Bài tập cuối tuần lớp 4 môn Toán Chân trời sáng tạo - Tuần 14 Phiếu bài tập cuối tuần lớp 4
Bài tập cuối tuần Toán lớp 4 Chân trời sáng tạo Tuần 14, có đáp án kèm theo, giúp các em học sinh lớp 4 hệ thống lại kiến thức cần nhớ trong tuần, luyện giải phiếu bài tập để củng cố kiến thức tuần vừa qua thật tốt.
Với các dạng bài tập liên quan đến hai đường thẳng song song, các em sẽ nắm thật chắc kiến thức tuần 14, để ngày càng học tốt môn Toán 4 Chân trời sáng tạo. Bên cạnh đó, có thể tham khảo trọn bộ Bài tập cuối tuần Toán 4 Chân trời sáng tạo. Vậy mời các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn:
Phiếu Bài tập cuối tuần lớp 4 môn Toán
Kiến thức cần nhớ Toán 4 Tuần 14
- Hai đường thẳng song song là hai đường thẳng không bao giờ cắt nhau
- 1 phút = 60 giây
60 giây = 1 phút
Bài tập cuối tuần Toán lớp 4 Tuần 14
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM
Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng:
Câu 1. Đồng hồ bên, hai kim tạo thành góc gì?
A. Góc nhọn | B. Góc vuông | C. Góc tù | D. Góc bẹt |
Câu 2. Trong hình vẽ bên, đường thẳng AB song song với các đường thẳng: ………….. Điền từ vào chỗ chấm
A. AD và BC
B. MN và DC
C. AD và MN
D. MD và NC
Câu 3. Các góc sau được sắp xếp theo thứ tự lớn dần là:
A. Góc vuông, góc nhọn, góc tù, góc bẹt
B. Góc bẹt, góc tù, góc vuông, góc nhọn
C. Góc nhọn, góc vuông, góc tù, góc bẹt
D. Góc nhọn, góc tù, góc vuông, góc bẹt
Câu 4. Số thích hợp để điền vào chỗ chấm: 4 phút 12 giây = …..giây là:
A. 252 | B. 240 | C.16 | D. 212 |
Câu 5. phút ……….. 30 giây. Dấu cần điền vào chỗ chấm là:
A. > | B. < | C. = | D. Không có |
Câu 6. Bạn Bình thực hiện xong 4 phép tính hết 10 phút 36 giây. Hỏi bạn Bình thực hiện xong 3 phép tính đó hết bao nhiêu giây ? (Thời gian thực hiện mỗi phép tính như nhau).
A. 447 giây | B. 636 giây | C. 477 giây | D. 159 giây |
Câu 7. Khi thi chạy 100m, Minh chạy hết 12 giây, còn Bình chạy chậm hơn Minh 5 giây. Bình chạy 100m hết số giây là:
A. 20 giây | B. 10 giây | C. 7 giây | D. 17 giây |
Câu 8. Bốn bạn thi chạy trên cùng một đoạn đường: Trung chạy hết phút, Dũng chạy hết phút, Quyết chạy hết phút, Thắng chạy hết phút. Hỏi ai chạy nhanh nhất?
A. Trung | B. Dũng | C. Quyết | D. Thắng |
II. PHẦN TỰ LUẬN
Bài 1: Viết số thích hợp vào chỗ chấm:
a. 4 phút 24 giây = ……………giây
\(\frac{1}{4}\) phút = ………… giây
b. 62 giây = … phút … giây
130 giây = … phút … giây
2 phút 25 giây = …………. giây
\(\frac{1}{10}\)giờ = ……….. giây.
75 giây = … phút … giây
123 giây = … phút … giây
Bài 2: Có BCDE là hình vuông. Kể tên các cặp cạnh vuông góc với nhau trong hình vẽ bên:
…………………………………………
…………………………………………
…………………………………………
Bài 3: Giải bài toán sau:
Người thợ may thứ nhất may được 5 chiếc túi mất 90 phút. Cũng cùng may 5 chiếc túi như vậy, người thợ may thứ hai may may xong trước người thợ may thứ nhất giờ. Hỏi ai may nhanh hơn và nhanh hơn bao nhiêu thời gian?
Bài 4: Đố bạn?
An có 2 miếng ghép hình chữ U và T.
Hỏi khi ghép 2 miếng ghép đó thì ta có thu được hình nào dưới đây? Có thể xoay các miếng ghép nhưng không được lật.
Đáp án Bài tập cuối tuần Toán lớp 4 Tuần 14
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 |
Đáp án | C | B | D | A | B | C | D | D |
II. PHẦN TỰ LUẬN
Bài 1: >, < , =
a. 4 phút 24 giây = 264 giây
\(\frac{1}{4}\) phút = 15 giây
b. 62 giây = 1 phút 2 giây
130 giây = 2 phút 10 giây
2 phút 25 giây = 145 giây
\(\frac{1}{10}\)giờ = 360 giây.
75 giây = 1 phút 15 giây
123 giây = 2 phút 3 giây
Bài 2:
AB và BE; BE VÀ BC; CB VÀ CD; DE và DC;
ED và EB; OB và OE; OB và OC; OC và OD;
OD và OE
Bài 3:
Bài giải
Bài giải: Đổi \(\frac{1}{4}\) giờ = 15 phút
Người thợ may thứ hai may 5 chiếc túi trong thời gian là: 90 - 15 = 75 (phút)
Người thợ may thứ hai may một chiếc túi trong thời gian là: 75 : 5 = 15 (phút)
Người thợ may thứ nhất may một chiếc túi trong thời gian là: 90 : 5 = 19 (phút)
Mà 19 phút > 15 phút
Nên người thợ may thứ hai may một chiếc túi nhanh hơn người thợ may thứ nhất và nhanh hơn là: 19 – 15 = 4 (phút)
Đáp số: Người thợ may thứ hai may nhanh hơn và nhanh hơn 4 phút
Bài 4:
Ghép 2 mảnh vào và xoay theo hình vẽ ta được: Đáp án B