Bộ đề thi giữa học kì 1 lớp 12 năm 2023 - 2024 51 Đề kiểm tra giữa kì 1 lớp 12 (9 Môn)

Đề thi giữa kì 1 lớp 12 năm 2023 - 2024 bao gồm 51 đề thi giữa kì 1 có đáp án hướng dẫn giải chi tiết, chính xác và ma trận đề thi của các môn: Toán, Văn, Anh, Sinh, Vật lí, Hóa, Lịch sử, Địa lí,GDCD, Tin học. Thông qua đề thi giữa kì 1 lớp 12 quý thầy cô có thêm nhiều tài liệu tham khảo để ra đề thi cho các em học sinh của mình.

TOP 51 Đề thi lớp 12 giữa kì 1 được biên soạn rất đa dạng. Hi vọng qua tài liệu này sẽ là người bạn đồng hành giúp các em học sinh lớp 12 dễ dàng ôn tập, hệ thống kiến thức, luyện giải đề, rồi so sánh kết quả thuận tiện hơn. Vậy sau đây là trọn bộ 51 đề thi giữa kì 1 lớp 12 năm 2023 - 2024 mời các bạn cùng theo dõi.

TOP 51 Đề kiểm tra giữa kì 1 lớp 12 năm 2023 (Có đáp án)

Đề thi giữa kì 1 Ngữ văn 12

Đề thi giữa kì 1 Văn 12 năm 2023

SỞ GD&ĐT ……….

TRƯỜNG THPT ………………

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KỲ I NĂM HỌC 2023-2024

MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 12

Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian phát đề)

I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

“…Quê hương là con diều biếc
Tuổi thơ con thả trên đồng
Quê hương là con đò nhỏ
Êm đềm khua nước ven sông

Quê hương là cầu tre nhỏ
Mẹ về nón lá nghiêng che
Là hương hoa đồng cỏ nội
Bay trong giấc ngủ đêm hè ….

Quê hương mỗi người chỉ một
Như là chỉ một mẹ thôi
Quê hương nếu ai không nhớ
Sẽ không lớn nổi thành người.”

(Trích bài thơ “Quê hương” – Đỗ Trung Quân)

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính trong đoạn thơ trên?

Câu 2. Vẻ đẹp của bức tranh quê được thể hiện qua những từ ngữ, hình ảnh nào trong đoạn thơ?

Câu 3. Tìm và nêu tác dụng của các biện pháp tu từ có trong đoạn thơ?

Câu 4. Qua đoạn thơ tác giả muốn gửi gắm tới người đọc thông điệp gì?

II. LÀM VĂN (7.0 điểm)

Câu 1. (2.0 điểm)

Những ngày qua đồng bào Miền Trung phải gồng mình trước những thiên tai, bão lũ. Nhân dân cả nước với tinh thần “Hướng về Miền Trung” bằng tình cảm “Tương Thân tương ái”.

Em hãy viết đoạn văn ngắn (khoảng 150 chữ) trình bày suy nghĩ của mình về vấn đề trên.

Câu 2. (5.0 điểm)

Cảm nhận của em về vẻ đẹp hình tượng người lính Tây Tiến trong đoạn thơ sau:

"Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc
Quân xanh màu lá dữ oai hùm
Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm
Rải rác biên cương mồ viễn xứ
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh
Áo bào thay chiếu anh về đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành".

(Trích “Tây Tiến” – Quang Dũng, Theo Sách Ngữ văn 12- tập một, NXB Giáo dục)

--------------HẾT--------------

Đáp án đề thi giữa kì 1 Văn 12

Phần

Câu

Nội dung

Điểm

I

ĐỌC HIỂU

3,0

1

Phương thức biểu đạt chính: biểu cảm

Hướng dẫn chấm:

- Học sinh trả lời chính xác như đáp án: 0,75 điểm.

- Học sinh trả lời không đúng, không cho điểm

0,75

2

Vẻ đẹp của bức tranh quê được thể hiện qua những từ ngữ, hình ảnh:

con diều biếc, đồng, con đò nhỏ, sông, cầu tre nhỏ, nón lá, hương hoa đồng cỏ nội.

Hướng dẫn chấm:

- Học sinh chỉ ra được 3 cụm từ trở lên : 0,75 điểm.

- Học sinh chỉ ra được 1 cụm từ: 0,25 điểm.

- Học sinh trả lời không đúng, không cho điểm

0,75

3

- Biện pháp tu từ: (0,5 điểm)

+ Điệp ngữ “quê hương” được lặp lại 4 lần.

+ So sánh:

Quê hương là con diều biếc,
là con đò nhỏ,

là cầu tre nhỏ,
Là hương hoa đồng cỏ nội,

Như là chỉ một mẹ thôi.

- Tác dụng: (0,5 điểm)

Nhấn mạnh tình yêu tha thiết, sự gắn bó sâu nặng với quê hương của tác giả. Đồng thời đã làm nổi bật hình ảnh quê hương thật bình dị, mộc mạc nhưng cũng thật ấm áp, gần gũi, thân thương, máu thịt, thắm thiết.

Hướng dẫn chấm:

- Học sinh nêu được 2 biện pháp tu từ : 0,5 điểm.

- Học sinh nêu được 1 biện pháp tu từ: 0,25 điểm.

1,0

4

- HS xác định thông điệp có ý nghĩa nhất đối với bản thân:

+ Vai trò của quê hương.

+ Giáo dục tình yêu quê hương.

Hướng dẫn chấm:

- Học sinh bày tỏ rõ ràng, thuyết phục: 0,5 điểm

- Học sinh bày tỏ chưa rõ ràng, chưa thuyết phục: 0,25 diểm.

0,5

II

LÀM VĂN

7,0

1

Những ngày qua đồng bào Miền Trung phải gồng mình trước những thiên tai, bão lũ. Nhân dân cả nước với tinh thần “Hướng về Miền Trung” bằng tình cảm “Tương thân tương ái”.

Em hãy viết đoạn văn ngắn (khoảng 150 chữ) trình bày suy nghĩ của mình về vấn đề trên.

2,0

a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn

Học sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng - phân - hợp, móc xích hoặc song hành.

0,25

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận

Tinh thần “Hướng về Miền Trung” bằng tình cảm “Tương thân tương ái”.

0,25

c. Triển khai vấn đề nghị luận

Học sinh có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ:

* Nhận thức:

- Tinh thần tương thân, tương ái thể hiện phẩm chất, nhân cách cao quý của con người, là biểu hiện của tình yêu thương, biết giúp đỡ người khác trong khó khăn, hoạn nạn là việc làm tốt đẹp, cần tuyên dương, ngợi khen và lan tỏa trong cộng đồng.

- Tinh thần tương thân, tương ái giúp gắn kết con người lại với nhau, tạo ra sức mạnh vật chất lẫn tinh thần để vượt qua mọi khó khăn, thử thách.

-> Liên hệ đến tinh thần “Hướng về Miền Trung” của nhân dân cả nước trong đợt bị lũ lụt vừa qua….

- Thế nhưng, lòng tốt cũng cần phải đặt đúng chỗ, giúp đúng người, đúng việc, đừng để lòng tốt của mình bị kẻ xấu lợi dụng.

* Phê phán: Trong xã hội ngày nay vẫn còn những kẻ chỉ biết nghĩ đến quyền lợi của bản thân mình, thờ ơ, vô cảm trước hoàn cảnh khó khăn, nỗi khổ đau của người khác. Những người như thế thật đáng chê trách.

* Bài học: Không có gì đẹp bằng ánh sáng của lòng nhân ái. Hãy biết yêu thương, giúp đỡ người khác.

Hướng dẫn chấm:

- Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng; dẫn chứng tiêu biểu, phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn giữ lí lẽ và dẫn chứng (0,75 điểm).

- Lập luận chưa thật chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng nhưng không có dẫn chứng hoặc dẫn chứng không tiêu biểu (0,5 điểm).

- Lập luận không chặt chẽ, thiếu thuyết phục: lí lẽ không xác đáng, không liên quan mật thiết đến vấn đề nghị luận, không có dẫn chứng hoặc dẫn chứng không phù hợp (0,25 điểm).

Học sinh có thể trình bày quan điểm riêng nhưng phải phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.

0,75

d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.

Hướng dẫn chấm:

- Không cho điểm nếu bài làm có quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp.

0,25

e. Sáng tạo

Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.

Hướng dẫn chấm: Học sinh huy động được kiến thức và trải nghiệm của bản thân để bàn luận; có sáng tạo trong viết câu, dựng đoạn, làm cho lời văn có giọng điệu, hình ảnh.

- Đáp ứng được 2 yêu cầu trở lên: 0,5 điểm.

- Đáp ứng được 1 yêu cầu: 0,25 điểm.

0,5

2

Trình bày cảm nhận của em về vẻ đẹp hình tượng người lính trong đoạn thơ thứ 3 của bài "Tây Tiến" - Quang Dũng

5,0

a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận

Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề.

0,25

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Vẻ đẹp hình tượng người lính

Hướng dẫn chấm:

- Học sinh xác định đúng vấn đề cần nghị luận: 0,5 điểm.

- Học sinh xác định chưa đầy đủ vấn đề nghị luận: 0,25 điểm.

0,5

c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm

Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm bảo các yêu cầu sau:

* Giới thiệu khái quát về tác giả (0,25 điểm), bài thơ và đoạn thơ (0,25 điểm).

0,5

* Cảm nhận về đoạn thơ

- Vẻ đẹp chân dung của hình tượng người lính:

+ Những đói rét, bệnh tật, vẻ tiều tụy về hình hài nhưng vẫn toát lên vẻ đẹp oai phong lẫm liệt của loài mãnh hổ rừng thiêng.

+ Tâm hồn tràn đầy lãng mạn, mơ mộng yêu đương.

- Sự hi sinh đầy bi tráng:

+ Người lính với tinh thần chiến đấu mang vẻ đẹp thời đại : Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh. Người lính Tây Tiến coi cái chết nhẹ tựa lông hồng

+ Sông Mã tiễn đưa người lính Tây Tiến về với đất mẹ bằng khúc nhạc trầm hùng, đầy bi tráng.

- Giọng điệu bi hùng, dùng nhiều từ Hán Việt: biên cương, viễn xứ, độc hành...

Hướng dẫn chấm:

- Học sinh cảm nhận về hình tượng người lính đầy đủ, sâu sắc: 2,5 điểm.

- Học sinh cảm nhận hình tượng người lính chưa đầy đủ hoặc chưa sâu sắc: 1,75 điểm - 2,25 điểm.

- Cảm nhận chung chung, chưa rõ các biểu hiện của hình tượng người lính: 0,75 điểm - 1,25 điểm.

- Cảm nhận sơ lược, không rõ các biểu hiện của hình tượng người lính: 0,25 điểm - 0,5 điểm.

2,5

* Đánh giá:

- Nội dung: Vẻ đẹp của hình tượng người lính là vẻ đẹp bi tráng của những chàng trai tuổi mười tám, đôi mươi quyết ra đi vì non sông, đất nước.

- Nghệ thuật: Sử dụng những từ Hán Việt gợi sắc thái cổ kính, trang trọng; lời thơ hàm súc vừa đượm chất hiện thực vừa gợi chất hào hùng, bi tráng; bút pháp tả thực kết hợp hài hòa với cảm hứng lãng mạn; cách nói giảm, nói tránh, thủ pháp đối lập; giọng điệu hào hùng, bi tráng.

Hướng dẫn chấm:

- Học sinh đánh giá được 2 ý: 0,5 điểm.

- Học sinh đánh giá được 1 ý: 0,25 điểm.

0,5

d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.

Hướng dẫn chấm:

Không cho điểm nếu bài làm mắc quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp.

0,25

e. Sáng tạo

Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận.

Hướng dẫn chấm: Học sinh biết vận dụng lí luận văn học trong quá trình phân tích, đánh giá; biết so sánh với các tác phẩm khác để làm nổi bật nét đặc sắc của thơ Quang Dũng; biết liên hệ vấn đề nghị luận với thực tiễn đời sống; văn viết giàu hình ảnh, cảm xúc.

- Đáp ứng được 2 yêu cầu trở lên: 0,5 điểm.

- Đáp ứng được 1 yêu cầu: 0,25 điểm.

0,5

Tổng điểm

10,0

Ma trận đề thi giữa kì 1 Ngữ văn 12

TT

năng

Mức độ nhận thức

Tổng

% Tổng

điểm

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

Tỉ lệ

(%)

Thời gian

(phút)

Tỉ lệ

(%)

Thời gian

(phút)

Tỉ lệ

(%)

Thời gian

(phút)

Tỉ lệ

(%)

Thời gian

(phút)

Số

câu hỏi

Thời gian

(phút)

1

Đọc hiểu

15

10

10

5

5

5

0

0

04

20

30

2

Viết đoạn văn nghị luận

xã hội

5

5

5

5

5

5

5

5

01

20

20

3

Viết bài nghị luận văn học

20

10

15

10

10

20

5

10

01

50

50

Tổng

40

25

30

20

20

30

10

15

06

90

100

Tỉ lệ %

40

30

20

10

100

Tỉ lệ chung

70

30

100

BẢNG ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I

MÔN: NGỮ VĂN LỚP 12 - THỜI GIAN LÀM BÀI: 90 PHÚT

TT

Nội dung kiến thức/

kĩ năng

Đơn vị

kiến thức/ kĩ năng

Mức độ kiến thức,

kĩ năng cần kiểm tra, đánh giá

Số câu hỏi theo mức độ

nhận thức

Tổng

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

1

Đọc hiểu

Thơ Việt Nam hiện đại

(1945_

1975)

(Ngữ liệu ngoài sách giáo khoa)

Nhận biết:

C1. Xác định phương thức biểu đạt chính trong đoạn thơ trên?

C2. Vẻ đẹp của bức tranh quê được thể hiện qua những từ ngữ, hình ảnh nào trong đoạn thơ?

Thông hiểu:

C3: Tìm và nêu tác dụng của các biện pháp tu từ có trong đoạn thơ?

Vận dụng:

C4: Qua đoạn thơ tác giả muốn gửi gắm tới người đọc thông điệp gì?

2

1

1

0

4

2

Viết đoạn văn nghị luận xã hội

(Khoảng 150 chữ)

Nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí

Nhận biết:

- Xác định được tư tưởng, đạo lí cần bàn luận: Nhân dân cả nước với tinh thần “Hướng về Miền Trung” bằng tình cảm “Tương Thân tương ái”.

- Xác định được cách thức trình bày đoạn văn.

Thông hiểu:

- Diễn giải về nội dung, ý nghĩa của tư tưởng, đạo lí.

Vận dụng:

- Vận dụng các kĩ năng dùng từ, viết câu, các phép liên kết, các phương thức biểu đạt, các thao tác lập luận phù hợp để triển khai lập luận, bày tỏ quan điểm của bản thân về tư tưởng, đạo lí.

Vận dụng cao:

- Huy động được kiến thức và trải nghiệm của bản thân để bàn luận về tư tưởng đạo lí.

- Có sáng tạo trong diễn đạt, lập luận làm cho lời văn có giọng điệu, hình ảnh, đoạn văn giàu sức thuyết phục.

1*

3

Viết bài văn nghị luận văn học

Nghị luận về một đoạn thơ

“Tây Tiến” – (Quang Dũng)

Nhận biết:

- Xác định được kiểu bài nghị luận; vấn đề nghị luận.

- Giới thiệu tác giả, đoạn thơ.

- Nêu hình tượng nghệ thuật nổi bật... của đoạn thơ.

Thông hiểu:

- Diễn giải cảm nhận về vẻ đẹp người lính Tây Tiến trong đoạn thơ, nét đặc sắc về nghệ thuật xây dựng hình tượng nghệ thuật và và nghệ thuật tình cảm của tác giả trong đoạn thơ theo yêu cầu của đề...

- Lí giải được một số đặc điểm của Thơ Việt Nam hiện đại

(1945_1975) được thể hiện trong bài thơ.

Vận dụng:

- Vận dụng các kĩ năng dùng từ, viết câu, các phép liên kết, các phương thức biểu đạt, các thao tác lập luận để phân tích, cảm nhận về nội dung, nghệ thuật của đoạn thơ.

- Nhận xét về nội dung, nghệ thuật của đoạn thơ; vị trí, đóng góp của tác giả.

Vận dụng cao:

- So sánh với các tác phẩm khác; liên hệ với thực tiễn; vận dụng kiến thức lí luận văn học để đánh giá, làm nổi bật vấn đề nghị luận.

- Có sáng tạo trong diễn đạt, lập luận làm cho lời văn có giọng điệu, hình ảnh, bài văn giàu sức thuyết phục.

1*

Tổng

6

Tỉ lệ %

40

30

20

10

100

Tỉ lệ chung

70

30

100

.............

Đề thi giữa kì 1 Tiếng Anh 12

Đề thi giữa kì 1 tiếng Anh 12

SỞ GD -ĐT……….

TRƯỜNG THPT ……….

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KỲ 1 ANH 12

Năm học 2023- 2024

Thời gian làm bài: 60 phút;(40 câu trắc nghiệm)

Choose the word whose underlined part differs from the other three in pronunciation in each of the following questions.

Question 1. A. called B. prepared C. employed D. expressed

Question 2. A. helps B. stays C. joins D. mails

Choose the word that differs from the other three in the position of primary stress in each of the following question.

Question 3. A. precede B. social C. signal D. couple

Question 4. A. national B. confidence C. mischievous D. romantic

Choose the letter A, B, C or D on your answer sheet to indicate the correct answer to each of the following questions.

Question 5. ________ the firemen arrived to help, we had already put out the fire.

A. Until
B. By the time
C. No sooner
D. After

Question 6. The mother told her son________ so impolitely.

A. did not behave
B. not behave
C. not to behave
D. not behaving

Question 7. A survey was conducted to________ people’s attitudes toward love and marriage.

A. maintain
B. determine
C. arrange
D. decide

Question 8. She always________ her homework in the evening.

A. do
B. is doing
C. has done
D. does

Question 9. In Vietnam, children begin their primary_________ at the age of six.

A. educationally
B. educational
C. educate
D. education

Question 10. My main responsibility is to wash the dishes and________ the garbage.

A. give up
B. come out
C. take up
D. take out

Question 11. The woman asked ________ get lunch at school.

A. if the children can
B. could the children
C. whether the children could
D. can the children

Question 12. While he________ at the bus stop, three buses went by in the opposite direction.

A. waited
B. were waiting
C. was waiting
D. had waited

Question 13. Many children are under such a high________ learning that they do not feel happy atschool.

A. interview
B. concentration
C. pressure
D. recommendation

Question 14. A large number of Indian men agreed that it was unwise to confide ________ their wives.

A. with
B. in
C. of
D. on

Question 15. The farmers________ in the field by the scientist now.

A. are being helped
B. is being helped
C. is helping
D. are helping

Question 16. John________ as a journalist since he graduated from university in 2000.

A. is working
B. has worked
C. had worked
D. worked

Question 17. They said that their house had been broken into ________

A. yesterday
B. the day before
C. the following day
D. tomorrow

Choose the underlined part that needs correction in the following questions.

Question 18. People are said that the robber had left two hours before

A. are said
B. that,
C. had left
D. before

Question 19. While I walked in the park last Sunday, I bumped into an old friend whom I hadn’t met for ages.

A. Into
B. Whom
C. I walked
D. An old friend

Choose the word(s) CLOSEST in meaning to the underlined word(s) in the following questions.

Question 20. Her ideas have attracted the professor’s attention in the scientific community.

A. left
B. paid
C. got
D. given

Question 21. Mr. Pike held his wife's hands and talked urgently to her in a low voice, but there didn't seem to be any response.

A. effect
B. reply
C. emotion
D. feeling

Choose the word(s) OPPOSITE in meaning to the underlined word(s) the following questions.

Question 22. All children can attend without paying fees at state schools.

A. secondary schools
B. independent schools
C. high schools
D. primary schools

Question 23. They also agree that a wife should maintain her beauty and appearance after marriage.

A. take care of
B. keep in mind
C. destroy
D. suppose

Choose the sentence that best completes each of the following exchanges

Question 24. Mary invited her friend, Sarah, to have dinner out that night and Sarah accepted.

Mary: “Shall we eat out tonight?” - Sarah: “___________.”

A. That's a great idea
B. It's kind of you to invite
C. You are very welcome
D. That's acceptable

Question 25. Marry is talking to Linda over the phone.

Mary: “Thank you for helping me prepare for the party.” Linda: “_____________”

A. My pleasure
B. The meal was out of this world
C. Never mention me
D. Of course not

Read the following passage and choose the correct word or phrase that best fits each of the numbered blanks:

A recent study shows that parents (26)________actively interact with children help them develop crucial cognitive skills, life skills, and eventually thrive to be successful. Parents contribute to developing focus, concentration, and self-control in their children. They also(27)________ critical thinking, empathy, perspective, making connections, and communicating. With a supportive parent, a child never regrets taking risks and this prepares a self-directed child. Parents' interactions have a huge impact on the child’s development, be it physical or mental.

Apart from genetic inheritance, children have a tendency to mimic their parents (28)________almost any field. This increases the liability of a parent to be a role model for their children. The efforts from a parent’s side have great effects on their children. (29)________ each child is different and special in their capabilities, parents are the ones who can shape and assist their children without fail. It is the (30)________ of parents to ensure a safe and sound environment for their children.

.Question 26. A. which B. whom C. whose D. who

Question 27. A. reduce B. enable C. stimulate D. improve

Question 28. A. from B. to C. for D. in

Question 29. A. Although B. Despite C. Because D. Due to

Question 30. A. responsibly B. responsibility C. responsible D. response

Read the following passage and choose the correct answer to each of the questions.

The entire education system in Vietnam is now facing several crises such as out-of-date course curricula, a lecturer-centered method of teaching and learning, research activities separated from teaching activities, a big gap between theory and practice that leads to a large number of graduates being unable to find a job, and the fact that degrees from Vietnamese universities are not recognized worldwide. There is, therefore, a huge demand for quality educational services.

Teaching methods delivered in the public school system are very teacher- oriented. You will find that the students are quite studious and very disciplined in the classroom. The more successful students are those who can absorb the given material and transfer the knowledge to their notebooks as in class debate is not entirely welcome in every class. This is a sharp contrast to western classroom settings where participation and challenging of materials has a greater focus.

Students are arranged by class number and do not move from classroom to classroom between classes. They also stay together as a small group for their entire elementary, junior- high, or high-school levels in one location per grade. The teachers are the ones who float from classroom to classroom making it difficult for the Vietnamese teacher to establish a room of their own. This is where western students develops much needed social skills, whereas the Vietnamese students develop a stronger group bond. The end result though, is the severe shyness in many Vietnamese when introduced to a new group of people and the need to interact. It becomes even more apparent at the university level.

Question 31. What is the author’s main purpose in this passage?

A. To show the development of the Vietnamese education system.
B. To point out some weak points of the Vietnamese education system.
C. To classify the education system in Vietnam.
D. To explain the difference between Vietnamese students and western students.

Question 32. According to the passage, the difference between the theory and practice makes .

A. it clear that degrees from Vietnamese universities are not recognized worldwide
B. it difficult for school-leavers to find a job
C. an impact on teaching quality
D. students feel embarrassed when leaving schools

Question 33. Which of the following is NOT TRUE about teaching methods in the public school system in Vietnam?

A. They encourage class discussions.
B. They makes students study studiously..
C. They are teacher-oriented.
D. They promote transferring the knowledge to their notebooks.

Question 34. The word ‘debate’ in the second paragraph is closest in meaning to.

A. discussion
B. relationship
C. activity
D. skill

Question 35. According to the passage, the entire education system in Vietnam is now facing several of following crises EXCEPT ________.

A. a combination research activities with teaching activities
B. a lecturer-centered method of teaching and learning
C. a big gap between theory and practice
D. a large number of graduates being unable to find a job

Choose the sentence that is closest in meaning to the sentence given.

Question 36. People think that university is the best way to get a well-paid job.

A. It is thought that university to be the best way to get a well-paid job.
B. It is thought that university has been the best way to get a well-paid job.
C. University is thought to have been the best way to get a well-paid job.
D. University is thought to be the best way to get a well-paid job.

Question 37. The last time I saw Rose was three years ago.

A. I saw Rose three years ago.
B. I didn’t see Rose for three years.
C. I haven’t seen Rose for three years.
D. I have seen Rose for three years.

Question 38. “I am going to Brighton tomorrow.” he said.

A. He said he was going to Brighton tomorrow.
B. He said he is going to Brighton the day after.
C. He said he was going to Brighton the following day.
D. He said he was going to Brighton next day.

Choose the sentence that best combines each pair of sentences.

Question 39. They finished one project. They soon started working on the next.

A. As soon as they had finished one project as they started working on the next.
B. Hardly had they finished one project when they started working on the next.
C. Had they finished one project, they would have started working on the next.
D. No sooner had they started working on the next project than they finished the previous one.

Question 40. He left school. Then he worked for his father's company.

A. He had worked for his father's company before he left school.
B. After he had left school, he worked for his father's company.
C. After he had worked for his father's company, he left school.
D. Before he had worked for his father's company, he left school.

Đáp án đề thi giữa kì 1 tiếng Anh 12

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

D

A

A

D

B

C

B

D

D

D

C

C

C

B

A

B

B

A

C

C

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

34

35

36

37

38

39

40

B

B

C

A

A

D

D

D

A

B

B

B

A

A

A

D

C

C

B

B

............

Đề thi giữa kì 1 Lịch sử 12

Câu 1. Nguyên thủ của các nước nào sau đây tham gia hội nghị Ianta (Liên Xô) 2/1945?

A. Anh – Đức – Mĩ.
B. Anh - Mĩ - Nhật.
C. Liên Xô - Mĩ- Anh.
D. Anh - Pháp – Nga.

Câu 2. Từ ngày 25 – 4 đến ngày 26 – 6 – 1945, đại biểu 50 nước đã thông qua hiến chương và tuyên bố thành lập tổ chức Liên hợp quốc tại

A. New York (Mĩ).
B. Ianta (Liên Xô).
C. Xan Phranxixcô (Mĩ).
D. Pốtxđam (Đức).

Câu 3. Trong các cơ quan sau đây của Liên Hợp Quốc, cơ quan nào là cơ quan chính trị quan trọng nhất của Liên Hợp Quốc?

A. Hội đồng Bảo an.
B. Ban thư kí.
C. Hội đồng kinh tế và xã hội.
D. Tòa án quốc tế

Câu 4. Năm 1949, Liên Xô đạt thành tựu nổi bật nào dưới đây?

A. Thực hiện được nhiều kế hoạch dài hạn.
B. Phóng thành công tàu vũ trụ bay vòng quanh trái đất.
C. Chế tạo thành công bom nguyên tử.
D. Phóng thành công vệ tinh nhân tạo.

Câu 5. Nguyên nhân khách quan dẫn đến sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu là

A. đường lối lãnh đạo mang tính chủ quan, duy ý chí.
B. thiếu dân chủ và công bằng trong xã hội.
C. cơ chế quản lí tập trung quan liêu bao cấp.
D. sự chống phá của các thế lực thù địch

Câu 6. Việc Liên Xô phóng con tàu vũ trụ bay vòng quanh trái đất năm 1961 có ý nghĩa như thế nào?

A. Phá thế độc quyền về công nghiệp vũ trụ của Mĩ.
B. Liên Xô đã mở đầu kỉ nguyên chinh phục vũ trụ của loài người.
C. Giúp Liên Xô xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội.
D. Tạo ra thế cân bằng về thành tựu khoa học kĩ thuật với Mĩ.

Câu 7. Trước chiến tranh thế giới thứ hai, nước nào ở khu vực Đông Bắc Á không bị chủ nghĩa thực dân nô dịch ?

A. Nhật Bản.
B. Triều Tiên.
C. Trung Quốc.
D. Hồng Kông

Câu 8. Biến đổi nào của khu vực Đông Bắc Á sau chiến tranh thế giới thứ hai đã góp phần làm thay đổi bản đồ địa lí – chính trị thế giới?

A. Hàn Quốc, Hồng Công và Đài Loan trở thành “Ba con rồng” kinh tế ở châu Á.
B. Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ra đời, đi theo con đường cách mạng xã hội chủ nghĩa.
C. Nhật bản đạt được sự phát triển “thần kì”, trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.
D. Hàn Quốc trở thành “con rồng” kinh tế nổi bật nhất của khu vực Đông Bắc Á.

Câu 9. Bài học kinh nghiệm rút ra từ cuộc cải cách mở cửa của Trung Quốc và cải tổ ở Liên Xô đối với công cuộc đổi mới ở Việt Nam là

A. duy trì cơ chế quản lí kinh tế tập trung.
B. kiên trì vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản.
C. phải xây dựng nền kinh tế thị trường năng động.
D. phải thay đổi thể chế chính trị cho phù hợp với tình hình.

Câu 10. Các quốc gia nào ở Đông Nam Á tuyên bố độc lập trong năm 1945?

A. Campuchia, Malaixia, Brunây.
B. Inđônêxia, Việt Nam, Lào.
C. Inđônêxia, Xingapo, Malaixia.
D. Miến Điện, Việt Nam, Philippin.

Câu 11. Những nước thành viên sáng lập tổ chức ASEAN bao gồm

A. Inđônêxia, Philippin, Xingapo, Mianma, Malaixia.
B. Mĩanma, Philípin, Xingapo, Malaixia, Brunây.
C. Inđônêxia, Malaixia, Philippin, Xingapo, Thái Lan.
D. Brunây, Thái Lan, Xingapo, Malaixia, Mianma.

Câu 12. Sự khởi sắc của tổ chức ASEAN được đánh dấu từ sự kiện nào sau đây?

A. Ngày 8/8/1967, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á ra đời.
B. Năm 1999 tổ chức ASEAN đã kết nạp được 10 nước thành viên.
C. Tháng 12/ 2015, Cộng đồng ASEAN chính thức thành lập.
D. Tháng 2/1976, Hiệp ước thân thiện và hợp tác ở Đông Nam Á được kí kết

Câu 13. Trong các biến đổi của các nước Đông Nam Á từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, biến đổi nào là quan trọng nhất?

A. Gia nhập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).
B. Từ các nước thuộc địa trở thành các nước độc lập.
C. Một số nước Đông Nam Á có tốc độ phát triển kinh tế cao.
D. Ngày càng mở rộng hợp tác với các nước Đông Á và EU.

Câu 14. Đối tượng đấu tranh của các nước Mĩ La tinh là chống

A. ách cai trị của các nước đế quốc phương Tây.
B. chế độ độc tài thân Mĩ.
C. ách cai trị của thực dân Anh.
D. ách cai trị của thực dân Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha.

Câu 15. Thắng lợi nào sau đây đánh dấu chủ nghĩa thực dân cũ ở châu Phi cùng hệ thống thuộc địa của nó cơ bản bị tan rã?

A. Năm 1975, Môdămbich và Ănggôla lật đổ được ách thống trị của thực dân Bồ Đào Nha.
B. Năm 1980, nhân dân Nam Rôđêđia và Tây Nam Phi đã giành được thắng lợi.
C. Bản Hiến pháp tháng 11 / 1993 đã chính thức xóa bỏ chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi.
D. 4 /1994, Nenxơn Manđêla trở thành Tổng thống da đen đầu tiên của Cộng hòa Nam Phi.

Câu 16. Sự kiện nào được đánh giá là tiêu biểu nhất và là lá cờ đầu trong phong trào giải phóng dân tộc ở Mĩ La-tinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai?

A. Thắng lợi của cách mạng Mê-hi-cô.
B. Thắng lợi của cách mạng Ê-của-đo.
C. Thắng lợi của cách mạng Cu-ba.
D. Thắng lợi của cách mạng Bra-xin.

Câu 17. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, tình hình nền kinh tế Mĩ như thế nào?

A. Phát triển ổn định.
B. Phát triển mạnh mẽ.
C. Phát triển thần kì.
D. Phát triển không ổn định.

Câu 18. Nội dung nào sau đây không thuộc mục tiêu trong “Chiến lược toàn cầu” của Mĩ?

A. Ngăn chặn tiến tới xóa bỏ chủ nghĩa xã hội trên thề giới.
B. Đàn áp phong trào giải phóng dân tộc, phong trào hòa bình thế giới.
C. Tiến hành chiến tranh xâm lược trên toàn thế giới.
D. Khống chế, chi phối các nước Đồng minh phụ thuộc vào Mĩ.

Câu 19. Yếu tố nào không phải là nguyên nhân dẫn đến sự phát triển của kinh tế Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ hai?

A. Các tập đoàn tư bản lũng đoạn có sức sản xuất, cạnh tranh lớn.
B. Vai trò của Nhà nước trong việc hoạch định chính sách và điều tiết nền kinh tế.
C. Chính sách mới của Tổng thống Rudơven đã phát huy tác dụng trên thực tế.
D. Áp dụng những thành tựu khoa học - kĩ thuật vào trong sản xuất.

Câu 20. Tây Âu đã trở thành một trong ba trung tâm kinh tế - tài chính lớn của thế giới từ khi nào?

A. Thập niên 50 của thế kỉ XX.
B. Thập niên 60 của thế kỉ XX.
C. Thập niên 70 của thế kỉ XX.
D. Thập niên 80 của thế kỉ XX.

Câu 21. Mục đích chính của các nước Tây Âu khi nhận viện trợ của Mĩ ngay sau Chiến tranh thế giới thứ hai là

A. để phục hồi và phát triển kinh tế.
B. muốn trở thành đồng minh của Mĩ.
C. để xâm lược các quốc gia khác.
D. cạnh tranh với Liên Xô.

Câu 22. Khoa học – kĩ thuật của Nhật Bản chủ yếu tập trung vào lĩnh vực

A. công nghiệp dân dụng.
B. công nghiệp hàng không vũ trụ.
C. công nghiệp phần mềm.
D. công nghiệp xây dựng.

Câu 23. Nguyên nhân cơ bản nhất đưa nền kinh tế Nhật Bản phát triển “thần kỳ” trong những năm 60 – 70 của thế kỷ XX là gì ?

A. biết lợi dụng vốn của nước ngoài để đầu tư vào những ngành công nghiệp then chốt.
B. biết áp dụng khoa học - kỹ thuật để tăng năng suất, cải tiến kỹ thuật và hạ giá thành hàng hóa.
C. biết “len lách” xâm nhập thị trường các nước đang phát triển.
D. nhờ những cải cách dân chủ đã thực hiện trong những năm 1945 – 1952

Câu 24. Từ kinh nghiệm và sự thành công trong phát triển « thần kì » của nền kinh tế của Nhật Bản, bài học quan trọng rút ra cho công cuộc xây dựng CNXH ở Việt Nam là gì?

A. Đầu tư cho giáo dục, coi giáo dục như là lực lượng sản xuất gián tiếp.
B. Tận dụng tốt các cơ hội bên ngoài như nguồn vốn đầu tư, các nguồn viện trợ.
C. Quan tâm đến yếu tố con người, áp dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật vào sản xuất.
D. Tăng cường vai trò quản lí của Nhà nước trong điều hành kinh tế và hoat động sản xuất

Câu 25. Sự kiện khởi đầu cuộc Chiến tranh lạnh là

A. Mĩ đề ra “Kế hoạch Mácsan” nhằm viện trợ cho các nước Tây Âu (1947).
B. sự ra đời của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO, 1949).
C. thông điệp của Tổng thống Truman tại Quốc hội Mĩ (1947).
D. sự ra đời của Tổ chức Hiệp ước Vácsava (1955)

Câu 26. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự đối đầu gay gắt giữa Liên Xô và Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ hai là gì?

A. Mĩ muốn trở thành cường quốc kinh tế và thiết lập trật tự “đơn cực”.
B. Hệ thống thuộc địa của Mĩ ngày càng bị thu hẹp do của Liên Xô.
C. Do cả hai nước muốn làm bá chủ để lãnh đạo thế giới.
D. Do sự đối lập về mục tiêu và chiến lược giữa hai cường quốc.

Câu 27. Chiến tranh lạnh chấm dứt (1989) đã tác động như thế nào đến tình hình thế giới?

A. Mở ra xu hướng giải quyết hòa bình các vụ tranh chấp, xung đột.
B. Khiến các tổ chức chính trị - quân sự trên thế giới đều bị giải thể.
C. Làm cho phạm vi ảnh hưởng của Mĩ và Liên Xô đều bị thu hẹp.
D. Hình thành một trật tự thế giới mới theo xu hướng đa cực.

Câu 28. Nguồn gốc sâu xa của cuộc cách mạng khoa học- công nghệ thế kỉ XX là do

A. yêu cầu của việc cải tiến công cụ sản xuất.
B. nhu cầu vật chất và tinh thần ngày càng cao của con người.
C. sự cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên và ô nhiểm môi trường.
D. yêu cầu chuẩn bị cuộc chiến tranh hạt nhân.

Câu 29: Nội dung nào sau đây không phải là biểu hiện chủ yếu của xu thế toàn cầu hóa?

A. Sự chi phối ngày càng mạnh mẽ giữa các nước lớn đối với các nước kém phát triển.
B. Sự phát triển nhanh chóng của quan hệ thương mại giữa các quốc gia trên thế giới.
C. Sự tăng cường sáp nhập và hợp nhất các công ty thành những tập đoàn lớn trên toàn cầu.
D. Sự ra đời của các tổ chức liên kết kinh tế, thương mại, tài chính quốc tế và khu vực.

Câu 30. Trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay, Đảng ta xác định “vấn đề có ý nghĩa sống còn đối với Đảng và nhân dân ta” đó là

A. đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
B. vươn mình ra thế giới, đẩy mạnh hội nhập.
C. nắm bắt cơ hội, vượt qua thách thức, phát triển mạnh mẽ trong thời kì mới.
D. mở rộng hợp tác quốc tế vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh.

Ma trận đề thi giữa kì 1 Sử 12

Mức độ

Bài

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Tổng số câu

Vận dụng thấp

Vận dụng cao

Bài 1. Sự hình thành trật tự thế giới mới sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1945 - 1949)

Số câu: 2

Số câu: 1

Số câu: 0

Số câu: 0

Số câu: 3

Bài 2. Liên Xô và các nước Đông Âu (1945- 1991). Liên

Bang Nga(1991-2000)

Số câu: 1

Số câu: 0

Số câu: 1

Số câu: 1

Số câu: 3

Bài 3. Các nước Đông Bắc Á

Số câu: 1

Số câu: 0

Số câu: 1

Số câu: 1

Số câu: 3

Bài 4. Các nước Đông Nam

Á và Ấn Độ

Số câu: 2

Số câu: 1

Số câu: 1

Số câu: 0

Số câu: 4

Bài 5. Các nước châu Phi và

Mĩ Latinh

Số câu 1

Số câu 1

Số câu 1

Số câu 0

Số câu 3

Bài 6. Nước Mĩ

Số câu 1

Số câu 2

Số câu 0

Số câu 0

Số câu 3

Bài 7. Tây Âu

Số câu 1

Số câu 1

Số câu 0

Số câu 0

Số câu 2

Bài 8. Nhật Bản.

Số câu 1

Số câu 1

Số câu 1

Số câu 0

Số câu 3

Bài 9. Quan hệ quốc tế trong

và sau thời kì Chiến tranh lạnh.

Số câu 1

Số câu 1

Số câu 1

Số câu 0

Số câu 3

Bài 10: Cách mạng KHCN và xu thế toàn cầu hóa nửa sau thế kỷ XX

Số câu 1

Số câu 1

Số câu 0

Số câu 1

Số câu 3

TỔNG SỐ CÂU

Số câu: 12

Số điểm 4

Tỉ lệ : 40%

Số câu: 9

Số điểm: 3

Tỉ lệ : 30%

Số câu: 6

Số điểm: 2

Tỉ lệ : 20%

Số câu: 3

Số điểm: 1

Tỉ lệ : 10%

Số câu: 30

Số điểm: 10

Tỉ lệ: 100 %

BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I MÔN LỊCH SỬ LỚP 12

Mức độ

Bài

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Tổng số câu

Vận dụng thấp

Vận dụng cao

Bài 1. Sự hình thành trật tự thế giới mới sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1945 - 1949)

- Nêu được hoàn cảnh, thành phần tham dự, những quyết định quan trọng của Hội nghị Ianta (2/1945) và thỏa thuận của ba cường quốc.

- Nêu được sự thành lập, mục đích và nguyên tắc hoạt động cơ bản của Liên hợp quốc.

- Hiểu được ý nghĩa những quyết định quan trọng của Hội nghị Ianta.

- Hiểu được vai trò, thành phần và nguyên tắc hoạt động của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc

Số câu: 2

Số câu: 1

Số câu: 0

Số câu: 0

Số câu: 3

Bài 2. Liên Xô và các nướcĐông Âu (1945- 1991). Liên

Bang Nga(1991-2000)

- Nêu được những thành tựu chính trong công cuộc khôi phục kinh tế (1945 - 1950) và xây dựng CNXH ở Liên Xô (từ năm 1945 đến nửa đầu những năm 70 (thế kỉ XX).

- Phân tích được nguyên nhân tan rã của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và các nước Đông Âu.

Rút ra được ý nghĩa những thành tựu của nhân dân Liên Xô trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội (từ 1950 đến nửa đầu những năm 70, thế kỉ XX).

- Rút ra bài học cho Việt Nam cho công cuộc xây dựng đất nước hiện nay.

Số câu: 1

Số câu: 0

Số câu: 1

Số câu:1

Số câu: 3

Bài 3. Các nước Đông Bắc Á

- Biết được những nét chung về các nước khu vực Đông Bắc Á trước và sau Chiến tranh thế giới thứ hai.

Phân tích được những biến đổi về chính trị, kinh tế - xã hội của khu vực Đông Bắc Á sau Chiến tranh thế giới thứ hai.

- Đánh giá được ý nghĩa những thành tựu trong công cuộc cải cách, mở cửa ở Trung Quốc.

Rút ra được bài học cho Việt Nam trong công cuộc xây dựng đất nước.

Số câu 1

Số câu 0

Số câu 1

Số câu 1

Số câu: 3

Bài 4. Các nước Đông Nam

Á và Ấn Độ

- Biết được những nét chung về các nước khu vực Đông Nam Á trước và sau Chiến tranh thế giới thứ hai.

-Hiểu được ý nghĩa những mốc chính trong quá trình phát triển của tổ chức ASEAN.

- Khái quát được những biến đổi của khu vực Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ hai.

Số câu: 2

Số câu: 1

Số câu: 1

Số câu: 0

Số câu: 4

Bài 5. Các nước châu Phi và

Mĩ Latinh

- Biết được những nét chính trong cuộc đấu tranh giành độc lập của các nước châu Phi và Mĩ La-tinh từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai.

- Hiểu được ý nghĩa những thắng lợi lớn trong phong trào giải phóng dân tộc ở các nước châu Phi và Mĩ Latinh từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai.

-Rút ra được ý nghĩa sự kiện tiêu biểu ở Châu MĨ La Tinh

Số câu: 1

Số câu: 1

Số câu: 1

Số câu: 0

Số câu: 3

Bài 6. Nước Mĩ

- Nêu được tình hình kinh tế, khoa học – kĩ thuật và chính sách đối ngoại của Mĩ

- Hiểu được chính sách đối ngoại của Mĩ và những nguyên nhân dẫn đến sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế Mĩ.

Số câu: 1

Số câu: 2

Số câu: 0

Số câu: 0

Số câu: 3

Bài 7. Tây Âu

- Nêu được các vấn đề chủ yếu về sự phát triển kinh tế, khoa học - kĩ thuật và chính sách đối ngoại Tây Âu

- Hiểu được nguyên nhân thúc đẩy sự phát triển nhanh chóng của kinh tế Tây Âu.

- Hiểu được điểm chung trong chính sách đối ngoại của Tây Âu

Số câu: 1

Số câu: 1

Số câu: 0

Số câu: 0

Số câu: 2

Bài 8. Nhật Bản.

- Nêu được các vấn đề chủ yếu: Sự phát triển kinh tế, khoa học

– kĩ thuật; Chính sách đối ngoại của Nhật Bản

- Hiểu được nguyên nhân dẫn đến sự phát triển “thần kì” của Nhật Bản.

- Bài học kinh nghiệm rút ra cho công cuộc xây dựng CNXH ở Việt Nam hiên nay

-So sánh nguyên nhân phát triển kinh tế, khoa học – kĩ thuật của Mĩ, Tây Âu, Nhật Bản.

Số câu: 1

Số câu: 1

Số câu: 1

Số câu: 0

Số câu: 3

Bài 9. Quan hệ quốc tế trong

và sau thời kì Chiến tranh lạnh.

- Biết được sự kiện khởi đầu chiến tranh lạnh

- - Trình bày được những sự kiện biểu hiện xu thế hoà hoãn tiến tới chấm dứt “Chiến tranh lạnh

- Hiểu được nguyên nhân Mĩ và Liên Xô chuyển sang thế đối đầu sau Chiến tranh thế giới thứ hai và nguyên nhân hai cường quốc tuyên bố chấm dứt Chiến tranh lạnh.

- Phân tích đặc điểm trong quan hệ quốc tế từ năm 1945 đến 1991

- Chiến tranh lạnh chấm dứt đã tác động như thế nào đến tình hình thế giới.

Số câu: 1

Số câu: 1

Số câu: 1

Số câu: 0

Số câu: 3

Bài 10: Cách mạng KHCN và xu thế toàn cầu hóa nửa sau thế kỷ XX

- Nêu nguồn gốc, đặc điểm của cách mạng khoa học – công nghệ.

- - Nêu được bản chất và những biểu hiện của xu thế toàn cầu

hóa.

- Hiểu được đặc điểm của nổi bật của cuộc cách mạng khoa học

– công nghệ.

-Nhiệm vụ có ý nghĩa sống còn mà Đảng ta xác định dưới tác động của xu thế toàn cầu hóa

- Thách thức lớn nhất mà Việt Nam phải đối mặt trước xu thế toàn cầu hóa

Số câu: 1

Số câu: 1

Số câu: 0

Số câu: 1

Số câu: 3

TỔNG SỐ CÂU

Số câu: 12

Số điểm 4

Tỉ lệ : 40%

Số câu: 9

Số điểm: 3

Tỉ lệ : 30%

Số câu: 6

Số điểm: 2

Tỉ lệ : 20%

Số câu: 3

Số điểm: 1

Tỉ lệ : 10%

Số câu: 30

Số điểm: 10

Tỉ lệ: 100 %

Đề thi giữa kì 1 môn GDCD 12

Đề kiểm tra giữa kì 1 GDCD 12

TRƯỜNG ……..

ĐỀ KIỂM TRA CHÍNH THỨC

(Đề có 04 trang)

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I

NĂM HỌC 2023 – 2024

MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN 12

Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (8 điểm)

Chọn đáp án đúng nhất (0,25 điểm / câu).

Câu 1: Người ở độ tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là

A. từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi.
B. từ 14 tuổi đến đủ 16 tuổi.
C. từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi.
D. từ 16 tuổi đến đủ 18 tuổi.

Câu 2: Trách nhiệm pháp lý được áp dụng đối với người vi phạm pháp luật nhằm

A. giáo dục, răn đe, hành hạ.
B. kiềm chế những việc làm trái luật.
C. xử phạt hành chính.
D. phạt tù hoặc tử hình.

Câu 3: Vi phạm pháp luật hành chính là hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm tới

A. quan hệ xã hội và quan hệ kinh tế.
B. các quy tắc quản lí nhà nước.
C. các điều luật và các quan hệ hành chính.
D. quan hệ xã hội và quan hệ hành chính.

Câu 4: Tính giai cấp của nhà nước thể hiện ở phương diện:

A. kinh tế, chính trị.
B. kinh tế, chính trị, tư tưởng.
C. kinh tế, văn hóa, xã hội.
D. kinh tế, chính trị, văn hóa.

Câu 5: Pháp luật là

A. các quy tắc xử xự chung, do nhà nước ban hành hoặc công nhận.
B. các hệ thống chuẩn mực, được quy định trong Hiến pháp, do Nhà nước thừa nhận.
C. các quy tắc xử xự chung, do nhà nước thừa nhận trên những chuẩn mực của đời sống.
D. các quy tắc xử xự chung của mọi người, do nhà nước ban hành, được áp dụng ở phạm vi nhất định.

Câu 6:“Vợ chồng bình đẳng với nhau, có nghĩa vụ và quyền ngang nhau về mọi mặt trong gia đình” (Điều 19. Bình dẳng về quyền và nghĩa vụ giữa vợ, chồng, Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 sửa đổi, bổ sung năm 2010) thể hiện đặc trưng nào của pháp luật?

A. Tính quy phạm phổ biến.
B. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.
C. Tính quyền lực, bắt buộc chung.
D. Tính ý chí và khách quan.

Câu 7: Hình phạt trong pháp luật hình sự của các nước thể hiện “hậu quả pháp lý” nặng nề nhất mà chủ thể phải gánh chịu do hành vi vi phạm pháp luật gây ra thể hiện đặc trưng

A. tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.
B. tính quyền lực, bắt buộc chung.
C. tính chủ quan, quy phạm phổ biến.
D. tính ý chí.

Câu 8: Đâu là bản chất của pháp luật Việt Nam?

A. Tính giai cấp và tính xã hội.
B. Tính giai cấp và tính chính trị.
C. Tính xã hội và tính kinh tế.
D. Tính kinh tế và tính xã hội.

Câu 9: Pháp luật mang bản chất của xã hội vì

A. pháp luật là cơ sở đảm bảo an toàn trật tự xã hội.
B. pháp luật bắt nguồn từ xã hội.
C. pháp luật góp phần hoàn chỉnh hệ thống xã hội.
D. pháp luật đem đến một hệ thống chính trị hoàn chỉnh.

Câu 10: Nhà nước Việt Nam đại diện cho lợi ích của

A. giai cấp công nhân và nhân dân lao động.
B. giai cấp công dân.
C. các tầng lớp bị áp bức.
D. nhân dân lao động.

Câu 11: Con cái chửi, mắng cha, mẹ thì sẽ bị

A. dư luận lên án.
B. vi phạm pháp luật hành chính.
C. vi phạm pháp luật dân sự.
D. vi phạm pháp luật hình sự.

Câu 12: Khi gặp đèn đỏ thì dừng, chạy xe không dàn hàng ngang là

A. sử dụng pháp luật.
B. thực hiện pháp luật.
C. tuân thủ Pháp luật.
D. áp dụng pháp luật.

Câu 13: Tòa án huyện A tuyên bố bị cáo B mức phạt 2 năm tù vì tội hiếp dâm, là

A. sử dụng pháp luật.
B. áp dụng pháp luật.
C. thi hành pháp luật.
D. tuân thủ pháp luật.

Câu 14: Các tổ chức cá nhân chủ động thực hiện quyền (những việc được làm) là

A. sử dụng pháp luật.
B. thi hành pháp luật.
C. tuân thủ pháp luật.
D. áp dụng pháp luật.

Câu 15: Các tổ chức cá nhân chủ động thực hiện nghĩa vụ (những việc phải làm) là

A. sử dụng pháp luật.
B. thi hành pháp luật.
C. tuân thủ pháp luật.
D. áp dụng pháp luật.

Câu 16: Các tổ chức cá nhân không làm những việc bị cấm là

A. sử dụng pháp luật.
B. thi hành pháp luật.
C. tuân thủ pháp luật.
D. áp dụng pháp luật.

Câu 17: Hành vi vi phạm các quy tắc, quy chế được xác lập trong một tổ chức, cơ quan, đơn vị là

A. vi phạm hành chính.
B. vi phạm dân sự.
C. vi phạm kỷ luật.
D. vị phạm hình sự.

Câu 18: Cơ sở để truy cứu trách nhiệm pháp lý là

A. hành vi vi phạm pháp luật.
B. tính chất phạm tội.
C. mức độ gây thiệt hại của hành vi.
D. khả năng nhận thức của chủ thể.

Câu 19: Vi phạm hình sự là

A. Hành vi rất nguy hiểm cho xã hội.
B. Hành vi nguy hiểm cho xã hội.
C. Hành vi tương đối nguy hiểm cho xã hội.
D. Hành vi đặc biệt nguy hiểm cho xã hội.

Câu 20: Năng lực của chủ thể bao gồm:

A. Năng lực pháp luật và năng lực hành vi.
B. Năng lực pháp luật và năng lực công dân.
C. Năng lực hành vi và năng lực nhận thức.
D. Năng lực pháp luật và năng lực nhận thức.

Câu 21: Người nào tuy có điều kiện mà không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, dẫn đến hậu quả người đó chết, thì

A. vi phạm pháp luật dân sự.
B. phải chịu trách nhiệm hình sự.
C. vi phạm pháp luật hành chính.
D. Bị xử phạt hành chính.

Câu 22: Anh B săn bắt động vật quý hiếm trong rừng. Trong trường hợp này anh B đã

A. không thi hành pháp luật.
B. không sử dụng pháp luật.
C. không áp dụng pháp luật.
D. không tuân thủ pháp luật.

Câu 23: Qua kiểm tra cơ quan của anh C phát hiện anh C thường xuyên đi làm muộn và nhiều lần tự ý nghỉ việc không có lí do. Trong trường hợp này, anh C đã

A. vi phạm dân sự.
B. vi phạm hành chính.
C. vi phạm kỉ luật.
D. vi phạm hình sự.

Câu 24: Người có hành vi trộm cắp phải chịu trách nhiệm pháp lý hay trách nhiệm đạo đức?

A. Cả trách nhiệm pháp lý và trách nhiệm đạo đức.
B. Chỉ chịu trách nhiệm đạo đức nếu trộm cắp tài sản có giá trị nhỏ.
C. Không phải chịu trách nhiệm nào cả.
D. Trách nhiệm pháp lý.

Câu 25: Người chưa thành niên, theo qui định pháp luật Việt Nam là người chưa đủ

A. 18 tuổi.
B. 16 tuổi.
C. 15 tuổi.
D. 17 tuổi

Câu 26: Công dân có quyền cơ bản nào sau đây?

A. Quyền bầu cử, ứng cử.
B. Quyền tổ chức lật đổ.
C. Quyền lôi kéo, xúi giục.
D. Quyền tham gia tổ chức phản động.

Câu 27: Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật, do người ……...trách nhiệm pháp lý thực hiện.

A. đủ tuổi
B. bình thường
C. không có năng lực
D. có năng lực

Câu 28: Việc đảm bảo quyền bình đẳng của công dân trước PL là trách nhiệm của

A. Nhà nước.
B. Nhà nước và XH.
C. Nhà nước và PL.
D. Nhà nước và công dân.

Câu 29: Những hành vi xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của công dân sẽ bị nhà nước:

A. ngăn chặn, xử lí.
B. xử lí nghiêm minh.
C. xử lí thật nặng.
D. xử lí nghiêm khắc.

Câu 30: Kết hôn là

A. xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định của Luật về điều kiện kết hôn và đăng kí kết hôn.
B. xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định của Luật về độ tuổi, năng lực trách nhiệm pháp lý và đăng ký kết hôn.
C. xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định của Luật về sự tự nguyện, không bị mất năng lực hành vi dân sự và đăng ký kết hôn.
D. xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định của Luật về độ tuổi, sự tự nguyện và đăng kí kết hôn.

Câu 31: Độ tuổi được phép kết hôn theo quy định của pháp luật hiện hành đối với nam, nữ là:

A. nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên.
B. nam đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ 17 tuổi trở lên.
C. nam đủ 21 tuổi trở lên, nữ đủ 18 tuổi trở lên.
D. nam từ 19 tuổi trở lên, nữ đủ 18 tuổi.

Câu 32: Hình thức xử phạt chính đối với người vi phạm hành chính là

A. tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ.
B. buộc khắc phục hậu quả do mình gây ra.
C. tịch thu tang vật, phương tiện.
D. phạt tiền, cảnh cáo.

II. PHẦN TỰ LUẬN (2 điểm)

Em hãy kể tên các hình thức thực hiện pháp luật. Với mỗi hình thức thực hiện pháp luật, em hãy cho một ví dụ cụ thể.

Đáp án đề thi giữa kì 1 môn GDCD 12

I. Phần trắc nghiệm

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

Đáp án

A

B

B

B

A

A

B

A

B

A

A

C

B

A

B

C

Câu

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

Đáp án

C

A

B

A

B

D

C

B

A

A

D

D

B

A

A

A

II. Phần tự luận (2,0 điểm)

CÂU

NỘI DUNG

ĐIỂM

1

4 hình thức thực hiện pháp luật:

1. Tuân thủ pháp luật

Ví dụ: Pháp luật cấm vượt đèn đỏ à không vượt à tuân thủ pháp luật

2. Thi hành pháp luật

Ví dụ: Pháp luật quy định đến tuổi phải thực hiện nghĩa vụ quân sự à đi nghĩa vụ à thi hành pháp luật

3. Sử dụng pháp luật

Ví dụ: Pháp luật quy định công dân có quyền kết hôn à đi đăng ký kết hôn à sử dụng pháp luật

4. Áp dụng pháp luật

Ví dụ: Công dân đến UBND để đăng ký kết hôn à cán bộ UBND xem xét cấp giấy chứng nhận đăng ký kết hôn à áp dụng pháp luật

0,25

0,25

0,25

0,25

0,25

0,25

0,25

0,25

TỔNG

2,0 ĐIỂM

* Lưu ý: Trên đây là những gợi ý tham khảo, giáo viên chấm linh hoạt tùy theo mức độ làm bài của học GDCD ghi điểm tối đa từng phần, trân trọng những câu trả lời sáng tạo, diễn đạt tốt.

Ma trận đề thi giữa kì 1 GDCD 12

Cấp độ

Chủ đề

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

Cộng

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

1. Pháp luật và đời sống

- Nêu được khái niệm, bản chất, đặc trưng của pháp luật.

- Hiểu được vai trò của pháp luật trong đời sống xã hội.

- Hiểu được mối quan hệ giữa pháp luật và đạo đức.

- Đánh giá được hành vi của bản thân và người khác theo các chuẩn mực của pháp luật.

- Lựa chọn cách xử sự đúng khi sử dụng pháp luật để thực hiện và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.

Số câu:

Số điểm: Tỉ lệ:

4

1,0

10%

3

0,75

7,5%

3

0,75

7,5%

1

0,25

2,5%

11

2,75

27,5%

2. Thực hiện pháp luật

- Nêu được khái niệm thực hiện pháp luật, các hình thức thực hiện pháp luật và các loại vi phạm pháp luật

- Phân biệt được các hình thức thực hiện pháp luật.

- Hiểu được vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí.

- Hiểu được hình thức thực hiện pháp luật.

- Ủng hộ các hành vi thực hiện đúng pháp luật.

- Phê phán những hành vi làm trái pháp luật.

- Nêu được ví dụ thực tế cho mỗi hình thức thực hiện pháp luật.

- Thực hiện đúng theo quy định của pháp luật.

- Vận dụng kiến thức đã học để giải quyết các tình huống cụ thể.

Số câu:

Số điểm: Tỉ lệ:

6

1,5

15%

3

0,75

7,5%

½

1,0

10%

3

0,75

7,5%

½

1,0

10%

2

0,5

5,0%

17

5,5

55%

3. Chủ đề: Quyền bình đẳng của công dân trong một số lĩnh vực của đời sống xã hội

Biết được thế nào là bình đẳng về quyền và nghĩa vụ.

- Hiểu được thế nào là bình đẳng về trách nhiệm pháp lí.

- Hiểu được thế nào là bình đẳng trong hôn nhân và gia đình.

- Đánh giá được hành vi vi phạm quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật và trong lĩnh vực hôn nhân, gia đình.

- Vận dụng kiến thức đã học để giải quyết các tình huống cụ thể.

Số câu:

Số điểm: Tỉ lệ:

2

0,5

5,0%

2

0,5

5,0%

2

0,5

5,0%

1

0,25

2,5%

7

1,75

17,5%

TỔNG

Số câu:

Số điểm: Tỉ lệ:

12

3,0

30%

0

0

0%

8

2,0

20%

1/2

1,0

10%

8

2,0

20%

1/2

1,0

10%

4

1,0

10%

0

0

0%

33

10

100%

30%

30%

30%

10%

100%

..................

Tải file tài liệu để xem trọn bộ đề thi giữa kì 1 lớp 12 năm 2023 - 2024

Chia sẻ bởi: 👨 Thu Thảo
Mời bạn đánh giá!
  • Lượt tải: 98
  • Lượt xem: 3.425
  • Dung lượng: 2,9 MB
Sắp xếp theo