Đoạn trích Thúy Kiều báo ân, báo oán Trích Truyện Kiều
Đoạn trích Thúy Kiều báo ân, báo oán đã thể hiện được ước mơ công lí, chính nghĩa của nhân dân "ở hiền gặp lành, ở ác gặp ác".
Download.vn sẽ cung cấp tài liệu giới thiệu về tác giả Nguyễn Du, đoạn trích Thúy Kiều báo ân, báo oán. Hãy cùng theo dõi ngay sau đây.
Đoạn trích Thúy Kiều báo ân, báo oán
Thúy Kiều báo ân, báo oán
2315. Trướng hùm mở giữa trung quân,
Từ Công sánh với phu nhân cùng ngồi.
Tiên nghiêm trống chửa dứt hồi
Điểm danh trước dẫn chực ngoài cửa viên.
Từ rằng: “Ân, oán hai bên,
2320. Mặc nàng xử quyết báo đền cho minh”.
Nàng rằng: “Nhờ cậy uy linh,
Hãy xin báo đáp ân tình cho phu.
Báo ân rồi sẽ trả thù.”
Từ rằng: “Việc ấy phó cho mặc nàng.”
2325. Cho gươm mời đến Thúc lang,
Mặt như chàm đổ, mình dường giẽ run.
Nàng rằng: Nghĩa trọng nghìn non,
Lâm Tri người cũ, chàng còn nhớ không?
Sâm Thương chẳng vẹn chữ tòng,
2330. Tại ai, há dám phụ lòng cố nhân?
Gấm trăm cuốn bạc nghìn cân,
Tạ lòng dễ xứng, báo ân gọi là!
Vợ chàng quỷ quái tinh ma,
Phen này kẻ cắp bà già gặp nhau!
2335. Kiến bò miệng chén chưa lâu,
Mưu sâu cũng trả nghĩa sâu cho vừa.
Thúc Sinh trông mặt bấy giờ,
Mồ hôi chàng đã như mưa ướt đầm.
[...]
Dưới cờ, gươm tuốt nắp ra,
Chính danh thủ phạm tên là Hoạn Thư.
Thoạt trông nàng đã chào thưa:
“Tiểu thư cũng có bây giờ đến đây?
Đàn bà dễ có mấy tay,
2360. Đời xưa mấy mặt đời này mấy gan?
Dễ dàng là thói hồng nhan,
Càng cay nghiệt lắm càng oan trái nhiều!”
Hoạn Thư hồn lạc phách xiêu,
Khấu đầu dưới trướng, liệu điều kêu ca.
2365. Rằng: “Tôi chút dạ đàn bà,
Ghen tuông thì cũng người ta thường tình,
Nghĩ cho khi gác viết kinh,
Với khi khỏi cửa dứt tình chẳng theo.
Lòng riêng riêng những kính yêu;
2370. Chồng chung, chưa dễ ai chiều cho ai.
Trót lòng gây việc chông gai,
Còn nhờ lượng bể thương bài nào chăng?
Khen cho: “Thật đã nên rằng,
Khôn ngoan đến mực nói năng phải lời,
2375. Tha ra thì cũng may đời,
Làm ra thì cũng ra người nhỏ nhen.
Đã lòng tri quá thì nên,
Truyền quân lệnh xuống trướng tiền tha ngay.”
Tạ lòng lạy trước sân may,
2380. Cửa viên lại dắt một dây dẫn vào,
Nàng rằng: “Lồng lộng trời cao,
Hại nhân, nhân hại sự nào tại ta?
Trước là Bạc Hạnh, Bạc Bà,
Bên là Ưng, Khuyển, bên là Sở Khanh.
2385. Tú Bà cùng Mã Giám Sinh,
Các tên tội ấy đáng tình còn sao?
Lệnh quân truyền xuống nội đao,”
Thề sao thì lại cứ sao gia hình,
[...]
I. Đôi nét về tác giả Nguyễn Du
- Nguyễn Du (1765 - 1820), tên chữ là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên.
- Quê gốc làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh, nhưng sinh và trải qua thời niên thiếu ở Thăng Long.
- Ông sinh trưởng trong một gia đình đại quý tộc, nhiều đời làm quan và có truyền thống về văn học.
- Cuộc đời ông gắn bó sâu sắc với những biến cố lịch sử của giai đoạn cuối thế kỉ XVIII - đầu thế kỉ XX.
- Nguyễn Du là người có kiến thức sâu rộng, am hiểu văn hóa dân tộc và văn chương Trung Quốc.
- Sự nghiệp văn học của Nguyễn Du gồm nhiều tác phẩm có giá trị bằng chữ Hán và chữ Nôm.
- Một số tác phẩm như:
- Tác phẩm bằng chữ Hán (3 tập thơ, gồm 243 bài): Thanh Hiên thi tập, Nam trung tạp ngâm, Bắc hành tạp lục.
- Tác phẩm chữ Nôm: Đoạn trường tân thanh (Truyện Kiều)...
II. Giới thiệu về đoạn trích Thúy Kiều báo ân, báo oán
1. Vị trí đoạn trích
- Đoạn trích nằm ở cuối phần thứ hai (Gia biến và lưu lạc), từ dòng thơ 2315 đến 2396.
- Nội dung: Sau khi chịu nhiều đau khổ, Thúy Kiều được Từ Hải cứu thoát khỏi lầu xanh và giúp nàng đền ơn, trả oán. Đoạn trích trên tả cảnh Thúy Kiều báo ân báo oán.
2. Bố cục
Gồm 2 phần:
- Phần 1. Từ đầu đến “Việc ấy để cho mặc nàng”: Từ Hải mở “trướng hùm” và trao toàn quyền báo ân, báo oán cho Thúy Kiều
- Phần 2. Tiếp theo đến “ Mưu sâu cũng trả nghĩa sâu cho vừa ”: Thúy Kiều báo ân Thúc Sinh.
- Phần 3. Tiếp theo đến “cứ sao gia hình”: Thúy Kiều báo oán Hoạn Thư.
- Phần 4. Còn lại: lời của người kể chuyện
3. Nội dung
Đoạn trích "Thúy Kiều báo ân, báo oán" đã thể hiện được ước mơ công lí, chính nghĩa của nhân dân “ở hiền gặp lành, ở ác gặp ác”.
4. Nghệ thuật
Ngôn ngữ đối thoại độc đáo, sử dụng nhiều thành ngữ…