Soạn bài Luyện tập viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận Soạn văn 9 tập 1 bài 12 (trang 160)

Khi viết một bài văn tự sự, người viết có thể kết hợp sử dụng yếu tố nghị luận. Chính vì vậy, trong chương trình Ngữ Văn lớp 9, học sinh sẽ được thực hành luyện tập viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận.

Soạn bài Luyện tập viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận
Soạn bài Luyện tập viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận

Download.vn sẽ giới thiệu bài Soạn văn 9: Luyện tập viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận.

Viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận - Mẫu 1

I. Thực hành tìm hiểu yếu tố nghị luận trong đoạn văn tự sự

1. Đọc đoạn văn trong SGK

2. Trả lời câu hỏi

- Trong đoạn văn trên, yếu tố nghị luận thể hiện ở những câu văn:

  • “Những điều viết lên cát sẽ mau chóng xóa nhòa theo thời gian… trong lòng người”
  • “Vậy mỗi chúng ta hãy học cách viết những nỗi đau buồn, thù hận lên cát và khắc ghi những ân nghĩa lên đá”

- Vai trò của các yếu tố ấy trong việc làm nổi bật nội dung của đoạn văn: giúp cho câu chuyện thêm sâu sắc hơn, giàu tính triết lí.

II. Thực hành viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận

Câu 1. Viết đoạn văn kể lại buổi sinh hoạt lớp. Trong buổi sinh hoạt lớp, em đã phát biểu ý kiến chứng minh Nam là người bạn rất tốt.

Gợi ý:

Cần xác định được nội dung chính sau:

- Buổi sinh hoạt lớp diễn ra như thế nào: thời gian, địa điểm…

- Nội dung của buổi sinh hoạt: Vấn đề em phát biểu, nguyên nhân phát biểu...

- Em đã thuyết phục Nam là một người bạn tốt như thế nào?

Hôm qua là thứ sáu, cô giáo chủ nhiệm yêu cầu lớp tôi tổ chức một buổi sinh hoạt vào cuối buổi chiều. Mục đích của buổi sinh hoạt là để tổng kết lại thành tích của lớp trong tháng vừa qua. Đến hạng mục “Anh hùng của tháng” - tôi đã thay mặt các bạn trong tổ đề cử bạn Nam - một thành viên của tổ. Tôi đã thuyết phục cả lớp bầu chọn cho Nam, vì bạn ấy là một người bạn rất tốt. Tôi đã chứng minh điều đó qua những dẫn chứng cụ thể. Nam là một học sinh có thành tích học tập tốt. Bạn thường xuyên giúp đỡ mọi người: giảng bài cho những bạn học kém trong lớp, tiết kiệm tiền ủng hộ cho trẻ em nghèo, ủng hộ sách vở cho các bạn em học sinh lớp dưới có hoàn cảnh khó khăn. Đặc biệt nhất, trong suốt tháng vừa qua, chắn hẳn cả lớp không ai quên được hình ảnh bạn Nam cõng bạn Hoàng - bị gãy chân, đến trường học. Chính vì vậy, Nam quả thật là tấm gương về lòng tốt trong lớp học, xứng đáng với danh hiệu “anh hùng của tháng”.

Câu 2. Viết đoạn văn kể lại những việc làm hoặc những lời dạy bảo giản dị mà sâu sắc của người bà kính yêu.

Gợi ý:

* Cần đảm bảo được các nội dung sau đây:

- Đối tượng được kể: người bà

- Điều đó diễn ra trong hoàn cảnh như thế nào?

- Những việc làm, lời dạy bảo của người đó là gì?

- Bài học mà bản thân rút ra được qua việc làm, lời dạy đó.

* Viết đoạn văn:

Bà ngoại của tôi năm nay đã bảy mươi tuổi, tuy vậy nhưng bà vẫn còn minh mẫn lắm. Mỗi lần được về quê thăm bà, tôi lại cảm thấy vô cùng thích thú. Bởi tôi đã học được rất nhiều bài học bổ ích từ bà ngoại. Nhà bà ngoại có một vườn cây rất rộng lớn. Mỗi buổi sáng, tôi dậy thật sớm cùng bà ra thăm vườn cây trĩu quả của bà. Bà dạy tôi cách chăm sóc từng loại cây như thế nào để chúng nhanh ra quả. Mặc dù không thể nào nhớ hết được những kiến thức ấy, nhưng qua cách bà chăm sóc cây cối rất cẩn thận, tôi biết trân trọng hơn từng trái ngọt mà mình được thưởng thức và yêu quý thiên nhiên hơn. Không chỉ vậy, bà còn dạy tôi nấu ăn. Bà nói với tôi rằng, là con gái dù thế nào cũng nên biết nấu một vài món ăn đơn giản, để có thể tự chăm sóc tốt cho bản thân mình mà không phải phụ thuộc vào người khác. Quả thật, những bài học của bà tuy đơn giản nhưng rất ý nghĩa với tôi.

Viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận - Mẫu 2

I. Thực hành tìm hiểu yếu tố nghị luận trong đoạn văn tự sự

1. Đọc đoạn văn trong SGK

2. Trả lời câu hỏi

- Những câu văn có yếu tố nghị luận:

“Những điều viết lên cát sẽ mau chóng xóa nhòa theo thời gian… trong lòng người”
“Vậy mỗi chúng ta hãy học cách viết những nỗi đau buồn, thù hận lên cát và khắc ghi những ân nghĩa lên đá”
- Vai trò: iúp cho câu chuyện thêm sâu sắc hơn, giàu tính triết lí.

II. Thực hành viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận

Câu 1. Viết đoạn văn kể lại buổi sinh hoạt lớp. Trong buổi sinh hoạt lớp, em đã phát biểu ý kiến chứng minh Nam là người bạn rất tốt.

Gợi ý:

Tuần này, lớp em đã có một buổi sinh hoạt lớp khá căng thẳng. Nguyên nhân là do hai bạn Nam và Thành đã cãi vã, đánh nhau vì Thành cho rằng Nam là người lấy cắp tiền trong cặp sách của mình. Đầu giờ sáng, Thành mang tiền đến lớp để đóng học và có nói chuyện với Nam về khoản tiền bố mẹ đưa cho đó. Mọi ánh mắt đổ dồn về phía Nam, thể hiện thái độ bất bình và rất nhiều người đã lên tiếng kết tội: một người, hai người, rồi ba người... cứ thế, Nam cúi đầu im lặng nghe mọi người phán xét mà không tìm được lí do minh oan. Trước tình hình lớp học như vậy, cô giáo đã yêu cầu cả lớp trật tự và hỏi Nam về chuyện vừa xảy ra. Nam khẳng định mình không làm việc đó, ánh mắt Nam thật tội nghiệp. Em đã đứng dậy và nói với cô giáo: “Nam là người bạn tốt, em đã học cùng Nam suốt 9 năm học và khẳng định Nam không thể làm chuyện đó”. Em đã đưa ra các lí do để chứng minh Nam không phải là người có lỗi. Thứ nhất, Nam là người bạn rất tốt bụng. Thậm chí, Nam còn dành dụm tiền ăn sáng của mình để đóng góp cho quỹ từ thiện của trường. Thứ hai, Thành vội vàng kết tội bạn Nam chỉ vì nghĩ rằng Nam biết về khoản tiền đó của mình mà không có bằng chứng. Thứ ba, Thành nên tìm kĩ lại khoản tiền đó, xem có sơ suất làm rơi hoặc có thể hỏi mọi người trong lớp xem có ai nhìn thấy người lạ vào lớp không. Sau những ý kiến của em, mọi người yêu cầu Thành cẩn thận tìm lại trong cặp sách và khoản tiền đóng học của Thành đã rơi ra từ một cuốn sách. Cả lớp thở phào nhẹ nhõm, Nam nhìn em với ánh mắt biết ơn đầy xúc động. Câu chuyện dù đã xảy ra rất lâu nhưng nhắc nhở em rằng, khi phán xét một ai chúng ta cần suy nghĩ cân nhắc để tránh gây ra những hiểu lầm đáng tiếc.

Câu 2. Viết đoạn văn kể lại những việc làm hoặc những lời dạy bảo giản dị mà sâu sắc của người bà kính yêu.

Gợi ý:

Bà nội đã dạy cho em rất nhiều điều bổ ích. Bà dạy em cách chăm sóc cây cối trong vườn. Hãy coi chúng như những người bạn cần nhận được sự nâng niu, trân trọng. Bà cũng dạy cho em cách nấu những món ăn. Công thức nấu ăn của bà tuy đơn giản nhưng lại tạo ra những món ăn rất hấp dẫn về mùi vị. Không chỉ vậy, bà còn kể cho em nghe rất nhiều câu chuyện thú vị về cuộc sống của con người Việt Nam. Từ đó, em thêm trân trọng hơn cuộc sống hiện tại. Những lời dạy của quà thật sự quý giá đối với một đứa trẻ như em.

Chia sẻ bởi: 👨 Tiểu Thu
Mời bạn đánh giá!
  • Lượt tải: 118
  • Lượt xem: 55.561
  • Dung lượng: 501,7 KB
Tìm thêm: Soạn Văn 9
Sắp xếp theo