Soạn bài Tranh Đông Hồ - nét tinh hoa của văn hóa dân gian Việt Nam - Chân trời sáng tạo 10 Soạn văn 10 trang 82 Chân trời sáng tạo - Tập 1
Download.vn sẽ cung cấp tài liệu Soạn văn 10: Tranh Đông Hồ - nét tinh hoa của văn hóa dân gian Việt Nam, vô cùng hữu ích trong quá trình chuẩn bị bài.
Mời các bạn học sinh lớp 10 cũng tham khảo nội dung chi tiết được chúng tôi đăng tải ngay sau đây.
1. Tranh Đông Hồ - nét tinh hoa của văn hóa dân gian Việt Nam ngắn gọn
Câu 1. Hãy chỉ ra các công đoạn chính của quá trình chế tác một bức tranh Đông Hồ được nêu trong văn bản.
- Chọn đề tài, ý tưởng và phác thảo
- Can lại bản thảo rõ nét cùng với màu sắc phù hợp
- In thành từng chồng, dùng bìa đã quét đẫm màu
- Lấy xơ mướp thoa đều mặt giấy để mực màu đều thấm
Câu 2. Xác định đề tài của văn bản trên. Chỉ ra một số đoạn, mục có lồng ghép yếu tố miêu tả hoặc biểu cảm trong văn bản và nêu mục đích của việc lồng ghép ấy.
- Đề tài: tranh Đông Hồ
- Một số đoạn:
- Giấy in tranh Đông Hồ… để in tranh Đông Hồ.
- Cứ khoảng tháng 7, tháng 8… dùng tranh mới.
=> Mục đích: thông tin rõ ràng, chi tiết hơn
Câu 3. Theo bạn, nội dung của các mục 1, 2, 3 của văn bản trên đã bổ sung thông tin cho nhau và góp phần thể hiện thông tin chính của văn bản như thế nào?
- Các mục bổ sung từ đề tài, chất liệu đến cách chế tác.
- Các mục này đã cụ thể hóa thông tin chính của văn bản.
Câu 4. Nhan đề, sa-pô, đề mục có tác dụng như thế nào trong việc thể hiện thông tin chính trong văn bản?
Tác dụng: khái quát thông tin chính của văn bản
Câu 5. Xác định mục đích viết và quan điểm của người viết được thể hiện trong văn bản trên. Bạn có đồng tình với quan điểm đó hay không? Vì sao?
Mục đích: giới thiệu nét văn hóa lâu đời
Câu 6. Kể tên một số di sản văn hóa ở địa phương và phát biểu suy nghĩ của bạn về việc bảo tồn, phát huy các di sản ấy ?
- Một số di sản: Nhã nhạc cung đình Huế, quan họ Bắc Ninh,...
- Việc bảo tồn và phát huy các di sản là quan trọng, cần thiết.
2. Tranh Đông Hồ - nét tinh hoa của văn hóa dân gian Việt Nam chi tiết
Trước khi đọc
Câu 1. Theo em, thế nào là một di sản văn hóa? Hãy nói về giá trị một di sản văn hóa của địa phương hoặc đất nước mình mà bạn quan tâm.
- Di sản văn hóa gồm vật thể (các di tích lịch sử, tác phẩm nghệ thuật...) và phi vật thể (các loại hình nghệ thuật dân gian, ngôn ngữ...) có giá trị về văn hóa, lịch sử và khoa học.
- Một số di sản văn hóa như: Vật thể (Cồng chiêng Tây Nguyên, Phố cổ Hội An…); phi vật thể ( Hát xoan Phú Thọ, Nhã nhạc cung đình Huế, Dân ca quan họ Bắc Ninh..)
Câu 2. Đã bao giờ bạn xem tranh Đông Hồ và tìm hiểu cách thức, quá trình chế tác nên những bức tranh ấy? Kể tên một số bức tranh và chia sẻ những điều bạn biết với bạn cùng nhóm.
- Ý kiến: Có/Chưa
- Một số bức tranh: Đám cưới chuột, Mục đồng thổi sáo, Hái dừa, Đánh ghen…
Đọc văn bản
Câu 1. Đoạn văn in nghiêng này có vai trò như thế nào đối với việc truyền tải thông tin chính của văn bản?
Đoạn văn in nghiêng có vai trò khái quát thông tin chính về tranh Đông Hồ.
Câu 2. Trong số những màu sắc được nhắc tới đoạn này, tranh “Lợn đàn” đã sử dụng những màu sắc nào?
- Màu đen từ than xoan hay than lá tre
- Màu xanh từ gỉ đồng, lá chàm
- Màu vàng từ hoa hòe
- Màu đỏ từ sói son, gỗ vang
Câu 3. Tóm tắt các công đoạn chính để tạo nên một bức tranh Đông Hồ.
- Chọn đề tài, phác thảo
- Can lại rõ ràng, mạch lạc từng nét, từng bảng màu mực nho lên giày bản mỏng, sắp xếp đưa vào bản khắc gỗ.
- In thành từng chồng, tay phải cầm “tay co” đóng sau lưng ván in, úp ván xuống bìa đã quét đẫm màu; úp mặt ván khắc đã thấm màu lên mặt giấy; lật ngửa ván khắc lên.
- Lấy xơ mướp thoa đều mặt giấy để mực màu thấm đều mặt giấy, sau đó nhẹ nhàng bóc tờ giấy khỏi ván in, sẽ được một lần in.
Câu 4. Đoạn cuối này hé mở thêm điều gì trong quan điểm và cách đưa tin của người viết?
Đoạn cuối này cho thấy người viết luôn tin và mong đợi nghề tranh Đồng Hồ sẽ thịnh vượng trở lại.
Sau khi đọc
Câu 1. Hãy chỉ ra các công đoạn chính của quá trình chế tác một bức tranh Đông Hồ được nêu trong văn bản.
- Chọn đề tài, phác thảo
- Can lại rõ ràng, mạch lạc từng nét, từng bảng màu mực nho lên giày bản mỏng, sắp xếp đưa vào bản khắc gỗ.
- In thành từng chồng, tay phải cầm “tay co” đóng sau lưng ván in, úp ván xuống bìa đã quét đẫm màu; úp mặt ván khắc đã thấm màu lên mặt giấy; lật ngửa ván khắc lên.
- Lấy xơ mướp thoa đều mặt giấy để mực màu thấm đều mặt giấy, sau đó nhẹ nhàng bóc tờ giấy khỏi ván in, sẽ được một lần in. Tranh bao nhiêu màu, bấy nhiêu lần in.
Câu 2. Xác định đề tài của văn bản trên. Chỉ ra một số đoạn, mục có lồng ghép yếu tố miêu tả hoặc biểu cảm trong văn bản và nêu mục đích của việc lồng ghép ấy.
- Đề tài: Tranh Đông Hồ
- Một số đoạn:
- Giấy in tranh Đông Hồ… để in tranh Đông Hồ.
- Cứ khoảng tháng 7, tháng 8… dùng tranh mới.
=> Mục đích: Văn bản cung cấp đến người đọc thông tin một cách rõ ràng hơn, thể hiện tình cảm của người viết.
Câu 3. Theo bạn, nội dung của các mục 1, 2, 3 của văn bản trên đã bổ sung thông tin cho nhau và góp phần thể hiện thông tin chính của văn bản như thế nào?
Các mục 1, 2, 3 của văn bản đã bổ sung thông tin cho nhau: từ đề tài, chất liệu đến cách chế tác. Các mục này đã cụ thể hóa thông tin chính của văn bản.
Câu 4. Nhan đề, sa-pô, đề mục có tác dụng như thế nào trong việc thể hiện thông tin chính trong văn bản?
Nhan đề, sa-pô, đề mục có tác dụng khái quát thông tin chính của văn bản một cách rõ ràng, theo trình tự hợp lí.
Câu 5. Xác định mục đích viết và quan điểm của người viết được thể hiện trong văn bản trên. Bạn có đồng tình với quan điểm đó hay không? Vì sao?
Mục đích: Truyền tải những nét tinh hoa của tranh Đông Hồ, từ đó kêu gọi thế hệ sau tiếp tục giữ gìn, phát huy ngành nghề truyền thống của dân tộc.
Câu 6. Kể tên một số di sản văn hóa ở địa phương và phát biểu suy nghĩ của bạn về việc bảo tồn, phát huy các di sản ấy ?
- Một số di sản: Khu di tích Cổ Loa, Hoàng Thành Thăng Long, Văn Miếu Quốc Tử Giám…
- Việc bảo tồn và phát huy các di sản là quan trọng, cần thiết.