Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn 12 sách Cánh diều Ôn tập giữa kì 1 Ngữ văn 12 (Cấu trúc mới)
Đề cương ôn tập giữa kì 1 Ngữ văn 12 Cánh diều bao gồm phạm vi ôn tập kèm theo 2 đề thi minh họa. Qua đó giúp các em học sinh lớp 12 nắm được kiến thức mình đã học trong chương trình giữa kì 1, rèn luyện và ôn tập một cách hiệu quả.
Đề cương ôn tập giữa kì 1 Ngữ văn 12 Cánh diều còn giúp giáo viên khái quát được nội dung ôn tập và nâng cao được hiệu quả ôn tập cho học sinh, tránh được tình trạng ôn tập cục bộ hoặc tràn lan. Vậy sau đây là trọn bộ đề cương giữa kì 1 Ngữ văn 12 Cánh diều mời các bạn cùng theo dõi tại đây.
Đề cương ôn tập giữa kì 1 Ngữ văn 12 Cánh diều
TRƯỜNG THPT ……….
| ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA HỌC KỲ I Năm học 2024 – 2025 MÔN NGỮ VĂN 12 |
A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
Bài 1: Truyện truyền kì và truyện ngắn hiện đại | Bài 2: Hài kịch |
ĐỌC | |
- Đọc hiểu văn bản chú ý đặc trưng của thể loại truyện truyền kì: + Nắm được cốt truyện của văn bản. + Phân tích và đánh giá được sự phù hợp của người kể chuyện, điểm nhìn trong việc thể hiện chủ đề của văn bản. + Nhận biết và phân tích được một số yếu tố của truyện truyền kì (đề tài, nhân vật, ngôn ngữ, yếu tố kì ảo,...). + Nhận biết và đánh giá được vai trò của yếu tố kì ảo ở truyện truyền kì trong sự so sánh với truyện cổ dân gian. + Tìm mối quan hệ giữa phần chính văn và lời bình ở cuối truyện và nhận xét. - Đọc hiểu văn bản chú ý đặc trưng của thể loại truyện ngắn hiện đại: + Nhận biết và phân tích được một số yếu tố của truyện ngắn hiện đại như: không gian, thời gian, câu chuyện, nhân vật, người kể chuyện ngôi thứ ba và người kể chuyện ngôi thứ nhất, sự thay đổi điểm nhìn, sự nối kết giữa lời người kể chuyện, lời nhân vật… + Nhận biết và phân tích, đánh giá được vai trò của yếu tố kì ảo trong truyện ngắn hiện đại. | Đọc hiểu văn bản chú ý đặc trưng của thể loại hài kịch: + Tóm tắt được cốt truyện của văn bản. + Nhận biết và phân tích được một số yếu tố hình thức (ngôn ngữ, xung đột, hành động, nhân vật, kết cấu, tình huống, thủ pháp trào phúng…) và nội dung (đề tài, chủ đề, thông điệp…) của hài kịch. + Phân tích và đánh giá được tác động của tác phẩm hài kịch đối với người đọc và tiến bộ xã hội. |
+ Phân tích được ý nghĩa hay tác động của văn bản văn học trong việc làm thay đổi suy nghĩ, tình cảm, cách nhìn và cách thưởng thức, đánh giá của cá nhân đối với văn học và cuộc sống. | |
THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT | |
Ngôn ngữ trang trọng và ngôn ngữ thân mật | Lỗi lô gích, câu mơ hồ và cách sửa |
VIẾT | |
Viết bài nghị luận so sánh, đánh giá hai tác phẩm truyện | Viết báo cáo kết quả của bài tập dự án |
NÓI VÀ NGHE | |
Trình bày về so sánh, đánh giá hai tác phẩm truyện | Trình bày báo cáo kết quả của bài tập dự án |
B. CẤU TRÚC ĐỀ THI (100% tự luận)
I. PHẦN ĐỌC HIỂU (4,0 điểm)
Hình thức: trả lời 05 câu hỏi tự luận ngắn Nội dung:
+ Văn bản nghị luận xã hội hoặc văn bản thông tin (ngữ liệu ngoài SGK)
+ Kiến thức đọc hiểu văn bản: phương thức biểu đạt, biện pháp tu từ, ý nghĩa hình ảnh, chi tiết đặc sắc…
II. PHẦN VIẾT (6,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm) Viết đoạn văn nghị luận xã hội (khoảng 200 chữ).
Câu 2. (4,0 điểm)
- Viết bài văn nghị luận văn học phân tích, đánh giá một đoạn trích/ nhân vật/… trong truyện ngắn hoặc văn bản hài kịch.
- Viết bài văn nghị luận so sánh, đánh giá hai đoạn trích trong tác phẩm truyện.
............
Tải file tài liệu để xem thêm Đề cương ôn tập giữa kì 1 Ngữ văn 12