì học sinh cần chú ý đến câu 3 trong cấu trúc đề thi.
Theo đề thi năm 2015, câu 3 yêu cầu: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học kể tên, xác định sự phân bố các đối tượng địa lí trên bản đồ như: kể tên các tỉnh, các cảng biển, sân bay, các trung tâm công nghiệp, các trung tâm du lịch, các cửa khẩu quốc tế...
Riêng câu hỏi này gồm 2 ý (2 điểm) nên giáo viên cần hướng dẫn học sinh cách sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam là hoàn toàn yên tâm học sinh tránh được điểm liệt.
Ngoài ra, thí sinh có thể giành điểm ở các câu khác mà không cần học thuộc kiến thức trong sách giáo khoa.
Đó là dạng câu hỏi trình bày, phân tích điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến phát triển một ngành, một vùng kinh tế; giải thích sự phân bố các cây lương thực, cây công nghiệp, vùng chuyên canh lương thực thực phẩm, vùng kinh tế trọng điểm, ngành kinh tế, vùng kinh tế...hoàn toàn dựa vào Atlat để làm bài.
3. Bí quyết đạt điểm cao môn Địa lý
Theo thầy Lê Quốc Châu, việc giành điểm cao ở môn Địa là điều không khó nhưng để làm được thì thí sinh cần phải có phương pháp học đúng đắn
Thí sinh cần bám sát vào cấu trúc đề thi để học. Cấu trúc đề thi gồm 4 câu trong đó: 2 câu hỏi lý thuyết về Địa lí tự nhiên, Địa lí dân cư, các ngành kinh tế, các vùng kinh tế; 1 câu kiểm tra kỹ năng sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam; 1 câu kiểm tra kỹ năng vẽ, nhận xét, giải thích biểu đồ.
Mặt khác, cần tận dụng triệt để Atlat Địa lí Việt Nam – cuốn tài liệu duy nhất được mang vào phòng thi, thí sinh nên dựa vào Atlat để học bởi cả 4 câu hỏi trong đề thi đều có thể sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam để làm bài.
Ví dụ, trong câu 1 đề thi hỏi về Địa lí tự nhiên, Địa lí dân cư, câu 2 đề hỏi về các ngành, các vùng kinh tế, thí sinh hoàn toàn có thể sử dụng những số liệu trên biểu đồ trong Atlat để làm bài.
Muốn đạt điểm cao ở môn Địa lý, thí sinh cần trấn an tâm lý khi vào phòng thi và kỹ năng làm bài thi: đọc kỹ đề bài, lập dàn ý vào giấy nháp, sử dụng Atlat làm bài, câu dễ làm trước câu khó làm sau, dành 5-10 phút cuối giờ để kiểm tra lại toàn bài...
4. Một số lưu ý khi sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam
- Thứ nhất, sử dụng nhiều trang Atlat để trả lời 1 câu hỏi đề ra.
- Thứ hai, nhận xét các biểu đồ trong Atlat để lấy kiến thức, nhất là phần thực trạng và số liệu.
- Thứ ba, đối với các phần kiến thức không có trong Atlat như vai trò, đặc điểm, các giải pháp phát triển kinh tế-xã hội...thì buộc thí sinh phải học và ghi nhớ trong sách giáo khoa.
5. Nắm rõ cấu trúc bài thi THPT Quốc gia 2024
Bài thi THPT 2024 môn Địa lí có 40 câu trắc nghiệm, phân hóa từ mức độ nhận biết đến mức độ vận dụng cao. Trong đó, 21 câu hỏi liên quan đến những kiến thức địa lí mà học sinh đã được học trong sách giáo khoa lớp 11, 12, và 19 câu hỏi liên quan đến các kỹ năng địa lý thực hành trên Atlat, bảng biểu. Nội dung chi tiết cấu trúc đề thi môn Địa lí, thí sinh có thể tham khảo tại bảng sau:
Chuyên đề | Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng thấp | Vận dụng cao |
Địa lí tự nhiên | 2 | 1 | 0 | 1 |
Địa lí dân cư | 0 | 2 | 0 | 0 |
Địa lí các ngành kinh tế | 2 | 4 | 1 | 0 |
Địa lí các vùng kinh tế | 1 | 1 | 4 | 2 |
Atlat | 15 | 0 | 0 | 0 |
Bảng số liệu, biểu đồ | 0 | 2 | 2 | 0 |
6. Nắm chắc kiến thức cơ bản trong sách giáo khoa
Như Bộ GD&ĐT đã thông báo cũng như đưa ra trong đề thi tham khảo, kiến thức thi THPT quốc gia môn Địa lý năm nay chỉ nằm gói gọn trong chương trình lớp 12. Lượng kiến thức không quá rộng nên các bạn học sinh cần nắm vững lý thuyết đã được học trong sách giáo khoa. Sau đó biết cách phân tích, nhận xét và khái quát vấn đề cũng như liên hệ với thực tế. Như vậy là các bạn đã có đủ khả năng để được điểm cao trong kỳ thi THPT Quốc gia.
Đối với các vùng miền, các bạn học sinh nên nắm vững được đặc trưng đặc điểm của từng vùng. Bạn cần tránh việc học tủ vì đề thi trắc nghiệm có thể khoanh vùng kiến thức rất rộng và dàn trải nhiều phần khác nhau, bao quát hơn rất nhiều so với thi tự luận. Ngoài ra, khi các bạn đã nắm vững kiến thức cơ bản, bạn có thể tìm hiểu thêm các chương trình nâng cao, mở mang tầm hiểu biết của mình.
7. Thi trắc nghiệm môn Địa lý, ghi nhớ 5 nguyên tắc
Thứ nhất, để ôn tập phần lý thuyết, các em nên chọn cách học phù hợp nhất với mình để nhớ bài một cách tốt nhất. Nhìn tổng thể sách giáo khoa (SGK) Địa lý lớp 12 được chia ra làm 4 phần: Địa lý tự nhiên, Địa lý dân cư, Địa lý kinh tế và Địa lý vùng kinh tế.
Về cấu trúc đề, độ phân hóa của đề thi năm 2017 đã cao hơn, có những câu hỏi dễ, thuộc bài nhưng cũng có những câu hỏi đòi hỏi sự hiểu biết nhất định của thí sinh về môn học, đồng thời dạng câu hỏi mang tính thời sự.
Vậy các em có thể dựa theo cấu trúc đề năm 2017 để hình dung ra một đề thi môn Địa lý có 40 câu hỏi trắc nghiệm làm trong 50 phút từ cơ bản đến nâng cao.
Thứ hai, về phần kỹ năng môn Địa lý bao gồm hai phần nhỏ là biểu đồ và bảng số liệu:
+ Các loại biểu đồ:
- Biểu đồ tròn: khi đề bài yêu cầu thể hiện cơ cấu, tỉ lệ, tỉ trọng (%) của đối tượng mà dưới 2 năm.
- Biểu đồ cột (đơn, đôi…): khi đề bài yêu cầu thể hiện sự biến động của một đối tượng qua nhiều năm hoặc so sánh các đối tượng khi có cùng đơn vị trong một năm.
- Biểu đồ đường biểu diễn (đồ thị): khi đề bài yêu cầu thể hiện sự thay đổi, tăng trưởng, diễn biến của các đối tượng khác nhau về đơn vị qua nhiều năm.
- Biểu đồ kết hợp giữa đường và cột: khi đề bài yêu cầu thể hiện các đối tượng khác nhau về đơn vị nhưng có mối quan hệ với nhau. Hoặc đề bài có từ ba loại số liệu trở lên mà cần biểu diễn trên cùng một biểu đồ.
- Biểu đồ miền: khi đề bài yêu cầu thể hiện rõ nhất sự thay đổi cơ cấu, tỉ trọng của hai hoặc ba nhóm đối tượng mà có từ 3 năm trở lên…
- Biểu đồ cột chồng: khi đề bài yêu cầu thể hiện tốt nhất quy mô và cơ cấu của đối tượng (theo tỉ lệ % tuyệt đối).
- Ngoài ra có dạng biểu đồ miền kết hợp với đường: thường dùng biểu đồ này trong trường hợp đặc biệt: ví dụ tỉ lệ xuất khẩu, nhập khẩu, cán cân xuất nhập khẩu, tỉ lệ sinh, tỉ lệ tử, tỉ lệ gia tăng tự nhiên…
Thứ ba, để sử dụng Atlat hợp lý, trả lời cho các câu hỏi trong quá trình làm bài thi THPT quốc gia 2018, các em cần lưu ý những vấn đề sau:
- Nắm chắc các ký hiệu: nắm chắc các ký hiệu chung về khoáng sản, nông nghiệp, công nghiệp, lâm ngư nghiệp... ở trang 3 của quyển Atlat.
- Biết rõ câu hỏi để có thể dùng Atlat: tất cả các câu hỏi có yêu cầu trình bày về phân bố sản xuất hoặc yêu cầu nói rõ ngành đó ở đâu, vì sao ở đó… đều có thể dùng Atlat.
- Biết khai thác biểu đồ có trong các bản đồ của Atlat: thông thường mỗi bản đồ ngành kinh tế đều có từ 1 đến 2 biểu đồ (cột, đường, tròn...), cần biết cách khai thác các biểu đồ trong các bài có liên quan để đỡ phải nhớ nhiều số liệu trong phần lý thuyết.
- Biết sử dụng đủ số bản đồ trong Atlat cho một câu hỏi: trên cơ sở nội dung câu hỏi cần xem phải trả lời một vấn đề hay nhiều vấn đề, có thể xác định những trang bản đồ trong Atlat cần thiết dựa vào phần mục lục cuối cuốn Atlat (trang 31).