150 câu hỏi trắc nghiệm chuyên đề Lượng tử ánh sáng Tài liệu ôn thi THPT Quốc gia 2023 môn Vật lý

150 câu hỏi trắc nghiệm chuyên đề Lượng tử ánh sáng, có đáp án kèm theo, giúp các em luyện trả lời câu hỏi trắc nghiệm thật thành thạo, rồi so sánh với kết quả của mình vô cùng thuận tiện, để ôn thi THPT Quốc gia 2023 hiệu quả.

Với 150 câu hỏi trắc nghiệm lý thuyết và bài tập Vật lý lớp 12 chương 6: Lượng tử ánh sáng, các em sẽ nắm chắc các dạng câu hỏi, để tự tin hơn khi bước vào kỳ thi quan trọng sắp tới. Bên cạnh đó, có thể tham khảo câu hỏi trắc nghiệm lý thuyết Sinh học, Hóa học, Địa lý... Vậy mời các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn:

150 câu hỏi trắc nghiệm chuyên đề Lượng tử ánh sáng

Câu 1: Biết công thoát của kim loại là 4,14 eV. Giới hạn quang điện là

A. 0,50 mm.
B. 0,26 mm.
C. 0,30 mm.
D. 0,35 mm.

Câu 2: Công thoát êlectrôn (êlectron) ra khỏi một kim loại là A = 1,88 eV. Biết hằng số Plăng h=6,625.10-34 J.s, vận tốc ánh sáng trong chân không c = 3.108 m/s và 1 eV = 1,6.10-19 J . Giới hạn quang điện?

A. 0,33 μm.
B. 0,22 μm.
C. 0,66. 10-19μm.
D. 0,66 μm.

Câu 3: Trong chân không, ánh sáng tím có bước sóng 0,4 μm. Mỗi phôtôn của ánh sáng này mang năng lượng xấp xỉ bằng

A. 4,97.10-31J
B. 4,97.10-19J
C. 2,49.10-19J
D. 2,49.10-31J

Câu 4: Biết công thoát của kim loại là 3,74 eV. Giới hạn quang điện là

A. 0,532mm.
B. 0,232mm.
C. 0,332mm.
D. 0,35 mm.

Câu 5: Công thóat êlectron ra khỏi một kim lọai 3,6.10-19J, hằng số Plăng h = 6,625.10-34J.s, vận tốc ánh sáng trong chân không c = 3.108m/s. Chiếu chùm sáng có bước sóng 0,3μm vào kim loại trên. Tính vận tốc ban đầu cực đại của quang electron là

A. 8,15.105m/s
B. 9,42.105m/s
C. 2,18.105m/s
D. 4,84.106m/s

Câu 6: Công thoát êlectron của kim loại là 7,64.10-19J. Chiếu lần lượt vào bề mặt tấm kim loại này các bức xạ có bước sóng là l1 = 0,18 mm, l2 = 0,21 mm và l3 = 0,35 mm. Lấy h =6,625.10-34 J.s, c = 3.108 m/s. Bức xạ nào gây được hiện tượng quang điện đối với kim loại đó?

A. Hai bức xạ (l1và l2).
B. Không có bức xạ nào trong ba bức xạ trên
C. Cả ba bức xạ (l1, l2và l3).
D. Chỉ có bức xạ l1.

Câu 7: Đối với nguyên tử hiđrô, khi êlectron chuyển từ quỹ đạo M về quỹ đạo K thì nguyên tử phát ra phôtôn có bước sóng 0,1026 µm. Lấy h = 6,625.10-34J.s, e = 1,6.10-19 C và c = 3.108m/s. Năng lượng phôtôn này

A. 1,21 eV
B. 11,2 eV.
C. 12,1 eV.
D. 121 eV.

Câu 8: Khi chiếu lần lượt hai bức xạ điện từ có bước sóng λ1 và λ2 với λ2 =1 vào một tấm kim loại thì tỉ số động năng ban đầu cực đại của quang êlectron bứt ra khỏi kim loại là 9. Giới hạn quang điện của kim loại là . Mối quan hệ giữa bước sóng và giới hạn quang điện là

A.λ_1=\frac{3}{5}λ_0 .
B. λ_1=\frac{3}{7}λ_0.
C. λ_1=\frac{5}{16}λ_0.
D.λ_1=\frac{7}{16}λ_0.

Câu 9: Khi chiếu hai ánh sáng có tần số f1 = 1015Hz và f2 = 1,5.1015Hz vào một kim loại làm catốt của một tế bào quang điện, người ta thấy tỉ số giữa các động năng ban đầu cực đại của các electron quang điện là bằng 3. Tần số giới hạn của kim loại đó là

A. f0= 1015Hz.
B. f0= 1,5.1015Hz.
C. f0= 5.1015Hz.
D. f0= 7,5.1014Hz.

Câu 10: Chiếu lần lượt các bức xạ có tần số f, 2f, 4f vào cùng một catốt của tế bào quang điện thì vận tốc ban đầu cực đại của electron quang điện lần lượt là v, 2v, kv. Giá trị k bằng

A. \sqrt{10}
B. 4
C. \sqrt{6}
D. 8

Câu 11: Chiếu lần lượt các bức xạ có tần số f1 và f2 vào catốt của một tế bào quang điện, sau đó dùng các hiệu điện thế hãm có độ lớn lần lượt là U1 và U2 để triệt tiêu các dòng quang điện. Hằng số Plăng có thể tính từ biểu thức nào trong các biểu thức sau

A. h=\frac{e\left(U_2-U_1\right)}{f_2-f1}.
B. h=\frac{e\left(U_1-U_2\right)}{f_2-f1} .

C. h=\frac{e\left(U_2-U_1\right)}{f_1-f_2} .
D. h=\frac{e\left(U_1-U_2\right)}{f_2+f1} .

Câu 12: Chiếu đồng thời hai bức xạ đơn sắc có bước sóng λ1và λ2 vào một tấm kim loại. Các electron bật ra với vận tốc ban đầu cực đại lần lượt là v1 và v2 với v1= 2v2 . Tỉ số các hiệu điện thế hãm để dòng quang điện triệt tiêu là

A. 2.
B. 3.
C. 4.
D. 5.

Câu 13: Chiếu một bức xạ điện từ có bước sóng l = 0,075μm lên mặt catốt của một tế bào quang điện có công thoát là 8,3.10-19J. Các electron quang điện được tách ra bằng màn chắn để lấy một chùm hẹp hướng vào một từ trường đều có cảm ứng từ B =10–4 T, sao cho vuông góc với phương ban đầu của vận tốc electron. Bán kính cực đại của quỹ đạo của electron là

A. 11,375cm
B. 22,75cm
C. 11,375mm
D. 22,75mm

Câu 14: Chiếu lần lượt hai bức xạ điện từ có bước sóng l1 và l2 với l2 = 2l1 vào một tấm kim loại thì tỉ số động năng ban đầu cực đại của quang electron bứt ra khỏi kim loại là 9. Giới hạn quang điện của kim loại là l0 =\frac{λ_0}{λ1}. Tỉ số bằng

A. \frac{16}{9}
B. 2
C. \frac{16}{7}
D. 4

Câu 15: Lần lượt chiếu bức xạ có bước sóng và vào bề mặt kim loại thì vận tốc ban đầu cực đại của electron quang điện ứng với bức xạ gấp hai lần bức xạ. Biết giới hạn quang điện của kim loại đó λ = 0,66 μm. Bước sóng bằng:

A. 0,40 μm
B. 0,45 μm
C. 0,54 μm
D. 0,72 μm

Câu 16: Trong một thí nghiệm về hiệu ứng quang điện, người ta có thể làm triệt tiêu dòng quang điện bằng cách dùng một điện áp hãm có giá trị bằng 3,2V. Người ta tách ra một chùm hẹp các electron quang điện và hướng nó đi vào một từ trường đều, theo hướng vuông góc với các đường cảm ứng từ. Biết bán kính quỹ đạo lớn nhất của các electron bằng 20cm. Từ trường có cảm ứng từ là:

A. 3.10-6T
B. 3.10-5T
C. 4,2.10-5T
D. 6,4.10-5T

Câu 17: Một quả cầu bằng đồng cô lập về điện được chiếu bởi 1 bức xạ điện từ có λ = 0,14μm. Cho giới hạn quang điện của Cu là 0,3μm. Tính điện thế cực đại của quả cầu.

A. 6,5V
B. 4,73V
C. 5,43V
D. 3,91V

Câu 18: Khi chiếu 1 bức xạ điện từ có bước sóng 0,5micromet vào bề mặt của tế bào quang điện tạo ra dòng điện bão hòa là 0,32A. Công suất bức xạ đập vào Catot là P = 1,5W. Tính hiệu suất của tế bào quang điện.

A. 26%
B. 17%
C. 64%
D. 53%

Câu 19: Công thoát electron khỏi đồng là 4,57eV. Chiếu bức xạ có bước sóng 0,14mm vào một quả cầu bằng đồng đặt xa các vật khác. Tính giới hạn quang điện của đồng và điện thế cực đại mà quả cầu đồng tích được.

A. 0,27.10-6m; 4,3 V.
B. 0,27.10-6m; 4,9 V.
C. 0,37.10-6m; 4,3 V.
D. 0,37.10-6m; 4,9 V.

Câu 20: Chiếu bức xạ có bước sóng 0,405mm vào một tấm kim loại thì các quang electron có vận tốc ban đầu cực đại là v1. Thay bức xạ khác có tần số 16.1014Hz thì vận tốc ban đầu cực đại của các quang electron là v2 = 2v1. Tìm công thoát electron của kim loại.

A. 2.10-19J.
B. 3.10-19J.
C. 4.10-19 J.
D. 1.10-19 J.

Câu 21: Giới hạn quang điện của Ge là lo = 1,88mm. Tính năng lượng kích họat (năng lượng cần thiết để giải phóng một êlectron liên kết thành êlectron dẫn) của Ge?

A. 0,66eV
B. 6,6eV
C. 0,77eV
D. 7,7eV

Câu 22: Một kim loại có công thoát là 2,5eV. Tính giới hạn quang điện của kim loại đó:

A. 0,4969μm
B. 0,649μm
C. 0,325μm
D. 0,229μm

Câu 23: Giới hạn quang điện của kim loại dùng làm Catot là 0,66mm. Tính công thoát của kim loại dùng làm Catot

A. 1,882eV
B. 2.10-19J
C. 4.10-19J
D. 18,75eV

Câu 24: Giới hạn quang điện của kim loại dùng làm Catot là 0,66mm. Tính vận tốc cực đại của e quang điện khi bứt ra khỏi Catot, biết ánh sáng chiếu vào có bước sóng là 0,5mm

A. 5,6.105m/s
B. 6,6.105m/s
C. 4,6.105 m/s
D. 7,6.105 m/s

Câu 25: Trong chân không, ánh sáng tím có bước sóng 0,4 μm. Mỗi phôtôn của ánh sáng này mang năng lượng xấp xỉ bằng

A. 4,97.10-31J
B. 4,97.10-19J
C. 2,49.10-19J
D. 2,49.10-31J

..................

Mời các bạn tham khảo nội dung chi tiết của tài liệu tại file dưới đây!

Chia sẻ bởi: 👨 Đỗ Duyên
Mời bạn đánh giá!
  • Lượt tải: 480
  • Lượt xem: 2.163
  • Dung lượng: 287,5 KB
Sắp xếp theo