Bộ đề kiểm tra 1 tiết môn Công nghệ lớp 12 học kì 1 Đề kiểm tra 45 phút lớp 12 môn Công nghệ (4 Đề)

Bộ đề kiểm tra 1 tiết môn Công nghệ lớp 12 học kì 1 năm 2021 - 2022 gồm 4 đề kiểm tra chất lượng giữa học kì 1 có đáp án chi tiết kèm theo bảng ma trận đề thi.

Đề thi giữa kì 1 môn Công nghệ 12 giúp các bạn có thêm tư liệu tham khảo, làm quen với cấu trúc đề thi để nhanh chóng biết cách ôn tập để đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới. Đồng thời đây cũng là tư liệu giúp giáo viên ôn tập định hướng ra đề thi. Ngoài ra các em tham khảo thêm đề thi giữa học kì 1 môn tiếng Anh , Địa lý , Ngữ văn , Sinh học . Vậy sau đây là nội dung chi tiết, mời các bạn cùng theo dõi và tải tại đây.

Đề kiểm tra 45 phút lớp 12 môn Công nghệ

SỞ GD&ĐT………..

TRƯỜNG THPT ………..

KIỂM TRA MỘT TIẾT NĂM HỌC 2021 – 2022

Môn: CÔNG NGHỆ - Lớp 12

Thời gian làm bài: 45 phút

Câu 1: Chọn câu Đúng khi nói về quang điện trở?

A. Là linh kiện được dùng để ổn định điện áp xoay chiều.

B. Là một loại linh kiện có trị số điện trở thay đổi theo ánh sáng.

C. Là loại linh kiện khi có ánh sáng rọi vào sẽ làm trị số điện trở tăng lên.

D. Là một loại linh kiện khi có dòng điện chạy qua, nó bức xạ ra ánh sáng.

Câu 2: Ý nghĩa của trị số điện cảm là:

A. Cho biết khả năng tích lũy năng lượng từ trường của cuộn cảm.

B. Cho biết mức độ tổn hao năng lượng trong cuộn cảm khi dòng điện chạy qua.

C. Cho biết khả năng tích lũy nhiệt lượng của cuộn cảm khi dòng điện chạy qua.

D. Cho biết khả năng tích lũy năng lượng điện trường của cuộn cảm

Câu 3: Dòng điện có tần số càng cao càng dễ dàng đi qua……….

A. cuộn cảm trung tần

B. cuộn cảm cao tần.

C. tụ điện

D. cuộn cảm âm tần.

Câu 4: Linh kiện điện tử nào có ba lớp tiếp giáp P – N và có ba điện cực kí hiệu là: A, K, G?

A. Tirixto

B. Tranzito

C. Triac

D. Điac.

Câu 5: Khi phân loại mạch điện tử, về cơ bản có thể phân loại theo .......

A. loại linh kiện điện tử và phương thức gia công xử lý tín hiệu.

B. hình dạng, cấu tạo và chức năng nhiệm vụ.

C. loại linh kiện điện tử và cách mắc mạch điện tử.

D. chức năng, nhiệm vụ và phương thức gia công xử lý tín hiệu.

Câu 6: Mạch nguồn một chiều không thể thiếu 2 khối nào?

A. Mạch chỉnh lưu, mạch bảo vệ.

B. Biến áp nguồn, mạch ổn áp.

C. Mạch chỉnh lưu, mạch lọc nguồn.

D. Biến áp nguồn, mạch chỉnh lưu.

Câu 7: Trong các linh kiện điện tử sau, linh kiện nào không sử dụng được trong mạng điện xoay chiều?

A. Triac và điac.

B. Cuộn cảm lõi Ferrite

C. Tụ hóa.

D. Điốt chỉnh lưu.

Câu 8: Ở mạch nguồn một chiều thực tế, người ta sử dụng linh kiện điện tử nào cho mạch lọc nguồn?

A. 4 điôt tiếp mặt giống hệt nhau mắc dạng cầu.

B. Hai tụ hóa và một cuộn cảm âm tần.

C. IC ổn áp 7812 và tụ điện.

D. Hai tụ xoay và một cuộn cảm lõi Ferrite.

Câu 9: Ở mạch chỉnh lưu nửa chu kỳ, nguồn một chiều sau chỉnh lưu có cực dương luôn ở phía…..

A. catôt của điôt zener.

B. cuộn thứ cấp của biến áp.

C. anôt của điôt chỉnh lưu.

D. catôt của điôt chỉnh lưu.

Câu 10: Một sợi dây dẫn có điện trở R, đạt công suất tối đa 2,5 kW khi cho dòng điện 10A đi qua. Tính R?

A. 250 Ω

B. 2,5 Ω

C. 40 Ω

D. 25 Ω

Câu 11: Hình nào dưới đây là sơ đồ mạch điện đúng của mạch chỉnh lưu cầu?

Câu 12: Trong mạch chỉnh lưu cầu, nếu một trong bốn điôt bị mắc ngược chiều thì xảy ra hiện tượng gì?

A. Mạch vẫn chỉnh lưu bình thường.

B. Nguồn một chiều sau chỉnh lưu bị đảo cực.

C. Ngắn mạch, cháy cuộn thứ cấp của biến áp nguồn.

D. Nguồn một chiều thu được có cực dương ở gần anôt của điôt.

Câu 13: Khi phân loại tụ điện người ta căn cứ vào……………

A. Trị số dung kháng của tụ.

B. Trị số điện dung của tụ.

C. Vật liệu làm lớp điện môi.

D. Vật liệu làm bản tụ.

Câu 14: Một cuộn cảm có hệ số phẩm chất là 0,25 khi dùng ở dòng điện có tần số 50Hz. Biết điện trở thuần của cuộn cảm bằng 2Ω. Trị số điện cảm của cuộn cảm là:

A. 5/π (H)

B. 2/π (H)

C. 5π (mH)

D. 5/π (mH).

Câu 15: Trong sơ đồ mạch chỉnh lưu hai nửa chu kỳ hai điôt, nếu cả hai điôt đều bị mắc ngược chiều thì sẽ ra sao?

A. Xảy ra ngắn mạch làm cháy cuộn thứ cấp của biến áp nguồn.

B. Nguồn một chiều thu được sau chỉnh lưu sẽ bị đảo cực.

C. Mạch ngừng chỉnh lưu.

D. Tín hiệu một chiều thu được sẽ giống như ở mạch chỉnh lưu nửa chu kỳ.

Câu 16: Khi mắc phối hợp tụ điện và cuộn cảm với nhau sẽ cho ra …….

A. mạch nguồn một chiều.

B. mạch chỉnh lưu.

C. mạch cộng hưởng.

D. mạch ổn áp.

Câu 17: Điểm khác nhau cơ bản của điôt zener so với điôt chỉnh lưu là………..

A. có trị số điện áp ngược rất lớn.

B. cho phép dùng ở vùng điện áp ngược đánh thủng mà không hỏng.

C. không bao giờ bị đánh thủng.

D. có thêm cực điều khiển G.

Câu 18: Trong mạch chỉnh lưu có điều khiển dùng Tirixto, để thay đổi giá trị điện áp ra, người ta làm cách nào ?

A. Điều khiển cho UGK xuất hiện sớm hay muộn.

B. Điều khiển cho UGK> 0 và UAK> 0.

C. Điều khiển cho UGK> 0.

D. Điều khiển cho UGK= 0.

Câu 19: Khi nào thì dòng điện chạy qua Triac có chiều từ A2 sang A1 ?

A. Cực G và A2có điện thế dương so với A1.

B. Cực A1 có điện thế dương.

C. Cực G và A2 có điện thế bằng 0.

D. Cực G và A2 có điện thế âm so với A1.

Câu 20: Kí hiệu ở hình bên là của linh kiện điện tử nào?

A. Triac

B. Tirixto

C. Điôt zêne.

D. Điac

Câu 21: Chọn câu đúng khi nói về Tranzito.

A. Có chức năng cơ bản là khuếch đại tín hiệu.

B. Được chia thành 2 loại là: tranzito loại P và tranzito loại N.

C. Được dùng để điều khiển các thiết bị trong mạch điện xoay chiều.

D. Là linh kiện có 3 lớp tiếp giáp P-N và có 3 điện cực.

Câu 22: Để biến đổi dòng điện xoay chiều thành dòng điện một chiều, trong mạch chỉnh lưu người ta dùng loại linh kiện điện tử nào?

A. Cuộn cảm âm tần.

B. Điôt tiếp mặt

C. Điôt tiếp điểm

D. Tirixto.

Câu 23: IC tương tự không có chức năng nào sau đây?

A. Khuếch đại, tạo dao động

B. Thu, phát sóng vô tuyến điện.

C. Xử lý thông tin, trong máy tính điện tử.

D. Giải mã cho tivi màu.

Câu 24: Dù được phân cực thuận mà tirixto vẫn không dẫn điện, diễn ra khi nào?

A. Khi UAK > 0.

B. Khi UAK < 0.

C. Khi có điện áp dương UGK áp vào cực điều khiển.

D. Khi chưa có điện áp dương UGK áp vào cực điều khiển.

Câu 25: Nguyên lí làm việc của Triac khác với tirixto ở chỗ:

A. Có khả năng dẫn điện theo cả hai chiều và đều được cực G điều khiển lúc mở.

B. Có khả năng dẫn điện theo cả hai chiều và không cần cực G điều khiển lúc mở.

C. Có khả năng làm việc với điện áp đặt vào các cực là tùy ý.

D. Có khả năng làm việc như một điốt chỉnh lưu khi được thông.

...............

Đáp án đề kiểm tra 1 tiết môn Công nghệ lớp 12

1

B

6

D

11

B

16

C

21

A

2

A

7

C

12

C

17

B

22

B

3

C

8

B

13

C

18

A

23

C

4

A

9

D

14

D

19

A

24

D

5

D

10

D

15

B

20

D

25

A

...............

Mời các bạn tải file tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết

Chia sẻ bởi: 👨 Trịnh Thị Thanh
Mời bạn đánh giá!
  • Lượt tải: 1.611
  • Lượt xem: 28.262
  • Dung lượng: 53,3 KB
Tìm thêm: Công nghệ 12
Sắp xếp theo