Quy định số tiết học trong Chương trình GDPT 2018 Số tiết học cấp Tiểu học, THCS, THPT

Quy định số tiết học trong Chương trình GDPT 2018 giúp thầy cô nắm rõ quy định mới nhất cho cấp Tiểu học, THCS, THPT. Thời gian thực học trong một năm tương đương 35 tuần, có thể tổ chức dạy học 1 buổi/ngày hoặc 2 buổi/ngày.

So với chương trình cũ, chương trình GDPT 2018 giảm tải về số môn học, số giờ học, chọn lọc nội dung giáo dục thiết thực, đổi mới phương pháp giáo dục. Mỗi khối lớp lại quy định số tiết dạy khác nhau, giảm tải thời gian học tập cho học sinh cấp 2, đưa Định hướng nghề nghiệp vào từ lớp 10. Mời thầy cô tham khảo bài viết:

Số tiết học cấp Tiểu học trong chương trình GDPT 2018

Nội dung giáo dụcSố tiết/năm học
Lớp 1Lớp 2Lớp 3Lớp 4 Lớp 5
Môn học bắt buộc (10)
Tiếng Việt420350245245245
Toán105175175175175
Ngoại ngữ 1140140140
Đạo đức3535353535
Tự nhiên và Xã hội707070
Lịch sử và Địa lí7070
Khoa học7070
Tin học và Công nghệ707070
Giáo dục thể chất7070707070
Nghệ thuật (Âm nhạc, Mĩ thuật)7070707070
Hoạt động giáo dục bắt buộc
Hoạt động trải nghiệm105105105105105
Môn học tự chọn
Tiếng dân tộc thiểu số7070707070
Ngoại ngữ 17070
Tổng số tiết/năm học (không kể các môn học tự chọn)87587598010501050
Số tiết trung bình/tuần (không kể các môn học tự chọn)2525283030

Cụ thể, các môn học ở tiểu học, bao gồm:

a) Các môn học bắt buộc gồm: Tiếng Việt, Toán, Ngoại ngữ 1, Giáo dục lối sống, Cuộc sống quanh ta, Tìm hiểu xã hội, Tìm hiểu tự nhiên, Tìm hiểu công nghệ.

b) Các môn học bắt buộc có phân hóa: Thế giới công nghệ, Tìm hiểu tin học, Giáo dục thể chất, Nghệ thuật, Hoạt động trải nghiệm sáng tạo.

c) Môn học tự chọn: Tiếng dân tộc thiểu số.

Ngoài ra, ở cấp tiểu học còn có hoạt động Tự học có hướng dẫn (tự học trên lớp của học sinh tiểu học học 2 buổi/ngày, có sự hướng dẫn, giúp đỡ của giáo viên).

Thời lượng:

Mỗi tiết học cho lớp 1 và lớp 2 từ 30 phút đến 35 phút; cho lớp 3, lớp 4 và lớp 5 từ 35 phút đến 40 phút; giữa các tiết học có thời gian nghỉ.

Các trường dạy học 2 buổi/ ngày bố trí không quá 7 tiết học/ ngày; 31 tiết học/ tuần đối với lớp 1, lớp 2 và lớp 3; 32 tiết học/ tuần đối với lớp 4, lớp 5.

Còn các trường chưa đủ điều kiện dạy học 2 buổi/ ngày cần tập trung đầu tư để bắt đầu từ năm 2018-2019 dạy học 2 buổi/ ngày cho lớp 1, đến năm 2022- 2023 dạy học 2 buổi/ ngày cho tất cả các lớp tiểu học.

Đối với những địa phương chưa thực hiện dạy học 2 buổi/ ngày, không bố trí thời gian tự học có hướng dẫn trên lớp và dạy học nội dung giáo dục địa phương.

Số tiết học cấp THCS trong chương trình GDPT 2018

Nội dung giáo dụcSố tiết/năm học
Lớp 6Lớp 7Lớp 8Lớp 9
Môn học bắt buộc (10)
Ngữ văn140140140140
Toán140140140140
Ngoại ngữ 1105105105105
Giáo dục công dân35353535
Lịch sử và Địa lí105105105105
Khoa học tự nhiên140140140140
Công nghệ35355252
Tin học35353535
Giáo dục thể chất70707070
Nghệ thuật (Âm nhạc, Mĩ thuật)70707070
Hoạt động giáo dục bắt buộc (1)
Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp105105105105
Nội dung GD bắt buộc của địa phương35353535
Môn học tự chọn
Tiếng dân tộc thiểu số105105105105
Ngoại ngữ 2105105105105
Tổng số tiết học/năm học (không kể các môn học tự chọn)1015101510321032
Số tiết học trung bình/tuần (không kể các môn học tự chọn)292929,529,5

Các môn học ở trung học cơ sở:

a) Các môn học bắt buộc: Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ 1, Giáo dục công dân, Khoa học tự nhiên, Lịch sử và Địa lý.

b) Các môn học bắt buộc có phân hóa: Tin học, Công nghệ và Hướng nghiệp, Giáo dục thể chất, Nghệ thuật, Hoạt động trải nghiệm sáng tạo.

c) Môn học tự chọn: Tiếng dân tộc thiểu số, Ngoại ngữ 2.

Thời lượng: Mỗi ngày học 1 buổi, không quá 5 tiết học. Mỗi tiết học 45 phút, giữa các tiết học có thời gian nghỉ. Khuyến khích các trường trung học cơ sở đủ điều kiện thực hiện dạy học 2 buổi/ ngày theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Số tiết học cấp THPT trong chương trình GDPT 2018

Nội dung giáo dụcSố tiết/năm học/lớp
Môn học bắt buộcNgữ văn105
Toán105
Ngoại ngữ 1105
Giáo dục thể chất70
Giáo dục quốc phòng và an ninh35
Môn học lựa chọn
Nhóm môn khoa học xã hộiLịch sử70
Địa lí70
Giáo dục kinh tế và pháp luật70
Nhóm môn khoa học tự nhiênVật lí70
Hoá học70
Sinh học70
Nhóm môn công nghệ và nghệ thuậtCông nghệ70
Tin học70
Âm nhạc70
Mĩ thuật70
Chuyên đề học tập lựa chọn (3 cụm chuyên đề)105
Hoạt động giáo dục bắt buộcHoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp105
Nội dung giáo dục của địa phương35
Môn học tự chọn
Tiếng dân tộc thiểu số105
Ngoại ngữ 2105
Tổng số tiết học/năm học (không kể các môn học tự chọn)1015
Số tiết học trung bình/tuần (không kể các môn học tự chọn)29

Các môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc: Ngữ văn; Toán; Ngoại ngữ 1; Giáo dục thể chất; Giáo dục quốc phòng và an ninh; Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp; Nội dung giáo dục của địa phương.

Các môn học lựa chọn gồm 3 nhóm môn:

- Nhóm môn khoa học xã hội: Lịch sử, Địa lí, Giáo dục kinh tế và pháp luật.

- Nhóm môn khoa học tự nhiên: Vật lí, Hoá học, Sinh học.

- Nhóm môn công nghệ và nghệ thuật: Công nghệ, Tin học, Nghệ thuật (Âm nhạc, Mĩ thuật).

Học sinh chọn 5 môn học từ 3 nhóm môn học trên, mỗi nhóm chọn ít nhất 1 môn học.

Các chuyên đề học tập: Mỗi môn học Ngữ văn, Toán, Lịch sử, Địa lí, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Vật lí, Hoá học, Sinh học, Công nghệ, Tin học, Nghệ thuật có một số chuyên đề học tập tạo thành cụm chuyên đề học tập của môn học nhằm thực hiện yêu cầu phân hoá sâu, giúp học sinh tăng cường kiến thức và kĩ năng thực hành, vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học giải quyết những vấn đề của thực tiễn, đáp ứng yêu cầu định hướng nghề nghiệp. Thời lượng dành cho mỗi chuyên đề học tập là 10 tiết hoặc 15 tiết; tổng thời lượng dành cho cụm chuyên đề học tập của một môn học là 35 tiết/năm học. Ở mỗi lớp 10, 11, 12, học sinh chọn 3 cụm chuyên đề học tập của 3 môn học phù hợp với nguyện vọng của bản thân và khả năng tổ chức của nhà trường.

Các trường có thể xây dựng các tổ hợp môn học từ 3 nhóm môn học và chuyên đề học tập nói trên để vừa đáp ứng nhu cầu của người học vừa bảo đảm phù hợp với điều kiện về đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất, thiết bị dạy học của nhà trường.

Các môn học tự chọn: Tiếng dân tộc thiểu số, Ngoại ngữ 2.

Thời lượng giáo dục: Mỗi ngày học 1 buổi, mỗi buổi không bố trí quá 5 tiết học; mỗi tiết học 45 phút. Khuyến khích các trường trung học phổ thông đủ điều kiện thực hiện dạy học 2 buổi/ngày theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Số tiết học trong Chương trình giáo dục thường xuyên cấp THPT năm 2024 - 2025

Căn cứ tiểu mục 2 Mục III Phần thứ nhất những vấn đề chung về chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học phổ thông của chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 12/2022/TT-BGDĐT quy định thời lượng giáo dục thường xuyên cấp trung học phổ thông theo lộ trình như sau:

Thời gian học của mỗi năm học là 35 tuần/lớp. Mỗi ngày học 1 buổi, mỗi buổi không bố trí quá 5 tiết học; mỗi tiết học 45 phút.

Thời lượng và số tiết của các môn học thực hiện theo quy định của Chương trình GDPT 2018 cấp THPT:

Số tiết học trong Chương trình giáo dục thường xuyên cấp THPT

Định mức tiết dạy của giáo viên Tiểu học

Bộ GD-ĐT quy định định mức tiết dạy trong một tuần của giáo viên tiểu học là 23 tiết, giáo viên THCS là 19 tiết, giáo viên THPT là 17 tiết. Còn định mức tiết dạy của giáo viên trường phổ thông dân tộc nội trú là 17 tiết ở cấp THCS, 15 tiết ở cấp THPT. Giáo viên trường phổ thông dân tộc bán trú phải dạy 21 tiết ở cấp tiểu học, 17 tiết ở cấp THCS; còn giáo viên trường, lớp dành cho người tàn tật, khuyết tật là 21 tiết đối với giáo viên ở cấp tiểu học, 17 tiết đối với giáo viên ở cấp THCS.

Riêng giáo viên làm tổng phụ trách Đội trường hạng I dạy 2 tiết một tuần, trường hạng II dạy 1/3 định mức tiết dạy, trường hạng III dạy 1/2 định mức tiết dạy của giáo viên cùng cấp học. Việc phân hạng các trường phổ thông theo quy định hiện hành.

Ngoài ra, hiệu trưởng, phó hiệu trưởng trường phổ thông có nhiệm vụ giảng dạy một số tiết để nắm được nội dung, chương trình giáo dục và tình hình học tập của học sinh nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý. Theo đó, hiệu trưởng dạy 2 tiết/tuần, phó hiệu trưởng dạy 4 tiết/tuần.

Bộ cũng quy định chế độ giảm định mức tiết dạy và quy đổi các hoạt động chuyên môn khác ra tiết dạy. Theo đó, giáo viên chủ nhiệm các cấp, giáo viên kiêm phụ trách phòng học bộ môn, tổ trưởng bộ môn được giảm 3-4 tiết/tuần. Giáo viên được tuyển dụng bằng hợp đồng làm việc lần đầu được giảm 2 tiết/tuần; giáo viên nữ có con nhỏ từ 12 tháng trở xuống, mỗi tuần lễ được giảm 3 tiết (đối với giáo viên THPT, THCS) và 4 tiết (đối với giáo viên tiểu học).

Giáo viên kiêm nhiệm công tác Đảng, đoàn thể và các công tác khác trong nhà trường cũng được giảm 2-4 tiết/tuần. Tuy nhiên, bộ yêu cầu để đảm bảo chất lượng giảng dạy và chất lượng công tác, mỗi giáo viên không làm kiêm nhiệm quá hai chức vụ và được hưởng chế độ giảm định mức tiết dạy của chức vụ có số tiết giảm cao nhất..

Điểm mới của thông tư 13/2022 sửa đổi chương trình giáo dục phổ thông 2018

Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT đã hết hiệu lực một phần và những nội dung đó được thay thế bằng thông tư 13/2022/TT-BGDĐT.

Cụ thể, căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 1 Thông tư 13/2022/TT-BGDĐT, môn học Lịch sử từ môn học lựa chọn thuộc nhóm môn Khoa học xã hội trở thành môn học bắt buộc:

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số nội dung Chương trình tổng thể trong Chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo

1. Sửa đổi, bổ sung mục "2. Giai đoạn định hướng nghề nghiệp" phần "IV. KẾ HOẠCH GIÁO DỤC" như sau:

"2. Giai đoạn định hướng nghề nghiệp

2.1. Nội dung giáo dục

Các môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc: Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ 1; Lịch sử; Giáo dục thể chất; Giáo dục quốc phòng và an ninh; Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp; Nội dung giáo dục của địa phương.

Các môn học lựa chọn: Địa lí, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Vật lí, Hoá học, Sinh học, Công nghệ, Tin học, Âm nhạc, Mĩ thuật.

[...]

Môn Lịch sử từ môn học tự chọn trở thành môn học bắt buộc dẫn đến những môn học bắt buộc hiện tại bao gồm: Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ 1; Lịch sử; Giáo dục thể chất; Giáo dục quốc phòng và an ninh; Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp; Nội dung giáo dục của địa phương.

Thứ hai, căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 1 Thông tư 13/2022/TT-BGDĐT, thời lượng giáo dục đối với cấp trung học phổ thông đã có thay đổi cụ thể như sau:

“2.2. Thời lượng giáo dục

Mỗi ngày học 1 buổi, mỗi buổi không bố trí quá 5 tiết học; mỗi tiết học 45 phút. Khuyến khích các trường trung học phổ thông đủ điều kiện thực hiện dạy học 2 buổi/ngày theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Trong thời lượng giáo dục cấp trung học phổ thông phải đảm bảo mỗi ngày học 1 buổi, mỗi buổi không bố trí quá 5 tiết học; mỗi tiết học 45 phút.

Thứ ba, căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 1 Thông tư 13/2022/TT-BGDĐT, đã có những sửa đổi, bổ sung rất chi tiết về giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp:

2. Sửa đổi, bổ sung gạch đầu dòng thứ hai “- Giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp”, mục “3. Giáo dục khoa học xã hội ” phần “ V. ĐỊNH HƯỚNG VỀ NỘI DUNG GIÁO DỤC ” như sau:

“- Giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp

Ở lớp 10, môn Lịch sử, môn Địa lí giúp học sinh hiểu biết về đặc điểm tổng quát của khoa học lịch sử và khoa học địa lí, các ngành nghề có liên quan đến lịch sử và địa lí, khả năng ứng dụng kiến thức lịch sử và địa lí trong đời sống, đồng thời củng cố và mở rộng nền tảng tri thức, kĩ năng phổ thông cốt lõi đã hình thành ở giai đoạn giáo dục cơ bản thông qua các chủ đề và chuyên đề học tập về những vấn đề cơ bản của lịch sử và địa lí, tạo cơ sở vững chắc để học sinh có định hướng nghề nghiệp rõ ràng, phù hợp.

Ở lớp 11 và lớp 12, môn Lịch sử chú trọng đến các chủ đề và chuyên đề học tập về các lĩnh vực của sử học, như: lịch sử chính trị, lịch sử kinh tế, lịch sử văn minh, lịch sử văn hóa, lịch sử quân sự và lịch sử xã hội, sự tương tác và hội nhập của Việt Nam vào khu vực và thế giới,...; môn Địa lí tập trung vào một số chủ đề và chuyên đề học tập về địa lí thế giới (khu vực, quốc gia tiêu biểu) và địa lí Việt Nam (tự nhiên, kinh tế - xã hội) nhằm hỗ trợ cho những học sinh có định hướng nghề nghiệp thuộc lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn cũng như một số ngành khoa học liên quan.”.

Như vậy, Thông tư 13/2022/TT-BGDĐT đã bổ sung môn Lịch sử từ môn học tự chọn trở thành môn học bắt buộc và quy định cụ thể về thời lượng giáo dục phải đảm bảo mỗi ngày học 1 buổi, mỗi buổi không bố trí quá 5 tiết học; mỗi tiết học 45 phút.

Thông tư 13/2022/TT-BGDĐT có hiệu lực từ ngày 03/8/2022.

Mục tiêu của chương trình giáo dục phổ thông mới ra sao?

Căn cứ theo Chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT quy định về mục tiêu của chương trình giáo dục phổ thông mới như sau:

- Chương trình giáo dục phổ thông cụ thể hoá mục tiêu giáo dục phổ thông, giúp học sinh làm chủ kiến thức phổ thông, biết vận dụng hiệu quả kiến thức, kĩ năng đã học vào đời sống và tự học suốt đời, có định hướng lựa chọn nghề nghiệp phù hợp, biết xây dựng và phát triển hài hoà các mối quan hệ xã hội, có cá tính, nhân cách và đời sống tâm hồn phong phú, nhờ đó có được cuộc sống có ý nghĩa và đóng góp tích cực vào sự phát triển của đất nước và nhân loại.

- Chương trình giáo dục tiểu học giúp học sinh hình thành và phát triển những yếu tố căn bản đặt nền móng cho sự phát triển hài hoà về thể chất và tinh thần, phẩm chất và năng lực; định hướng chính vào giáo dục về giá trị bản thân, gia đình, cộng đồng và những thói quen, nền nếp cần thiết trong học tập và sinh hoạt.

- Chương trình giáo dục trung học cơ sở giúp học sinh phát triển các phẩm chất, năng lực đã được hình thành và phát triển ở cấp tiểu học, tự điều chỉnh bản thân theo các chuẩn mực chung của xã hội, biết vận dụng các phương pháp học tập tích cực để hoàn chỉnh tri thức và kĩ năng nền tảng, có những hiểu biết ban đầu về các ngành nghề và có ý thức hướng nghiệp để tiếp tục học lên trung học phổ thông, học nghề hoặc tham gia vào cuộc sống lao động.

- Chương trình giáo dục trung học phổ thông giúp học sinh tiếp tục phát triển những phẩm chất, năng lực cần thiết đối với người lao động, ý thức và nhân cách công dân, khả năng tự học và ý thức học tập suốt đời, khả năng lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với năng lực và sở thích, điều kiện và hoàn cảnh của bản thân để tiếp tục học lên, học nghề hoặc tham gia vào cuộc sống lao động, khả năng thích ứng với những đổi thay trong bối cảnh toàn cầu hoá và cách mạng công nghiệp mới.

Chia sẻ bởi: 👨 Hàn Vũ
Liên kết tải về

Link Download chính thức:

Các phiên bản khác và liên quan:

Sắp xếp theo
👨