Soạn bài Nhân vật giao tiếp Soạn văn 12 tập 2 bài 20 (trang 18)

Trong hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ, các nhân vật giao tiếp xuất hiện trong vai người nói (người viết), hoặc vai người nghe (người đọc). Trong chương trình Ngữ Văn lớp 12, học sinh sẽ được tìm hiểu về khái niệm nhân vật giao tiếp.

Download.vn sẽ cung cấp tài liệu Soạn văn 12: Nhân vật giao tiếp, mời bạn đọc tham khảo dưới đây.

Soạn văn Nhân vật giao tiếp

I. Lý thuyết

1. Đọc đoạn trích sau và phân tích theo câu hỏi nêu ở dưới

a. Trong hoạt động giao tiếp trên, các nhân vật giao tiếp có đặc điểm như thế nào về lứa tuổi, giới tính, tầng lớp xã hội?

- Về lứa tuổi: đều là những người trẻ tuổi.

- Về giới tính: Tràng là nam, Thị là nữ.

- Về tầng lớp xã hội: đều là những người nông dân lao động, sống trong hoàn cảnh nghèo khổ.

b. Các nhân vật giao tiếp chuyển đổi vai người nói, vai người nghe và luân phiên lượt lời ra sao? Lượt lời đầu tiên của nhân vật “thị” hướng tới ai?

* Các nhân vật giao tiếp chuyển đối vai người nói, người nghe một cách lần lượt:

- Lượt lời 1: Tràng là người nói, mấy cô gái là người nghe.

- Lượt lời 2: Mấy cô gái là người nói, Tràng là người nghe.

- Lượt lời 3: Thị là người nói, Tràng và các cô gái là người nghe.

- Lượt lời 4: Tràng là người nói, Thị là người nghe.

- Lượt lười năm: Thị là người nói, Tràng là người nghe.

* Lượt lời đầu tiên của nhân vật “thị” hướng tới người nghe là Tràng hoặc cũng có thể là đang nói với các cô gái bạn của mình.

c. Các nhân vật giao tiếp trên có bình đẳng về vị thế xã hội không?

Các nhân vật giao tiếp trên có vị thế xã hội ngang hàng. Họ đều là những người lao động bình thường.

d. Họ có quan hệ xa lạ hay thân tình khi bắt đầu cuộc giao tiếp?

Họ là những con người xa lạ, không hề quen biết nhau trước khi cuộc giao tiếp bắt đầu.

e. Những đặc điểm về vị thế xã hội, quan hệ thân - sơ, lứa tuổi, giới tính, nghề nghiệp... chi phối lời nói của các nhân vật như thế nào? (Chú ý cách xưng hô, cách nói năng và những điệu bộ, cử chỉ phụ trợ cho lời nói của các nhân vật).

- Những đặc điểm về vị thế xã hội, quan hệ thân - sơ, lứa tuổi, giới tính, nghề nghiệp… chi phối đến lời nói của nhân vật giao tiếp về nội dung giao tiếp, ngôn ngữ giao tiếp.

- Ban đầu chỉ là những lời nói thăm dò, trêu đùa. Sau đó khi đã dần thân quen, họ bắt đầu mạnh dạn hơn.

2. Đọc đoạn trích sau và phân tích theo các câu hỏi nêu dưới.

a. Trong đoạn trích trên có những nhân vật giao tiếp nào? Trường hợp nào bá Kiến nói với một người nghe, trường hợp nào nói với nhiều người nghe?

- Các nhân vật giao tiếp trong đoạn trích trên: Bá Kiến, mấy bà vợ bá Kiến, dân làng, lý Cường, Chí Phèo.

- Trường hợp bá Kiến nói với một người nghe: nói với lý Cường, Chí Phèo; trường hợp bá Kiến nói với nhiều người nghe: mấy bà vợ, dân làng.

b. Vị thế của bá Kiến so với từng người nghe như thế nào? Điều đó chi phối cách nói và lời nói của bá Kiến ra sao?

- Mấy bà vợ: bá Kiến là chồng (chủ gia đình), lời nói quạt nạt.

- Dân làng: bá Kiến thuộc tầng lớp trên, lời nói tỏ vẻ tôn trọng (các ông, các bà) nhưng thực chất là “đuổi về”.

- Chí Phèo: bá kiến là “chủ cũ” nhưng cũng là kẻ đẩy Chí Phèo vào tù. Bá Kiến vừa dỗ dành, vừa thăm dò.

- Lý Cường: bá Kiến là cha, lời quát con nhưng thực chất là với mục đích xoa dịu Chí Phèo.

c. Đối với Chí Phèo, bá Kiến đã thực hiện một chiến lược giao tiếp như thế nào? Hãy phân tích cụ thể chiến lược đó theo các bước sau đây?

(1) Bá Kiến tìm cách đuổi hết mọi người về, chỉ đối thoại với riêng Chí Phèo.

Đầu tiên là quát mấy bà vợ đang xưng xỉa chực tâng công với chồng: “Các bà chỉ lôi thôi…”. Sau đó là quay lại bọn người làng, dịu giọng hơn: “Cả các ông, các bà …”. Sau khi đuổi hết được người làng, mới bắt đầu nói chuyện với Chí.

(2) Bá Kiến “hạ nhiệt” cơn tức giận của Chí Phèo bằng hành động và lời nói.

- Dùng lời nói ngọt nhạt để dỗ dành Chí Phèo, xưng hô thân mật “Anh Chí ơi! Sao anh lại làm ra thế?...”

- Hành động thể hiện sự thân quen lâu ngày: “lại gần khẽ lay mà gọi, vừa xốc Chí Phèo, vừa phàn nàn…”

(3) Bá Kiến nâng vị thế của Chí Phèo lên ngang hàng với mình (chú ý từ xưng hô, cách nói trống, cách dùng ngôi gộp) và nhận Chí Phèo là có họ hàng.

Nâng Chí Phèo lên ngang hàng với mình: “Ai chứ anh với nó còn có họ kia đấy…”

Cách nâng vị thế khiến Chí Phèo cảm thấy hãnh diện, vì đến bá Kiến cũng phải thừa nhận có quan hệ với họ hàng danh tiếng trong làng, từ đó mà quên đi ý định ban đầu.

(4) Bá Kiến kết tội lý Cường và yêu cầu lý Cường phải tiếp đón Chí Phèo.

- Kết tội lý Cường: “Tội mày đáng chết. Không bảo người nhà đun nước, mau lên…”

- Mục đích: để xoa dịu Chí Phèo, khiến Chí quên đi ý định trả thù bá Kiến.

d. Với chiến lược giao tiếp như trên, bá Kiến có đạt được mục đích và hiệu quả giao tiếp không? Những người nghe trong cuộc hội thoại với bá Kiến có phản ứng như thế nào khi nghe lời nói của bá Kiến?

- Bá Kiến đã đạt được mục đích và hiệu quả giao tiếp.

- Những người nghe trong cuộc hội thoại với Bá Kiến đều nghe theo lời bá Kiến, đến Chí Phèo cũng nguôi ngoai.

=> Tổng kết:

- Trong hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ, các nhân vật giao tiếp xuất hiện trong vai người nói (người viết), hoặc vai người nghe (người đọc), ở giao tiếp dạng nói các nhân vật giao tiếp thường đổi vai và luân phiên lượt lời với nhau.

- Các nhân vật giao tiếp có vị thế ngang hàng hoặc cách biệt, có thể xa lạ hay có quan hệ thân tình. Những đặc điểm đó cùng với những đặc điểm riêng biệt khác của từng người (lứa tuổi, giới tính, nghề nghiệp, vốn sống, văn hóa…) luôn luôn chi phối lời nói của họ về nội dung và hình thức ngôn ngữ.

- Để đạt được mục đích và hiệu quả giao tiếp, mỗi nhân vật giao tiếp tùy thuộc vào ngữ cảnh mà lựa chọn và thực hiện một chiến lược giao tiếp phù hợp (bao gồm việc lựa chọn đề tài, nội dung, phương tiện ngôn ngữ, cách thức, thứ tự nói hoặc viết…)

II. Luyện tập

Câu 1. Phân tích sự chi phối của vị thế xã hội ở các nhân vật đối với lời nói của họ trong đoạn trích sau:

- Vị thế xã hội:

  • Anh Mịch: vị thế xã hội thấp (dân thường, thuộc giai cấp bị trị và bị bóc lột trên mọi phương diện).
  • Ông lý: vị thế xã hội cao (quan lại, thuộc giai cấp thống trị, đi bóc lột dân thường)

- Lời nói:

  • Anh Mịch: lễ phép, tỏ ý van xin để không phải đi xem bóng.
  • Ông lý: hách dịch, quát nát để đe dọa anh Mịch.

Câu 2. Phân tích mối quan hệ giữa đặc điểm về vị thế xã hội, nghề nghiệp, giới tính, văn hóa… của các nhân vật giao tiếp với đặc điểm trong lời nói của từng người trong đoạn trích.

- Đoạn trích gồm các nhân vật giao tiếp: viên đội sếp Tây, chú bé con, chị con gái, anh sinh viên, bác cu li, một nhà nho.

- Lời nói của từng người:

  • Viên đội sếp Tây: quát tháo
  • Chú bé con: thầm thì
  • Chị con gái: thốt ra
  • Anh sinh viên: kêu lên
  • Bác cu li xe: thở dài
  • Một nhà nho: lẩm bẩm.

- Mối quan hệ:

  • Viên sếp Tây: người có quyền lực trong xã hội lúc bấy giờ nên quát tháo những người xung quanh.
  • Chú bé: cách nói rất ngộ nghĩnh, ngây thơ của một đứa trẻ.
  • Chị em gái: là phụ nữ nên chú ý cách ăn mặc (cái áo dài), khen với vẻ thích thú.
  • Anh sinh viên: có học thức nên chú ý đến việc diễn thuyết, nói như một dự đoán chắc chắn.
  • Bác cu li xe: chú ý đến đôi ủng.
  • Nhà nho: người có trình độ nên chú ý đến tướng mạo, nói bằng một câu thành ngữ thâm nho.

=> Lời nói đều mang tính châm biếm, mỉa mai.

Câu 3. Đọc đoạn trích trong SGK và trả lời câu hỏi

a. Bà lão hàng xóm và chị Dậu có vị thế và quan hệ với nhau như thế nào? Điều đó chi phối lời nói và cách nói của hai người đối với nhau ra sao?

- Vị thế của hai người ngang hàng, đều là những người nông dân nghèo khổ.

- Quan hệ: không có quan hệ máu mủ mà chỉ là hàng xóm.

- Điều đó đã chi phối đến lời nói và cách nói của hai người: thể hiện sự tôn trọng đối phương.

b. Phân tích sự tương tác về hành động giữa lượt lời của hai nhân vật giao tiếp trong đoạn trích.

- Lượt 1: Bà lão hỏi thăm - chị Dậu cảm ơn.

- Lượt 2: Bà lão đặt câu hỏi, đưa ra lời khuyên - chị Dậu tán thành và nghe theo.

c. Lời nói và cách nói của các nhân vật cho thấy tính cách và cách ứng xử của hai người có những nét văn hóa đáng trân trọng như thế nào?

Lời nói và cách nói của các nhân vật cho thấy họ là những người lịch sự, giàu tính cảm và sống có tình làng nghĩa xóm.

Chia sẻ bởi: 👨 Tiểu Thu
Mời bạn đánh giá!
  • Lượt tải: 02
  • Lượt xem: 876
  • Dung lượng: 431,5 KB
Liên kết tải về

Các phiên bản khác và liên quan:

Tìm thêm: Soạn Văn 12
Sắp xếp theo