Bộ đề thi giữa học kì 1 môn GDCD lớp 12 năm 2023 - 2024 5 Đề kiểm tra GDCD 12 giữa học kì 1 (Có ma trận, đáp án)

Đề thi giữa kì 1 GDCD 12 năm 2023 - 2024 bao gồm 5 đề thi giữa kì 1 có đáp án hướng dẫn giải chi tiết, chính xác. Thông qua đề thi giữa kì 1 Giáo dục công dân 12 quý thầy cô có thêm nhiều tài liệu tham khảo để ra đề thi cho các em học sinh của mình.

TOP 5 Đề thi Giáo dục công dân 12 giữa kì 1 được biên soạn rất đa dạng với nhiều dạng bài tập khác nhau. Hi vọng qua tài liệu này sẽ là người bạn đồng hành giúp các em học sinh lớp 12 dễ dàng ôn tập, hệ thống kiến thức, luyện giải đề, rồi so sánh kết quả thuận tiện hơn. Vậy sau đây là trọn bộ 5 đề thi giữa kì 1 GDCD 12 năm 2023 - 2024 mời các bạn cùng theo dõi. Bên cạnh đó các bạn xem thêm bộ đề thi giữa kì 1 môn Toán 12, bộ đề thi giữa kì 1 Ngữ văn 12.

Đề thi giữa kì 1 môn GDCD 12 - Đề 1

Đề kiểm tra giữa kì 1 GDCD 12

TRƯỜNG ……..

ĐỀ KIỂM TRA CHÍNH THỨC

(Đề có 04 trang)

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I

NĂM HỌC 2023 – 2024

MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN 12

Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (8 điểm)

Chọn đáp án đúng nhất (0,25 điểm / câu).

Câu 1: Người ở độ tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là

A. từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi.
B. từ 14 tuổi đến đủ 16 tuổi.
C. từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi.
D. từ 16 tuổi đến đủ 18 tuổi.

Câu 2: Trách nhiệm pháp lý được áp dụng đối với người vi phạm pháp luật nhằm

A. giáo dục, răn đe, hành hạ.
B. kiềm chế những việc làm trái luật.
C. xử phạt hành chính.
D. phạt tù hoặc tử hình.

Câu 3: Vi phạm pháp luật hành chính là hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm tới

A. quan hệ xã hội và quan hệ kinh tế.
B. các quy tắc quản lí nhà nước.
C. các điều luật và các quan hệ hành chính.
D. quan hệ xã hội và quan hệ hành chính.

Câu 4: Tính giai cấp của nhà nước thể hiện ở phương diện:

A. kinh tế, chính trị.
B. kinh tế, chính trị, tư tưởng.
C. kinh tế, văn hóa, xã hội.
D. kinh tế, chính trị, văn hóa.

Câu 5: Pháp luật là

A. các quy tắc xử xự chung, do nhà nước ban hành hoặc công nhận.
B. các hệ thống chuẩn mực, được quy định trong Hiến pháp, do Nhà nước thừa nhận.
C. các quy tắc xử xự chung, do nhà nước thừa nhận trên những chuẩn mực của đời sống.
D. các quy tắc xử xự chung của mọi người, do nhà nước ban hành, được áp dụng ở phạm vi nhất định.

Câu 6:“Vợ chồng bình đẳng với nhau, có nghĩa vụ và quyền ngang nhau về mọi mặt trong gia đình” (Điều 19. Bình dẳng về quyền và nghĩa vụ giữa vợ, chồng, Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 sửa đổi, bổ sung năm 2010) thể hiện đặc trưng nào của pháp luật?

A. Tính quy phạm phổ biến.
B. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.
C. Tính quyền lực, bắt buộc chung.
D. Tính ý chí và khách quan.

Câu 7: Hình phạt trong pháp luật hình sự của các nước thể hiện “hậu quả pháp lý” nặng nề nhất mà chủ thể phải gánh chịu do hành vi vi phạm pháp luật gây ra thể hiện đặc trưng

A. tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.
B. tính quyền lực, bắt buộc chung.
C. tính chủ quan, quy phạm phổ biến.
D. tính ý chí.

Câu 8: Đâu là bản chất của pháp luật Việt Nam?

A. Tính giai cấp và tính xã hội.
B. Tính giai cấp và tính chính trị.
C. Tính xã hội và tính kinh tế.
D. Tính kinh tế và tính xã hội.

Câu 9: Pháp luật mang bản chất của xã hội vì

A. pháp luật là cơ sở đảm bảo an toàn trật tự xã hội.
B. pháp luật bắt nguồn từ xã hội.
C. pháp luật góp phần hoàn chỉnh hệ thống xã hội.
D. pháp luật đem đến một hệ thống chính trị hoàn chỉnh.

Câu 10: Nhà nước Việt Nam đại diện cho lợi ích của

A. giai cấp công nhân và nhân dân lao động.
B. giai cấp công dân.
C. các tầng lớp bị áp bức.
D. nhân dân lao động.

Câu 11: Con cái chửi, mắng cha, mẹ thì sẽ bị

A. dư luận lên án.
B. vi phạm pháp luật hành chính.
C. vi phạm pháp luật dân sự.
D. vi phạm pháp luật hình sự.

Câu 12: Khi gặp đèn đỏ thì dừng, chạy xe không dàn hàng ngang là

A. sử dụng pháp luật.
B. thực hiện pháp luật.
C. tuân thủ Pháp luật.
D. áp dụng pháp luật.

Câu 13: Tòa án huyện A tuyên bố bị cáo B mức phạt 2 năm tù vì tội hiếp dâm, là

A. sử dụng pháp luật.
B. áp dụng pháp luật.
C. thi hành pháp luật.
D. tuân thủ pháp luật.

Câu 14: Các tổ chức cá nhân chủ động thực hiện quyền (những việc được làm) là

A. sử dụng pháp luật.
B. thi hành pháp luật.
C. tuân thủ pháp luật.
D. áp dụng pháp luật.

Câu 15: Các tổ chức cá nhân chủ động thực hiện nghĩa vụ (những việc phải làm) là

A. sử dụng pháp luật.
B. thi hành pháp luật.
C. tuân thủ pháp luật.
D. áp dụng pháp luật.

Câu 16: Các tổ chức cá nhân không làm những việc bị cấm là

A. sử dụng pháp luật.
B. thi hành pháp luật.
C. tuân thủ pháp luật.
D. áp dụng pháp luật.

Câu 17: Hành vi vi phạm các quy tắc, quy chế được xác lập trong một tổ chức, cơ quan, đơn vị là

A. vi phạm hành chính.
B. vi phạm dân sự.
C. vi phạm kỷ luật.
D. vị phạm hình sự.

Câu 18: Cơ sở để truy cứu trách nhiệm pháp lý là

A. hành vi vi phạm pháp luật.
B. tính chất phạm tội.
C. mức độ gây thiệt hại của hành vi.
D. khả năng nhận thức của chủ thể.

Câu 19: Vi phạm hình sự là

A. Hành vi rất nguy hiểm cho xã hội.
B. Hành vi nguy hiểm cho xã hội.
C. Hành vi tương đối nguy hiểm cho xã hội.
D. Hành vi đặc biệt nguy hiểm cho xã hội.

Câu 20: Năng lực của chủ thể bao gồm:

A. Năng lực pháp luật và năng lực hành vi.
B. Năng lực pháp luật và năng lực công dân.
C. Năng lực hành vi và năng lực nhận thức.
D. Năng lực pháp luật và năng lực nhận thức.

Câu 21: Người nào tuy có điều kiện mà không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, dẫn đến hậu quả người đó chết, thì

A. vi phạm pháp luật dân sự.
B. phải chịu trách nhiệm hình sự.
C. vi phạm pháp luật hành chính.
D. Bị xử phạt hành chính.

Câu 22: Anh B săn bắt động vật quý hiếm trong rừng. Trong trường hợp này anh B đã

A. không thi hành pháp luật.
B. không sử dụng pháp luật.
C. không áp dụng pháp luật.
D. không tuân thủ pháp luật.

Câu 23: Qua kiểm tra cơ quan của anh C phát hiện anh C thường xuyên đi làm muộn và nhiều lần tự ý nghỉ việc không có lí do. Trong trường hợp này, anh C đã

A. vi phạm dân sự.
B. vi phạm hành chính.
C. vi phạm kỉ luật.
D. vi phạm hình sự.

Câu 24: Người có hành vi trộm cắp phải chịu trách nhiệm pháp lý hay trách nhiệm đạo đức?

A. Cả trách nhiệm pháp lý và trách nhiệm đạo đức.
B. Chỉ chịu trách nhiệm đạo đức nếu trộm cắp tài sản có giá trị nhỏ.
C. Không phải chịu trách nhiệm nào cả.
D. Trách nhiệm pháp lý.

Câu 25: Người chưa thành niên, theo qui định pháp luật Việt Nam là người chưa đủ

A. 18 tuổi.
B. 16 tuổi.
C. 15 tuổi.
D. 17 tuổi

Câu 26: Công dân có quyền cơ bản nào sau đây?

A. Quyền bầu cử, ứng cử.
B. Quyền tổ chức lật đổ.
C. Quyền lôi kéo, xúi giục.
D. Quyền tham gia tổ chức phản động.

Câu 27: Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật, do người ……...trách nhiệm pháp lý thực hiện.

A. đủ tuổi
B. bình thường
C. không có năng lực
D. có năng lực

Câu 28: Việc đảm bảo quyền bình đẳng của công dân trước PL là trách nhiệm của

A. Nhà nước.
B. Nhà nước và XH.
C. Nhà nước và PL.
D. Nhà nước và công dân.

Câu 29: Những hành vi xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của công dân sẽ bị nhà nước:

A. ngăn chặn, xử lí.
B. xử lí nghiêm minh.
C. xử lí thật nặng.
D. xử lí nghiêm khắc.

Câu 30: Kết hôn là

A. xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định của Luật về điều kiện kết hôn và đăng kí kết hôn.
B. xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định của Luật về độ tuổi, năng lực trách nhiệm pháp lý và đăng ký kết hôn.
C. xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định của Luật về sự tự nguyện, không bị mất năng lực hành vi dân sự và đăng ký kết hôn.
D. xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định của Luật về độ tuổi, sự tự nguyện và đăng kí kết hôn.

Câu 31: Độ tuổi được phép kết hôn theo quy định của pháp luật hiện hành đối với nam, nữ là:

A. nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên.
B. nam đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ 17 tuổi trở lên.
C. nam đủ 21 tuổi trở lên, nữ đủ 18 tuổi trở lên.
D. nam từ 19 tuổi trở lên, nữ đủ 18 tuổi.

Câu 32: Hình thức xử phạt chính đối với người vi phạm hành chính là

A. tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ.
B. buộc khắc phục hậu quả do mình gây ra.
C. tịch thu tang vật, phương tiện.
D. phạt tiền, cảnh cáo.

II. PHẦN TỰ LUẬN (2 điểm)

Em hãy kể tên các hình thức thực hiện pháp luật. Với mỗi hình thức thực hiện pháp luật, em hãy cho một ví dụ cụ thể.

Đáp án đề thi giữa kì 1 môn GDCD 12

I. Phần trắc nghiệm

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

Đáp án

A

B

B

B

A

A

B

A

B

A

A

C

B

A

B

C

Câu

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

Đáp án

C

A

B

A

B

D

C

B

A

A

D

D

B

A

A

A

II. Phần tự luận (2,0 điểm)

CÂU

NỘI DUNG

ĐIỂM

1

4 hình thức thực hiện pháp luật:

1. Tuân thủ pháp luật

Ví dụ: Pháp luật cấm vượt đèn đỏ à không vượt à tuân thủ pháp luật

2. Thi hành pháp luật

Ví dụ: Pháp luật quy định đến tuổi phải thực hiện nghĩa vụ quân sự à đi nghĩa vụ à thi hành pháp luật

3. Sử dụng pháp luật

Ví dụ: Pháp luật quy định công dân có quyền kết hôn à đi đăng ký kết hôn à sử dụng pháp luật

4. Áp dụng pháp luật

Ví dụ: Công dân đến UBND để đăng ký kết hôn à cán bộ UBND xem xét cấp giấy chứng nhận đăng ký kết hôn à áp dụng pháp luật

0,25

0,25

0,25

0,25

0,25

0,25

0,25

0,25

TỔNG

2,0 ĐIỂM

* Lưu ý: Trên đây là những gợi ý tham khảo, giáo viên chấm linh hoạt tùy theo mức độ làm bài của học GDCD ghi điểm tối đa từng phần, trân trọng những câu trả lời sáng tạo, diễn đạt tốt.

Ma trận đề thi giữa kì 1 GDCD 12

Cấp độ

Chủ đề

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

Cộng

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

1. Pháp luật và đời sống

- Nêu được khái niệm, bản chất, đặc trưng của pháp luật.

- Hiểu được vai trò của pháp luật trong đời sống xã hội.

- Hiểu được mối quan hệ giữa pháp luật và đạo đức.

- Đánh giá được hành vi của bản thân và người khác theo các chuẩn mực của pháp luật.

- Lựa chọn cách xử sự đúng khi sử dụng pháp luật để thực hiện và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.

Số câu:

Số điểm: Tỉ lệ:

4

1,0

10%

3

0,75

7,5%

3

0,75

7,5%

1

0,25

2,5%

11

2,75

27,5%

2. Thực hiện pháp luật

- Nêu được khái niệm thực hiện pháp luật, các hình thức thực hiện pháp luật và các loại vi phạm pháp luật

- Phân biệt được các hình thức thực hiện pháp luật.

- Hiểu được vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí.

- Hiểu được hình thức thực hiện pháp luật.

- Ủng hộ các hành vi thực hiện đúng pháp luật.

- Phê phán những hành vi làm trái pháp luật.

- Nêu được ví dụ thực tế cho mỗi hình thức thực hiện pháp luật.

- Thực hiện đúng theo quy định của pháp luật.

- Vận dụng kiến thức đã học để giải quyết các tình huống cụ thể.

Số câu:

Số điểm: Tỉ lệ:

6

1,5

15%

3

0,75

7,5%

½

1,0

10%

3

0,75

7,5%

½

1,0

10%

2

0,5

5,0%

17

5,5

55%

3. Chủ đề: Quyền bình đẳng của công dân trong một số lĩnh vực của đời sống xã hội

Biết được thế nào là bình đẳng về quyền và nghĩa vụ.

- Hiểu được thế nào là bình đẳng về trách nhiệm pháp lí.

- Hiểu được thế nào là bình đẳng trong hôn nhân và gia đình.

- Đánh giá được hành vi vi phạm quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật và trong lĩnh vực hôn nhân, gia đình.

- Vận dụng kiến thức đã học để giải quyết các tình huống cụ thể.

Số câu:

Số điểm: Tỉ lệ:

2

0,5

5,0%

2

0,5

5,0%

2

0,5

5,0%

1

0,25

2,5%

7

1,75

17,5%

TỔNG

Số câu:

Số điểm: Tỉ lệ:

12

3,0

30%

0

0

0%

8

2,0

20%

1/2

1,0

10%

8

2,0

20%

1/2

1,0

10%

4

1,0

10%

0

0

0%

33

10

100%

30%

30%

30%

10%

100%

Đề thi giữa kì 1 môn GDCD 12 - Đề 2

Đề thi giữa kì 1 môn GDCD 12

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (8 điểm)

Chọn đáp án đúng nhất (0,25 điểm / câu).

Câu 1: Người chưa thành niên, theo qui định pháp luật Việt Nam là người chưa đủ

A. 18 tuổi.
B. 16 tuổi.
C. 15 tuổi.
D. 17 tuổi

Câu 2: Pháp luật mang bản chất của xã hội vì

A. pháp luật là cơ sở đảm bảo an toàn trật tự xã hội.
B. pháp luật bắt nguồn từ xã hội.
C. pháp luật góp phần hoàn chỉnh hệ thống xã hội.
D. pháp luật đem đến một hệ thống chính trị hoàn chỉnh.

Câu 3: Tòa án huyện A tuyên bố bị cáo B mức phạt 2 năm tù vì tội hiếp dâm, là

A. sử dụng pháp luật.
B. áp dụng pháp luật.
C. thi hành pháp luật.
D. tuân thủ pháp luật.

Câu 4: Kết hôn là

A. xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định của Luật về điều kiện kết hôn và đăng kí kết hôn.
B. xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định của Luật về độ tuổi, năng lực trách nhiệm pháp lý và đăng ký kết hôn.
C. xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định của Luật về sự tự nguyện, không bị mất năng lực hành vi dân sự và đăng ký kết hôn.
D. xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định của Luật về độ tuổi, sự tự nguyện và đăng kí kết hôn.

Câu 5: Người nào tuy có điều kiện mà không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, dẫn đến hậu quả người đó chết, thì

A. vi phạm pháp luật dân sự.
B. phải chịu trách nhiệm hình sự.
C. vi phạm pháp luật hành chính.
D. bị xử phạt hành chính.

Câu 6: Các tổ chức cá nhân chủ động thực hiện quyền (những việc được làm) là

A. sử dụng pháp luật.
B. thi hành pháp luật.
C. tuân thủ pháp luật.
D. áp dụng pháp luật.

Câu 7: Đâu là bản chất của pháp luật Việt Nam?

A. Tính giai cấp và tính xã hội.
B. Tính giai cấp và tính chính trị.
C. Tính xã hội và tính kinh tế.
D. Tính kinh tế và tính xã hội.

Câu 8: Anh B săn bắt động vật quý hiếm trong rừng. Trong trường hợp này anh B đã

A. không thi hành pháp luật.
B. không sử dụng pháp luật.
C. không áp dụng pháp luật.
D. không tuân thủ pháp luật.

Câu 9: Độ tuổi được phép kết hôn theo quy định của pháp luật hiện hành đối với nam, nữ là:

A. nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên.
B. nam đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ 17 tuổi trở lên.
C. nam đủ 21 tuổi trở lên, nữ đủ 18 tuổi trở lên.
D. nam từ 19 tuổi trở lên, nữ đủ 18 tuổi.

Câu 10: Tính giai cấp của nhà nước thể hiện ở phương diện:

A. kinh tế, chính trị.
B. kinh tế, chính trị, tư tưởng.
C. kinh tế, văn hóa, xã hội.
D. kinh tế, chính trị, văn hóa.

Câu 11: Vi phạm hình sự là

A. hành vi rất nguy hiểm cho xã hội.
B. hành vi nguy hiểm cho xã hội.
C. hành vi tương đối nguy hiểm cho xã hội.
D. hành vi đặc biệt nguy hiểm cho xã hội.

Câu 12: Việc đảm bảo quyền bình đẳng của công dân trước PL là trách nhiệm của:

A. Nhà nước.
B. Nhà nước và XH.
C. Nhà nước và pháp luật.
D. Nhà nước và công dân.

Câu 13: Qua kiểm tra cơ quan của anh C phát hiện anh C thường xuyên đi làm muộn và nhiều lần tự ý nghỉ việc không có lí do. Trong trường hợp này, anh C đã

A. vi phạm dân sự.
B. vi phạm hành chính.
C. vi phạm kỉ luật.
D. vi phạm hình sự.

Câu 14: Hình thức xử phạt chính đối với người vi phạm hành chính là:

A. tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ.
B. buộc khắc phục hậu quả do mình gây ra.
C. tịch thu tang vật, phương tiện.
D. phạt tiền, cảnh cáo.

Câu 15: Người ở độ tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là

A. từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi.
B. từ 14 tuổi đến đủ 16 tuổi.
C. từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi.
D. từ 16 tuổi đến đủ 18 tuổi.

Câu 16: Con cái chửi, mắng cha, mẹ thì sẽ bị

A. dư luận lên án.
B. vi phạm pháp luật hành chính.
C. vi phạm pháp luật dân sự.
D. vi phạm pháp luật hình sự.

Câu 17: Pháp luật là

A. các quy tắc xử xự chung, do nhà nước ban hành hoặc công nhận.
B. các hệ thống chuẩn mực, được quy định trong Hiến pháp, do Nhà nước thừa nhận.
C. các quy tắc xử xự chung, do nhà nước thừa nhận trên những chuẩn mực của đời sống.
D. các quy tắc xử xự chung của mọi người, do nhà nước ban hành, được áp dụng ở phạm vi nhất định.

Câu 18: Công dân có quyền cơ bản nào sau đây?

A. Quyền bầu cử, ứng cử.
B. Quyền tổ chức lật đổ.
C. Quyền lôi kéo, xúi giục.
D. Quyền tham gia tổ chức phản động.

Câu 19: Các tổ chức cá nhân chủ động thực hiện nghĩa vụ (những việc phải làm) là

A. sử dụng pháp luật.
B. thi hành pháp luật.
C. tuân thủ pháp luật.
D. áp dụng pháp luật.

Câu 20: Hình phạt trong pháp luật hình sự của các nước thể hiện “hậu quả pháp lý” nặng nề nhất mà chủ thể phải gánh chịu do hành vi vi phạm pháp luật gây ra thể hiện đặc trưng

A. tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.
B. tính quyền lực, bắt buộc chung.
C. tính chủ quan, quy phạm phổ biến.
D. tính ý chí.

Câu 21: Những hành vi xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của công dân sẽ bị nhà nước

A. ngăn chặn, xử lí.
B. xử lí nghiêm minh.
C. xử lí thật nặng.
D. xử lí nghiêm khắc.

Câu 22: Khi gặp đèn đỏ thì dừng, chạy xe không dàn hàng ngang là

A. sử dụng pháp luật.
B. thực hiện pháp luật.
C. tuân thủ Pháp luật.
D. áp dụng pháp luật.

Câu 23:“Vợ chồng bình đẳng với nhau, có nghĩa vụ và quyền ngang nhau về mọi mặt trong gia đình” (Điều 19. Bình dẳng về quyền và nghĩa vụ giữa vợ, chồng, Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 sửa đổi, bổ sung năm 2010) thể hiện đặc trưng nào của pháp luật?

A. Tính quy phạm phổ biến.
B. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.
C. Tính quyền lực, bắt buộc chung.
D. Tính ý chí và khách quan.

Câu 24: Các tổ chức cá nhân không làm những việc bị cấm là

A. sử dụng pháp luật.
B. thi hành pháp luật.
C. tuân thủ pháp luật.
D. áp dụng pháp luật.

Câu 25: Trách nhiệm pháp lý được áp dụng đối với người vi phạm pháp luật nhằm

A. giáo dục, răn đe, hành hạ.
B. kiềm chế những việc làm trái luật.
C. xử phạt hành chính.
D. phạt tù hoặc tử hình.

Câu 26: Nhà nước Việt Nam đại diện cho lợi ích của

A. giai cấp công nhân và nhân dân lao động.
B. giai cấp công dân.
C. các tầng lớp bị áp bức.
D. nhân dân lao động.

Câu 27: Cơ sở để truy cứu trách nhiệm pháp lý là

A. hành vi vi phạm pháp luật.
B. tính chất phạm tội.
C. mức độ gây thiệt hại của hành vi.
D. khả năng nhận thức của chủ thể.

Câu 28: Người có hành vi trộm cắp phải chịu trách nhiệm pháp lý hay trách nhiệm đạo đức?

A. Cả trách nhiệm pháp lý và trách nhiệm đạo đức.
B. Chỉ chịu trách nhiệm đạo đức nếu trộm cắp tài sản có giá trị nhỏ.
C. Không phải chịu trách nhiệm nào cả.
D. Trách nhiệm pháp lý.

Câu 29: Vi phạm pháp luật hành chính là hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm tới

A. quan hệ xã hội và quan hệ kinh tế.
B. các quy tắc quản lí nhà nước.
C. các điều luật và các quan hệ hành chính.
D. quan hệ xã hội và quan hệ hành chính.

Câu 30: Năng lực của chủ thể bao gồm:

A. năng lực pháp luật và năng lực hành vi.
B. năng lực pháp luật và năng lực công dân.
C. năng lực hành vi và năng lực nhận thức.
D. năng lực pháp luật và năng lực nhận thức.

Câu 31: Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật, do người ……...trách nhiệm pháp lý thực hiện.

A. đủ tuổi
B. bình thường
C. không có năng lực
D. có năng lực

Câu 32: Hành vi vi phạm các quy tắc, quy chế được xác lập trong một tổ chức, cơ quan, đơn vị là

A. vi phạm hành chính.
B. vi phạm dân sự.
C. vi phạm kỷ luật.
D. vị phạm hình sự.

II. PHẦN TỰ LUẬN (2 điểm)

Em hãy kể tên các hình thức thực hiện pháp luật. Với mỗi hình thức thực hiện pháp luật, em hãy cho một ví dụ cụ thể.

Đáp án đề thi giữa kì 1 GDCD 12

I. Trắc nghiệm

Câu12345678910111213141516
Đáp ánDBBAAAABABBBBADB
Câu17181920212223242526272829303132
Đáp ánBCCCDAAAADACCBAB

II. Phần tự luận (2,0 điểm)

CÂU

NỘI DUNG

ĐIỂM

1

* 4 hình thức thực hiện pháp luật:

1. Tuân thủ pháp luật

Ví dụ: Pháp luật cấm vượt đèn đỏ à không vượt à tuân thủ pháp luật

2. Thi hành pháp luật

Ví dụ: Pháp luật quy định đến tuổi phải thực hiện nghĩa vụ quân sự à đi nghĩa vụ à thi hành pháp luật

3. Sử dụng pháp luật

Ví dụ: Pháp luật quy định công dân có quyền kết hôn à đi đăng ký kết hôn à sử dụng pháp luật

4. Áp dụng pháp luật

Ví dụ: Công dân đến UBND để đăng ký kết hôn à cán bộ UBND xem xét cấp giấy chứng nhận đăng ký kết hôn à áp dụng pháp luật

0,25

0,25

0,25

0,25

0,25

0,25

0,25

0,25

TỔNG

2,0 ĐIỂM

Ma trận đề thi giữa kì 1 GDCD 12

TRƯỜNG THPT……….

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I

NĂM HỌC 2022 – 2023

MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN 12

Cấp độ

Chủ đề

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

Cộng

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

1. Pháp luật và đời sống

- Nêu được khái niệm, bản chất, đặc trưng của pháp luật.

- Hiểu được vai trò của pháp luật trong đời sống xã hội.

- Hiểu được mối quan hệ giữa pháp luật và đạo đức.

- Đánh giá được hành vi của bản thân và người khác theo các chuẩn mực của pháp luật.

- Lựa chọn cách xử sự đúng khi sử dụng pháp luật để thực hiện và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.

Số câu:

Số điểm: Tỉ lệ:

4

1,0

10%

3

0,75

7,5%

3

0,75

7,5%

1

0,25

2,5%

11

2,75

27,5%

2. Thực hiện pháp luật

- Nêu được khái niệm thực hiện pháp luật, các hình thức thực hiện pháp luật và các loại vi phạm pháp luật

- Phân biệt được các hình thức thực hiện pháp luật.

- Hiểu được vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí.

- Hiểu được hình thức thực hiện pháp luật.

- Ủng hộ các hành vi thực hiện đúng pháp luật.

- Phê phán những hành vi làm trái pháp luật.

- Nêu được ví dụ thực tế cho mỗi hình thức thực hiện pháp luật.

- Thực hiện đúng theo quy định của pháp luật.

- Vận dụng kiến thức đã học để giải quyết các tình huống cụ thể.

Số câu:

Số điểm: Tỉ lệ:

6

1,5

15%

3

0,75

7,5%

½

1,0

10%

3

0,75

7,5%

½

1,0

10%

2

0,5

5,0%

17

5,5

55%

3. Chủ đề: Quyền bình đẳng của công dân trong một số lĩnh vực của đời sống xã hội

Biết được thế nào là bình đẳng về quyền và nghĩa vụ.

- Hiểu được thế nào là bình đẳng về trách nhiệm pháp lí.

- Hiểu được thế nào là bình đẳng trong hôn nhân và gia đình.

- Đánh giá được hành vi vi phạm quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật và trong lĩnh vực hôn nhân, gia đình.

- Vận dụng kiến thức đã học để giải quyết các tình huống cụ thể.

Số câu:

Số điểm: Tỉ lệ:

2

0,5

5,0%

2

0,5

5,0%

2

0,5

5,0%

1

0,25

2,5%

7

1,75

17,5%

TỔNG

Số câu:

Số điểm: Tỉ lệ:

12

3,0

30%

0

0

0%

8

2,0

20%

1/2

1,0

10%

8

2,0

20%

1/2

1,0

10%

4

1,0

10%

0

0

0%

33

10

100%

30%

30%

30%

10%

100%

.................

Mời các bạn tải File tài liệu để xem thêm đề thi giữa kì 1 GDCD 12

Chia sẻ bởi: 👨 Trịnh Thị Thanh
Mời bạn đánh giá!
  • Lượt tải: 4.895
  • Lượt xem: 58.321
  • Dung lượng: 135,9 KB
Tìm thêm: GDCD 12
1 Bình luận
Sắp xếp theo
  • 33. Lê quốc thạch
    33. Lê quốc thạch

    trang nên chỉnh lại đáp án ở dưới câu hỏi vì để đáp án riêng như thế thì việc tra lại đề rất mất thời gian

    Thích Phản hồi 09/11/22