400 câu trắc nghiệm lý thuyết Hóa học ôn thi THPT Quốc gia 2023 Ôn thi THPT Quốc gia 2023 môn Hóa

400 câu trắc nghiệm lý thuyết Hóa học ôn thi THPT quốc gia 2023 giúp các em tham khảo, luyện trả lời câu hỏi trắc nghiệm, rồi so sánh với bài làm của mình vô cùng thuận lợi, để ôn thi tốt nghiệp THPT năm 2023 hiệu quả.

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Hóa học gồm 34 trang, bám sát kiến thức trong SGK Hóa Học, giúp các em nắm vững từng dạng câu hỏi, để tự tin hơn khi bước vào kỳ thi quan trọng sắp tới. Bên cạnh đó, có thể tham khảo câu hỏi trắc nghiệm lý thuyết Sinh học, Vật lý để chuẩn bị thật tốt kiến thức cho kỳ thi THPT Quốc gia 2023.

400 câu trắc nghiệm lý thuyết Hóa học

Câu 1: Xà phòng hóa chất nào sau đây thu được glixerol?

A. Benzyl axetat.
B. Metyl fomat.
C. Metyl axetat.
D. Tristearin.

Câu 2: Chất X, Y (đều có M = 60 và chứa C, H, O). Chất X phản ứng được với Na, NaOH và NaHCO3; chất Y phản ứng được với NaOH nhưng không phản ứng với Na, NaHCO3. Tên gọi của X, Y lần lượt là:

A. axit axetic và metyl fomat.
B. axit axetic và metyl axetat.
C. metyl fomat và axit axetic.
D. axit fomic và metyl axetat.

Câu 3: Kim loại sắt không phản ứng được với dung dịch nào sau đây?

A. HNO3 loãng.
B. H2SO4 đặc, nóng.
C. H2SO4 loãng.
D. HNO3 đặc, nguội.

Câu 4: Cho dãy các chất: CH2=CHCOOH; CH3COOH; CH2=CH-CH2-OH; CH3COOCH=CH2; HCOOCH3. Số chất trong dãy làm mất màu dung dịch brom là:

A. 2.
B. 5.
C. 3.
D. 4.

Câu 5: Cho các phát biểu sau:

(a) Chất béo là trieste của glixerol với axit béo.

(b) Ở nhiệt độ thường, triolein tồn tại ở trạng thái lỏng.

(c) Ở nhiệt độ thường, Cu(OH)2 tan được trong dung dịch glixerol.

(d) Đốt cháy hoàn toàn etyl fomat thu được số mol CO2 lớn hơn số mol H2O.

(e) Phenyl axetat là sản phẩm của phản ứng giữa là axit axetic và phenol.

(f) Đốt cháy hoàn toàn anđehit axetic thu được số mol CO2 bằng số mol H2O. Số phát biểu đúng là:

A. 6.
B. 3.
C. 5.
D. 4.

Câu 6: Cho bột Fe vào dung dịch AgNO3 dư, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch gồm các chất tan:

A. Fe(NO3)2, AgNO3, Fe(NO3)3.
B. Fe(NO3)2, Fe(NO3)3.
C. Fe(NO3)3, AgNO3.
D. Fe(NO3)2, AgNO3.

Câu 7: Kim loại nào sau đây thuộc nhóm IA?

A. Mg.
B. Ca.
C. Al.
D. Li.

Câu 8: Dãy gồm các chất được sắp xếp theo chiều tăng dần nhiệt độ sôi từ trái sang phải là

A. HCOOH, CH3COOH, C2H5OH, HCOOCH3.
B. CH3COOH, C2H5OH, HCOOH, HCOOCH3.
C. HCOOCH3, C2H5OH, HCOOH, CH3COOH.
D. CH3COOH, HCOOH, C2H5OH, HCOOCH3.

Câu 9: Chất X có công thức phân tử C3H4O2, tác dụng với dung dịch NaOH thu được CHO2Na. Công thức cấu tạo của X là:

A. CH3-COOH.
B. HCOO-C2H3.
C. HCOO-C2H5.
D. CH3-COO-CH3.

Câu 10: Số electron lớp ngoài cùng của kim loại Al (Z = 13) là:

A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.

Câu 11: Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Ở điều kiện thường, các kim loại đều có khối lượng riêng lớn hơn khối lượng riêng của nước.
B. Tính chất hóa học đặc trưng của kim loại là tính khử.
C. Các kim loại đều chỉ có một số oxi hoá duy nhất trong các hợp chất.
D. Ở điều kiện thường, tất cả các kim loại đều ở trạng thái rắn.

Câu 12: Phản ứng đặc trưng của este là:

A. Phản ứng thuỷ phân.
B. Phản ứng nitro hoá.
C. Phản ứng este hoá.
D. Phản ứng vô cơ hoá.

Câu 13: Cho dãy các kim loại: Fe, Na, K, Ca, Be. Số kim loại trong dãy tác dụng được với nước ở nhiệt độ thường tạo ra dung dịch bazơ là:

A. 3.
B. 4.
C. 2.
D. 1.

Câu 14: Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Tất cả các amin đều làm quỳ tím ẩm chuyển màu xanh.
B. Ở nhiệt độ thường, tất cả các amin đều tan nhiều trong nước.
C. Để rửa sạch ống nghiệm có dính anilin, có thể dùng dung dịch HCl.
D. Các amin đều không độc, được sử dụng trong chế biến thực phẩm.

Câu 15: Chất nào sau đây còn có tên gọi là đường mía?

A. Saccarozơ.
B. Glucozơ.
C. Fructozơ.
D. Tinh bột.

Câu 16: Điều khẳng định nào sau đây không đúng?

A. Glucozơ và fructozơ đều tham gia phản ứng tráng gương.
B. Thủy phân saccarozơ, tinh bột, xenlulozơ tạo ra sản phẩm đều có glucozơ.
C. Tinh bột và xenlulozơ là hai chất đồng phân của nhau.
D. Glucozơ và fructozơ là hai chất đồng phân của nhau.

Câu 17: Chọn phát biểu sai trong các phát biểu dưới đây?

A. Amin là hợp chất hữu cơ có tính chất lưỡng tính.
B. Amin tác dụng với axit cho muối.
C. Các amin đều có tính bazơ.
D. Tính bazơ của anilin yếu hơn NH3.

Câu 18: Lên men 1 tấn tinh bột chứa 5% tạp chất trơ thành ancol etylic, hiệu suất của quá trình lên men là 85%. Khối lượng ancol thu được là:

A. 390 kg.
B. 389,8 kg.
C. 398,8 kg.
D. 458,58 kg.

Câu 19: Để thu được kim loại Cu từ dung dịch CuSO4 theo phương pháp thuỷ luyện, có thể dùng kim loại nào sau đây?

A. Na.
B. Fe.
C. Ca.
D. Ag.

Câu 20: Hãy cho biết dùng quỳ tím có thể phân biệt được dãy các dung dịch nào sau đây?

A. glyxin, lysin, axit glutamic.
B. alanin, axit glutamic, valin.
C. glyxin, valin, axit glutamic.
D. glyxin, alanin, lysin.

Câu 21: Nhận định này sau đây không đúng?

A. Anilin không làm đổi màu quỳ tím ẩm.
B. Anilin có tính bazơ nên tác dụng với nước brom.
C. Amin có tính bazơ vì trên nguyên tử N có đôi e tự do nên có khả năng nhận proton.
D. Anilin là bazơ yếu hơn NH3, vì ảnh hưởng hút eletron của nhân lên nhóm chức –NH2.

Câu 22: Biết rằng mùi tanh của cá (đặc biệt cá mè) là hỗn hợp các amin (nhiều nhất là trimetylamin) và một số chất khác. Để khử mùi tanh của cá trước khi nấu ta có thể dùng dung dịch nào sau đây?

A. Xút.
B. Xô đa.
C. Giấm ăn.
D. Nước vôi trong.

Câu 23: Cho các kim loại sau: Na, Be, Fe, Ca, K. Số kim loại tác dụng với nước ở nhiệt độ thường là

A. 4.
B. 1.
C. 2.
D. 3.

Câu 24: Cho dãy các chất sau: amilozơ, amilopectin, saccarozơ, xenlulozơ, fructozơ, glucozơ. Số chất trong dãy bị thủy phân khi đun nóng với dung dịch axit vô cơ là

A. 4.
B. 5.
C. 6.
D. 3.

Câu 25: Cho CO qua ống sứ chứa 7,6 gam hỗn hợp CuO, FeO nung nóng, sau một thời gian thu được 6,8 gam rắn X và hỗn hợp khí Y. Sục Y vào dung dịch nước vôi trong dư, thu được m gam kết tủa Z. Giá trị của m là

A. 10,0.
B. 5,0.
C. 7,5.
D. 2,5.

Câu 26: Cho các chất: metyl fomat, anđehit axetic, saccarozơ, axit fomic, glucozơ, axetilen, etilen. Số chất cho phản ứng tráng bạc là

A. 4.
B. 3.
C. 2.
D. 5.

Câu 27: Polime không phải thành phần chính của chất dẻo là

A. polietilen.
B. polistiren.
C. poli (metyl metacrylat).
D. poliacrilonitrin.

Câu 28: Trong dầu gió hoặc cao dán có chứa chất metyl salixilat có tác dụng giảm đau. Chất này thuộc loại hợp chất

A. axit.
B. este.
C. ancol.
D. anđehit.

Câu 29: Đốt cháy hoàn toàn hợp chất hữu cơ nào sau đây thì sản phẩm thu được khác với các chất còn lại?

A. Cao su thiên nhiên.
B. Protein.
C. Chất béo.
D. Tinh bột.

Câu 30: Hòa tan hoàn toàn m gam Mg vào dung dịch có chứa 0,2 mol Fe2(SO4)3, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thấy khối lượng dung dịch giảm 4,8 gam. Giá trị của m là

A. 14,4.
B. 9,6.
C. 16,8.
D. 12,0.

Câu 31: Cho các polime sau: poli(vinylclorua); tơ olon; cao su buna; nilon – 6,6; thủy tinh hữu cơ; tơ lapsan; polistiren. Số polime được điều chế từ phản ứng trùng hợp là

A. 3.
B. 5.
C. 6.
D. 4.

Câu 32: Amino axit X trong phân tử chỉ chứa hai loại nhóm chức. Cho 0,1 mol X tác dụng vừa đủ với 0,2 mol HCl thu được 19,1 gam muối. Số nguyên tử hiđro có trong phân tử X là

A. 12.
B. 10.
C. 8.
D. 14.

Câu 33: Hấp thụ 0,07 mol CO2 vào 250 ml dung dịch NaOH 0,32M thu được dung dịch G. Thêm 250 ml dung dịch gồm BaCl2 0,16M, Ba(OH)2 x M vào dung dịch G thì thu được 7,88 gam kết tủa. Giá trị của x là

A. 0,02.
B. 0,04.
C. 0,03.
D. 0,06.

Câu 34: Người Mông Cổ rất thích dùng bình bằng Ag để đựng sữa ngựa. Bình bằng Ag bảo quản được sữa ngựa lâu không bị hỏng là do?

A. Ion Ag+ có khả năng diệt trùng, diệt khuẩn (dù có nồng độ rất nhỏ).
B. Bình làm bằng Ag, chứa các ion Ag+ có tính oxi hóa mạnh.
C. Ag là kim loại có tính khử rất yếu.
D. Bình bằng Ag bền trong không khí.

Câu 36: Glucozơ và fructozơ đều

A. làm mất màunướcbrơm.
B. có phản ứng tráng bạc.
C. thuộc loại đisaccarit.
D. có nhóm –CH=O trong phân tử.

Câu 37: Dãy chỉ chứa những amino axit có số nhóm amino và số nhóm cacboxyl bằng nhau là

A. Gly, Ala, Glu, Phe.
B. Gly, Ala, Glu, Lys.
C. Gly, Ala, Phe, Val.
D. Gly, Val, Lys, Ala.

Câu 38: Dãy nào sau đây chỉ gồm các chất vừa tác dụng với dung dịch HCl, vừa tác dụng với dung dịch AgNO3?
A. Al, Fe, CuO.
B. Fe, Ni, Sn.
C. Zn, Cu, Mg.
D. Hg, Na, Ca.

Câu 39: Cho dãy các kim loại: K, Na, Be, Ba, Fe. Số kim loại phản ứng được với nước ở điều kiện thường là tạo ra dung dịch bazơ là

A. 5.
B. 4.
C. 2.
D. 3.

Câu 40: Hãy cho biết trường hợp nào sau đây thu được kết tủa sau phản ứng?

A. Cho dung dịch axit clohidric dư vào dung dịch natri aluminat.
B. Cho dung dịch natri hidroxit dư vào dung dịch nhôm clorua.
C. Sục khí cacbonic đến dư vào dung dịch natri aluminat.
D. Sục khí cacbonic dư vào dung dịch nhôm clorua.

...

>> Download file tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết.

Chia sẻ bởi: 👨 Lê Thị tuyết Mai
Mời bạn đánh giá!
  • Lượt tải: 14.874
  • Lượt xem: 44.198
  • Dung lượng: 1,2 MB
1 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Huyenlanh Nguyen
    Huyenlanh Nguyen

    có đáp án k ạ


    Thích Phản hồi 01/03/21