Cách đọc hiểu một truyện ngụ ngôn và đọc hiểu một truyện cổ tích có gì khác nhau? Soạn bài Những cái nhìn hạn hẹp CTST

Đọc hiểu một truyện ngụ ngôn và đọc hiểu một truyện cổ tích có gì khác nhau là Câu hỏi 5 trang 36 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1. Toàn bộ lời giải dưới đây giúp các em học sinh củng cố phần Soạn bài Những cái nhìn hạn hẹp sách Chân trời sáng tạo.

Đề bài: Theo em, cách đọc hiểu một truyện ngụ ngôn và đọc hiểu một truyện cổ tích có gì khác nhau?

Sự khác nhau đọc hiểu truyện ngụ ngôn và truyện cổ tích - Mẫu 1

- Truyện ngụ ngôn: Tìm hiểu đề tài của truyện, nhân vật sẽ đại diện cho một kiểu người trong xã hội..

- Truyện cổ tích: Tìm hiểu các yếu tố kì ảo, nhân vật được xây dựng ngoại hình và hành động…

Sự khác nhau đọc hiểu truyện ngụ ngôn và truyện cổ tích - Mẫu 2

Truyện ngụ ngôn

Truyện cổ tích

- tìm hiểu về đặc trưng của truyện tình huống, đề tài,...

- Nhân vật đại diện cho một bộ phận người trong xã hội.

- Bài học rút ra từ câu chuyện.

- Tìm hiểu yếu tố kì ảo,...

- Nhân vật được lí tưởng hoá.

- Bài học về thiện-ác, tốt-xấu,…

Sự khác nhau đọc hiểu truyện ngụ ngôn và truyện cổ tích Mẫu 3

Truyện ngụ ngônTruyện cổ tích
Cần nắm bắt đặc trưng của truyện mượn truyện của loài vật để nói về chuyện người. Nhân vật thường là những con vật. Nhưng cũng có khi kể chuyện người để rút ra bài học triết lí được gửi gắm trong đócần chú ý đến yếu tố siêu nhiên, thần kì, những sự việc kì lạ, tính ngẫu nhiên, hoặc những yếu tố tình cờ xen vào câu chuyện.

Sự khác nhau đọc hiểu truyện ngụ ngôn và truyện cổ tích Mẫu 4

Đọc truyện ngụ ngôn: cần có cái nhìn hài hước và thầy những bài học đằng sau các tình huống bất thường mà truyện xây dựng.

Đọc truyện cổ tích: cần chú ý đến yếu tố siêu nhiên, thần kì, những sự việc kì lạ, tính ngẫu nhiên, hoặc những yếu tố tình cờ xen vào câu chuyện.

Sự khác nhau đọc hiểu truyện ngụ ngôn và truyện cổ tích Mẫu 5

Truyện ngụ ngôn

Truyện cổ tích

+ Tìm hiểu đặc trưng của truyện tình huống, đề tài,..của truyện.

+ Nhân vật trong truyện thường không được tìm hiểu về ngoại hình, hành động. Mà từ nhân vật ấy để đại diện cho một bộ phận người trong xã hội.

+ Bài học triết lý được rút ra từ câu chuyện.

+ Tích được việc đọc hiểu về Thành ngữ đã được học ở bậc Tiểu học.

+ Tìm hiểu những yếu tố kì ảo, thần kì, tưởng tượng, hoang đường và ý nghĩa những chi tiết ấy.

+ Những nhân vật trong truyện thường là những nhân vật được lí tưởng hoá.

Tìm hiểu nhân vật, hành động và ý nghĩa, mục đích của các nhân vật.

+ Đưa ra bài học về thiện-ác, tốt-xấu,…

....

Chia sẻ bởi: 👨 Nguyễn Thị Minh Ngọc
Liên kết tải về

Link Download chính thức:

Các phiên bản khác và liên quan:

Sắp xếp theo
👨
    Chỉ thành viên Download Pro tải được nội dung này! Download Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm
    Chia sẻ
    Chia sẻ FacebookChia sẻ Twitter
    Đóng