Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Địa lí 12 (Sách mới) Ôn tập giữa kì 1 Địa lý 12 (Cấu trúc mới)
Đề cương ôn tập giữa kì 1 Địa lí 12 bao gồm giới hạn nội dung ôn tập kèm theo các dạng bài tập trắc nghiệm kết hợp tự luận bám sát đề thi minh họa 2025. Qua đó giúp các em học sinh lớp 12 nắm được kiến thức mình đã học trong chương trình giữa kì 1, rèn luyện và ôn tập một cách hiệu quả.
Đề cương ôn tập giữa kì 1 Địa lí 12 gồm 3 sách Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức và Cánh diều. Qua đó giúp giáo viên khái quát được nội dung ôn tập và nâng cao được hiệu quả ôn tập cho học sinh, tránh được tình trạng ôn tập cục bộ hoặc tràn lan. Vậy sau đây là trọn bộ đề cương giữa kì 1 Địa lí 12 mời các bạn cùng theo dõi tại đây.
Đề cương ôn tập giữa kì 1 Địa lí 12 năm 2024 - 2025 (Sách mới)
Đề cương ôn tập giữa kì 1 Địa lí 12 Cánh diều
TRƯỜNG THPT ……….
| ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA HỌC KỲ I MÔN ĐỊA LÝ 12 |
A. YÊU CẦU CẦN ĐẠT CỦA CHƯƠNG TRÌNH
Bài 1. Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ
- Xác định được đặc điểm vị trí địa lí (hệ tọa độ địa lí, tiếp giáp, các đặc điểm khác); phạm vi lãnh thổ Việt Nam (vùng đất, vùng biển, vùng trời) trên bản đồ.
- Phân tích được ảnh hưởng của vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ đến tự nhiên, kinh tế - xã hội và an ninh quốc phòng.
Bài 2. Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa và ảnh hưởng đến sản xuất, đời sống
- Trình bày được các biểu hiện của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa thông qua khí hậu và các thành phần tự nhiên khác.
- Phân tích ảnh hưởng của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa đến sản xuất và đời sống.
- Sử dụng được bản đồ, số liệu thống kê để trình bày đặc điểm thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa.
Bài 3. Sự phân hóa đa dạng của thiên nhiên.
- Chứng minh được sự phân phân hóa đa dạng của thiên nhiên Việt Nam theo Bắc – Nam, Đông – Tây, độ cao.
- Trình bày được đặc điểm tự nhiên của 3 miền: Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ, Tây Bắc và Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ và Nam Bộ.
- Phân tích được ảnh hưởng của sự phân hóa đa dạng thiên nhiên đến phát triển kinh tế - xã hội đất nước.
- Sử dụng được bản đồ tự nhiên Việt Nam, số liệu thống kê để chứng minh sự phân hóa đa dạng của thiên nhiên nước ta.
Bài 5. Vấn đề sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường.
- Trình bày và giải thích được sự suy giảm của các loại tài nguyên thiên nhiên ở nước ta.
- Nêu được một số giải pháp sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên ở nước ta.
- Chứng minh và giải thích được hiện trạng ô nhiễm môi trường ở Việt Nam.
- Nêu được các giải pháp bảo vệ môi trường.
- Viết được đoạn văn ngắn tuyên truyền mọi người trong cộng đồng tham gia vào việc sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên hoặc bảo vệ môi trường ở địa phương.
B. CÂU HỎI LUYỆN TẬP
Phần I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn (Mỗi câu chọn 1 phương án đúng)
Câu 1. Phía tây nước ta tiếp giáp với những quốc gia nào sau đây?
A. Lào và Thái Lan.
B. Campuchia và Trung Quốc.
C. Lào và Campuchia.
D. Lào và Trung Quốc.
Câu 2. Hệ tọa độ địa lí phần đất liền nước ta là
A. 23020’B - 8030’B và 102009’Đ - 109024’Đ.
B. 23023’B - 8030’B và 102009’Đ - 109028’Đ.
C. 23023’B- 8034’B và 102009’Đ - 109028’
Đ. 23023’B - 8034’B và 102009’Đ - 109020’Đ.
Câu 3. Vị trí địa lí nước ta
A.ở trung tâm Đông Na
B. tiếp giáp với Ấn Độ Dương.
C. giáp với nhiều quốc gia.
D. nằm trên vành đai sinh khoáng.
Câu 4. Vị trí địa lí nước ta
A. thuộc khu vực Đông Nam Á hải đảo.
B. là một bộ phận của bán đảo Tiểu Á.
C. trong vùng hoạt động gió mậu dịch.
D. nằm ở phía đông Thái Bình Dương.
Câu 5. Huyện đảo nằm cách xa đất liền nhất của nước ta là
A. Hoàng Sa.
B. Phú Quốc.
C. Phú Quý.
D. Trường Sa.
Câu 6. Lãnh thổ nước ta
A. có đường bờ biển dài từ Bắc vào Nam.
B. có vùng đất gấp nhiều lần vùng biển.
C. nằm hoàn toàn ở trong vùng xích đạo.
D. chỉ tiếp giáp với các quốc gia trên biển.
Câu 7. Hai vịnh biển có diện tích lớn nhất nước ta là
A. vịnh Bắc Bộ và vịnh Thái Lan.
B. vịnh Bắc Bộ và vịnh Nha Trang.
C. vịnh Thái Lan và vịnh Vân Phong.
D. vịnh Bắc Bộ và vịnh Vân Phong.
Câu 8. Ý nghĩa về văn hóa - xã hội của vị trí địa lí nước ta là
A.giao lưu, hợp tác về văn hóa xã hội với các quốc gia.
B.phát triển nhiều loại hình giao thông vận tải khác nhau.
C.thu hút được nhiều nguồn vốn đầu tư của nước ngoài.
D.cầu nối phát triển kinh tế giữa các nước trong khu vực.
Câu 9. Phát biểu nào sau đây thể hiện ý nghĩa về mặt kinh tế của vị trí địa lí nước ta ?
A.Tự nhiên phân hóa đa dạng giữa Bắc - Nam, Đông - Tây.
B.Nguồn tài nguyên sinh vật và khoáng sản vô cùng giàu có.
C.Thuận lợi giao lưu với các nước trong khu vực và thế giới.
D.Thuận lợi để xây dựng nền văn hóa tương đồng với khu vực.
...........
Tải file tài liệu để xem thêm Đề cương ôn tập giữa kì 1 Địa lí 12
Đề cương ôn tập giữa kì 1 Địa lí 12 Chân trời sáng tạo
TRƯỜNG THPT ……….
| ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA HỌC KỲ I MÔN ĐỊA LÝ 12 |
NỘI DUNG ÔN TẬP BÁM SÁT CẤU TRÚC ĐỀ THI NĂM 2025.
PHẦN I.CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN( 18 Câu).
Nội dung 1: Vị trí địa lí , phạm vi lãnh thổ.
- Trình bày được đặc điểm vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ của nước ta.
- Phân tích được ảnh hưởng của vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ đến tự nhiên của nước ta.
- Phân tích được ảnh hưởng của vị trí địa lí đến kinh tế- xã hội và an ninh quốc phòng của nước ta.
Nội dung 2: Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa.
- Trình bày được các biểu hiện của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa của nước ta.
- Giải thích tại sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa.
- Trình bày các biểu hiện địa hình, sông ngòi, đất và sinh vật của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa ở nước ta.
- Phân tích ảnh hưởng của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa đến hoạt động sản xuất và đời sống ở nước ta.
Nội dung 3: Sự phân hoá đa dạng của thiên nhiên.
- Chứng minh sự phân hoá thiên nhiên theo chiều Bắc – Nam, theo chiều Đông- Tây, theo độ cao.
- Trình bày đặc điểm tự nhiên của Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ.
- Trình bày đặc điểm tự nhiên của miền Tây bắc và Bắc Trung Bộ.
- Trình bày đặc điểm tự nhiên của miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ.
- Phân tích ảnh hưởng của sự phân hoá đa dạng thiên nhiên đến sự phát triển Kinh tế - Xã hội
PHẦN II. CÂU HỎI LỰA CHỌN ĐÚNG SAI ( 4 Câu)
- Trong mỗi ý a), b), c), d), ở mỗi câu thí sinh chọn đúng hoặc sai.
Ví du: : Cho thông tin sau:
“… Nền nhiệt cao, nhiệt độ trung bình năm trên 200C (trừ những vùng núi cao), trong đó miền Nam thường có nhiệt độ trung bình cao hơn miền Bắc. Hằng năm, nước ta nhận được nhận được lượng bức xạ Mặt Trời lớn; tổng số giờ nắng dao động tùy nơi, trung bình từ 1300 đến 3000 giờ/năm”.
Nguồn: SGK Địa lí 12, Chân trời sáng tạo, NXB Giáo dục, 2024).
a) Nhiệt độ trung bình năm của miền Bắc cao hơn miền Nam.
b) Khí hậu mang tính chất nhiệt đới.
c) Nước ta nhận được nhận được lượng bức xạ Mặt Trời lớn là do phần lớn lãnh thổ nằm gần Xích đạo.
d) Nền nhiệt cao là do nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến, có góc nhập xạ lớn.
PHẦN III. CÂU HỎI TRẢ LỜI NGẮN( 6 câu) : HS biết tính toán và xử lí các số liệu.
Ví dụ : Cho bảng số liệu về nhiệt độ trung bình các tháng ở Hà Nội
(Đơn vị: 0C)
I | II | III | IV | V | VI | VII | IIX | IX | X | XI | XII | |
Hà Nội | 16,4 | 17,0 | 20,2 | 23,7 | 27,3 | 28,8 | 28,9 | 28,2 | 27,2 | 24,6 | 21,4 | 18,2 |
(Nguồn sách giáo khoa Địa lí 12 nâng cao Nxb giáo dục 2007)
Căn cứ vào bảng số liệu tính nhiệt độ trung bình năm của Hà Nội (làm tròn kết quả đến số thập phân thứ nhất).
Đề cương ôn tập giữa kì 1 Địa lí 12 Kết nối tri thức
TRƯỜNG THPT ……….
| ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA HỌC KỲ I MÔN ĐỊA LÝ 12 |
1. MỤC TIÊU
1.1. Kiến thức. Học sinh ôn tập các kiến thức về:
- Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ
- Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa
- Sự phân hóa đa dạng của thiên nhiên
1.2. Kĩ năng: Học sinh rèn luyện các kĩ năng:
- Kĩ năng đọc Átlát
- Kĩ năng nhận xét biểu đồ và nhận diện biểu đồ
- Kĩ năng tính toán bài tập địa lí
2. NỘI DUNG
2.1. Bảng năng lực và cấp độ tư duy
TT | Nội dung kiến thức hoặc năng lực môn học | Mức độ nhận thức | |||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Vận dụng cao | ||
1 | Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ | 3 | 2 | 1 | |
2 | Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa | 2 | 3 | 2 | 2 |
3 | Sự phân hóa đa dạng của thiên nhiên | 3 | 2 | 1 | 1 |
4 | Kĩ năng tính toán, nhận xét biểu đồ | 3 | 2 | 1 | |
Tổng | 11 | 9 | 4 | 4 |
2.2. Câu hỏi và bài tập minh họa
Nhận biết
Câu 1. Phía tây nước ta tiếp giáp với những quốc gia nào sau đây?
A. Lào và Thái Lan
B. Campuchia và Trung Quốc.
C. Lào và Campuchia.
D. Lào và Trung Quốc.
Câu 2. Hệ tọa độ địa lí phần đất liền nước ta là
A. 23020’B - 8030’B và 102009’Đ - 109024’Đ.
B. 23023’B - 8030’B và 102009’Đ - 109028’Đ.
C. 23023’B - 8034’B và 102009’Đ - 109028’Đ.
D. 23023’B - 8034’B và 102009’Đ - 109020’Đ.
Câu 3. Phát biểu nào sau đây đúng về vị trí địa lí của nước ta?
A. Thuộc bán đảo Đông Dương.
B. Trong vùng ôn đới.
C. Phía đông của Biển Đông.
D. Trong vùng ít thiên tai.
Câu 4. Vị trí địa lí nước ta
A. ở trung tâm Đông Nam Á.
B. tiếp giáp với Ấn Độ Dương.
C. giáp với nhiều quốc gia.
D. nằm trên vành đai sinh khoáng.
Câu 5. Việt Nam không có chung đường biên giới với quốc gia nào sau đây?
A. Lào.
B. Trung Quốc.
C. Mi-an-ma.
D. Cam-pu-chia.
Câu 6. Gió mùa đông bắc xuất phát từ
A. biển Đông.
B. Ấn Độ Dương.
C. áp cao Xi-bia.
D. vùng núi cao.
Câu 7. Gió mùa đông bắc thổi vào nước ta theo hướng
A. tây bắc.
B. đông bắc.
C. đông nam.
D. tây nam
Câu 8. Tính chất của gió mùa mùa hạ là.
A. nóng, khô.
B. nóng, ẩm.
C. lạnh, ẩm.
D. lạnh, khô.
Câu 9. Gió mùa đông bắc tạo nên một mùa đông lạnh ở
A. miền Trung.
B. miền Bắc.
C. miền Nam.
D. Tây Nguyên.
Câu 10. Cho thông tin sau, xác định nhận định đúng/sai ở các đáp án a;b;c;d
Việt Nam nằm ở phía đông nam của châu Á, trên bán đảo Đông Dương. Phần đất liền nước ta giới hạn từ vĩ độ 8°34′B đến vĩ độ 23°23′B và từ kinh độ 102°09'Đ đến kinh độ 109°28′Đ. Trên Biển Đông, vùng biển nước ta kéo dài từ khoảng vĩ độ 6°50′B và kinh độ 101°Đ đến khoảng kinh độ 117°20'Đ.
a)Nước ta nằm hoàn toàn ở nửa cầu Bắc
b) Lãnh thổ phần đất liền nước ta kéo dài trên 17 vĩ độ
c) Vị trí địa lí tạo thuận lợi cho nước ta phát triển tổng hợp kinh tế biển.
d) Vị trí địa lí và hình dáng lãnh thổ đã làm sông ngòi nước ta phần lớn sông nhỏ, nhiều nước, thủy chế theo mùa
........
Tải file tài liệu để xem thêm Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Địa lí 12