Dẫn chứng về cách ứng xử trong cuộc sống Dẫn chứng về văn hóa ứng xử
Dẫn chứng về cách ứng xử trong cuộc sống gồm 6 tấm gương, ví dụ tiêu biểu hay mới nhất được nhiều người biết đến. Qua đó giúp bài văn nghị luận về văn hóa ứng xử thêm hấp dẫn, dễ thuyết phục người đọc người nghe.
TOP 6 Dẫn chứng về văn hóa ứng xử trong cuộc sống cực hay dưới đây là tài liệu vô cùng hữu ích. Các em hãy tham khảo, ghi nhớ dẫn chứng để đưa vào bài văn của mình thêm thuyết phục, hấp dẫn, có tính tin cậy cao. Đồng thời việc đưa các tấm gương về phép lịch sự vào bài văn còn chứng tỏ được sự am hiểu kiến thức xã hội của học sinh. Bên cạnh đó các bạn xem thêm: dẫn chứng về lối sống giản dị, dẫn chứng về tình yêu thương, dẫn chứng về lối sống chủ động.
Dẫn chứng về văn hóa ứng xử hay nhất
Dẫn chứng 1
Chủ tịch Hồ Chí Minh là tấm gương mẫu mực về ứng xử. Bác luôn tôn trọng, thương yêu, giúp đỡ mọi người. Đồng chí Vũ Kỳ có kể: vào ngày sinh nhật Bác ở chiến khu Việt Bắc, được ăn cơm với Bác: “Trong bữa ăn hôm đó, tôi có tâm sự với Bác một số vấn đề về đoàn kết của bộ phận phục vụ. Tôi thưa với Bác:
- Cháu làm việc với Bác đã khá lâu, nhưng chưa một lần nào cháu thấy Bác nặng lời với cháu. Thế mà chỉ mấy anh em, thỉnh thoảng chúng cháu lại cáu gắt nhau…
Bác vừa ăn vừa nghe tôi nói, rồi ôn tồn bảo tôi:
- Chú làm việc với Bác lâu, thì Bác làm việc với chú cũng lâu chứ, thế mà Bác có thấy bao giờ chú cáu gắt với Bác đâu!
Bác nói tiếp
- Hai bác cháu ta có gì khó khăn thì bàn bạc với nhau, cùng giải quyết, việc gì mà phải cáu gắt. Đó chính là do Bác tôn trọng chú, chú tôn trọng Bác. Vì vậy, chú cứ tự nghĩ xem, trong quan hệ công tác các chú đã thật sự tôn trọng nhau chưa? Theo Bác, sở dĩ các chú hay cáu gắt với nhau cái chính là do các chú chưa tôn trọng nhau đúng mức... Phải đúng lúc và đúng cách. Và điều quan trọng là phải biết tôn trọng lẫn nhau”
Dẫn chứng 2
Chủ tịch Hồ Chí Minh là 1 minh chính xác đáng cho về nhân cách sáng rọi nhất. Ở người tồn tại những đức tính,suy nghĩ vô cùng tốt đẹp phản ánh nhân cách cao cả của người từ những việc nhỏ nhặt nhất. Chẳng hạn như với trẻ con người cũng ko ngần ngại khi đút cho ăn mặc dù người có là chủ tịch nước đi nữa. Hay Bác đối xử với cụ già và chiến sĩ rất tốt, hay giúp đỡ người già và quan tâ nhiều đến các chiến sĩ như người cha. Bác đúng là 1 người cha già vĩ đại của dân tộc.
Dẫn chứng 3
Cư xử với những người bất hạnh bằng lời hỏi han, động viên ân cần như một câu hỏi thăm: anh/ chị có ổn hay không, một lời động viên chân thành: anh/ chị hãy cố gắng vượt qua những khó khăn này nhé, không ai khổ tận cam lai cả, rồi may mắn, hạnh phúc sẽ đến với anh/chị thôi.
Dẫn chứng 4
Tuyệt đối tránh thái độ kì thị, thương hại những người khuyết tật vì sẽ khiến họ bị tổn thương, mất niềm tin vào cuộc sống.
Dẫn chứng 5
Có một ngạn ngữ rất thấm thía: "Uốn lưỡi bảy lần trước khi nói." Điều này nhấn mạnh tầm quan trọng của việc suy nghĩ kỹ trước khi bày tỏ ý kiến, vì khi đã nói ra, chúng ta không thể rút lại. Một lời động viên hay sự an ủi có thể thay đổi cuộc đời của ai đó, nhưng cũng đừng quên rằng lời nói ác ý hoặc tức giận có thể gây tổn thương nghiêm trọng.
Dẫn chứng 6
Đối với bạn bè gặp khó khăn thì phải giúp đỡ, động viên, khuyến khích, sẻ chia với bạn bè, thương yêu giúp đỡ lẫn nhau. Tích cực tham gia các hoạt động tình nguyện, ủng hộ, giúp đỡ những gia đình gặp khó khăn do thiên tai, lũ lụt,… Thông qua các bài học chúng ta biết vận dụng ứng xử sao cho phù hợp với bạn bè và mọi người xung quanh cho đúng mực, thể hiện mình là người văn minh, có văn hóa, được học hành, dạy dỗ bài bản.