Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn 12 sách Kết nối tri thức với cuộc sống Ôn tập giữa kì 1 Ngữ văn 12 (Cấu trúc mới)
Đề cương ôn tập giữa kì 1 Ngữ văn 12 Kết nối tri thức bao gồm phạm vi ôn tập kèm theo 2 đề thi minh họa. Qua đó giúp các em học sinh lớp 12 nắm được kiến thức mình đã học trong chương trình giữa kì 1, rèn luyện và ôn tập một cách hiệu quả.
Đề cương ôn tập giữa kì 1 Ngữ văn 12 Kết nối tri thức còn giúp giáo viên khái quát được nội dung ôn tập và nâng cao được hiệu quả ôn tập cho học sinh, tránh được tình trạng ôn tập cục bộ hoặc tràn lan. Vậy sau đây là trọn bộ đề cương giữa kì 1 Ngữ văn 12 Kết nối tri thức mời các bạn cùng theo dõi tại đây.
Đề cương ôn tập giữa kì 1 Ngữ văn 12 Kết nối tri thức
TRƯỜNG THPT ………. BỘ MÔN: NGỮ VĂN | ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2024 – 2025 MÔN: VĂN, KHỐI 12 |
1. MỤC TIÊU
1.1. Kiến thức. Học sinh ôn tập, củng cố kiến thức về thể loại, phong cách sáng tác, tiếng việt đã được học ở nửa đầu học kì 1
1.2. Kĩ năng: Học sinh rèn luyện các kĩ năng:
- Đọc hiểu văn bản
- Viết bài nghị luận văn học
2. NỘI DUNG
2. 1.Phạm vi kiến thức, kĩ năng
Bài 1- Khả năng lớn lao của tiểu thuyết
Đọc:
- Nhận biết và phân tích được một số yếu tố của tiểu thuyết hiện đại: ngôn ngữ, diễn biến tâm lí, hành động của nhân vật, ngôi kể, điểm nhìn trần thuật.
- Nhận biết được đặc điểm cơ bản của phong cách hiện thực trong tiểu thuyết.
- Phân tích và đánh giá được chủ đề, tư tưởng, thông điệp của văn bản.
- Nhận biết và phân tích được đặc điểm, tác dụng của biện pháp tu từ nói mỉa, nghịch ngữ.
Viết:
Viết được văn bản nghị luận so sánh, đánh giá hai tác phẩm truyện.
Tiếng Việt:
Biện pháp tu từ nói mỉa, nghịch ngữ: đặc điểm và tác dụng.
Bài 2- Những thế giới thơ
Đọc
- Nhận biết và Phân tích được một số yếu tố của thơ trữ tình hiện đại như: ngôn ngữ, hình tượng, biểu tượng, yếu tố tượng trưng, siêu thực trong thơ.
- Nhận biết đặc điểm cơ bản của phong cách cổ điển và lãng mạn qua các bài thơ đã học
- Vận dụng trải nghiệm văn học và cuộc sống để đánh giá, phê bình một văn bản văn học, thể hiện được suy nghĩ, cảm xúc cá nhân về một văn bản văn học.
- Vân dụng kiến thức về một số biện pháp tu từ đã học để phân tích đánh giá tác dụng của việc sử dụng các biện pháp tu từ đó trong bài thơ
Viết
Viết văn bản nghị luận so sánh, đánh giá hai tác phẩm thơ (đoạn trích).
Tiếng Việt:
Tác dụng của một số biện pháp tu từ trong thơ
2.3. Đề minh họa
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KỲ I
Môn: Ngữ văn - Lớp 12
(Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian giao đề)
I. ĐỌC HIỂU (5.0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới:
(1)Đã đến lúc chúng ta cần tách ra khỏi đám đông trên mạng xã hội vì người ta chỉ có thể lắng nghe tiếng nói bên trong mình nếu bỏ được ra ngoài sự ồn ào xung quanh. Chúng ta cần đứng riêng để tìm ra mình, để bảo vệ tư duy độc lập và nuôi dưỡng ý thức trách nhiệm. Trong một loạt thí nghiệm nổi tiếng của Solomon Asch cách đây 60 năm, người tham gia thí nghiệm ngồi cùng với một số người khác (thực chất là những người đồng mưu với Asch). Mọi người trong nhóm được yêu cầu so sánh độ dài của một số đường thẳng – một bài tập cho trẻ con. Tuy nhiên, nếu những người đồng mưu nhất loạt cùng chọn một câu trả lời rõ ràng là sai thì tới 30% người tham gia thí nghiệm sẽ từ bỏ đánh giá cá nhân của mình để hùa với đám đông. Trạng thái một mình là cần thiết để phát triển bản sắc và nuôi dưỡng sự sáng tạo.
Ralph Waldo Emerson, nhà thơ lớn người Mỹ ở thế kỉ XIX, viết:“Người gây cảm hứng và dẫn đường cần tách khỏi những người khác, để không phải sống, thở, đọc và viết hằng ngày dưới gông cùm những ý kiến của họ”
(2 ) Đứng một mình không dễ. Không những nó có thể làm ta không được ưa thích, khi một mình, nhà văn Đan Mạch Dorthe Nors viết, chúng ta phải đối diện với cảm xúc của ta, những vấp váp, những sai lầm của ta, ta sẽ cảm thấy mình nhỏ bé. Cần lòng dũng cảm để không lẩn tránh chúng. Đổi lại, điều ta nhận được là một sự vững vàng mà không phải bám víu vào sự tung hô của người khác. Một mình nhưng không cô đơn. Triết gia thế kỉ XIX Henry david Thoreau viết “Tôi không cô đơn hơn một cây mao nhị hay bồ công anh trên một đống cỏ, hay một lá đậu, hay một cây chua me đất, hay một con mòng, hay một con ong nghệ. Tôi không cô đơn hơn ngôi sao Bắc Đẩu, hay một ngọn gió Nam, hay một cơn mưa tháng Tư, hay băng tan tháng Giêng”
(Trích Vẻ đẹp của người đứng một mình, Đặng Hoàng Giang, in trong “Bức xúc không làm ta vô can”, NXB Hội Nhà văn, 2016).
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.
Câu 2. Những lí do nào được nhắc đến trong đoạn trích cho thấy đứng một mình không dễ?
Câu 3. Phân tích tác dụng của một biện pháp tu từ trong những câu văn sau:
.....................
Tải file tài liệu để xem thêm đề cương ôn tập giữa kì 1 Ngữ văn 12 Kết nối tri thức