Đề cương ôn tập học kì 2 môn Sinh học lớp 9 năm 2023 - 2024 Ôn tập học kì 2 môn Sinh học lớp 9

Đề cương ôn tập học kì 2 Sinh học 9 năm 2023 - 2024 là tài liệu rất hay dành cho các bạn học sinh tham khảo. Tài liệu bao gồm các dạng bài tập trắc nghiệm, tự luận cuối học kì 2.

Đề cương ôn tập Sinh học 9 cuối học kì 2 giúp các bạn làm quen với các dạng bài tập, nâng cao kỹ năng làm bài và rút kinh nghiệm cho bài thi học kì 2 lớp 9. Từ đó có định hướng, phương pháp học tập để đạt kết quả cao trong các bài kiểm tra. Vậy sau đây là trọn bộ đề cương học kì 2 Sinh học 9 năm 2023 - 2024 mời các bạn theo dõi. Bên cạnh đó các em tham khảo thêm: đề cương ôn thi học kì 2 môn Ngữ văn 9, đề cương ôn tập học kì 2 tiếng Anh 9.

Đề cương ôn tập học kì 2 Sinh học 9 năm 2023 - 2024

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM

Câu 1. Trong các nhóm động vật sau nhóm nào toàn động vật ưa sáng?

A.Chuột cú mèo trâu
B. Gà, trâu, cú mèo
C. Trâu, lợn rừng, gà
D. Chuột, cú mèo, lợn rừng

Câu 2. Nếu ánh sáng tác động vào cây xanh từ một phía nhất định thì có hiện tượng nào xảy ra?

A. Cây vẫn mọc thẳng
B. Cây mọc cong về phía ánh sáng
C. Cây mọc cong ngược hướng ánh sáng
D. Cây mọc cong xuống dưới

Câu 3. Các nhân tố vô sinh nào sau đây có tác động đến thực vật?

A.Ánh sáng, nhiệt độ
B. Độ ẩm, không khí
C. Ánh sáng, độ ẩm
D. Cả A và B

Câu 4. Trong hệ sinh thái những thành phần vô sinh là?

A. Đất, đá, lá rụng, mùn hữu cơ
B. Đất, cây cỏ, chuột
C. Cây cỏ, gỗ, bọ ngựa
D. Mùn hữu cơ, chuột, bọ ngựa

Câu 5. Những động vật hoạt động về ban đêm sống trong hang, trong đất là?

A. Nhóm động vật ưa sáng
B. Nhóm động vật ưa ẩm
C. Nhóm động vật biến nhiệt
D. Nhóm động vật ưa tối

Câu 6. Các đặc điểm hình thái của cây ưa bóng là?

A. Thân cao lá nhỏ màu lá nhạt
B. Lá to màu sẫm
C. Thân nhỏ lá to màu lá sẫm
D. Thân to lá nhỏ màu lá nhạt

Câu 7. Trong các sinh vật sau đây, sinh vật nào là sinh vật sản xuất?

A. Cỏ
B. Dê
C. Hổ
D. Vi sinh vật

Câu 8. Môi trường là gì?

A. Nguồn thức ăn cung cấp cho sinh vật
B. Các yếu tố nhiệt độ bao quanh sinh vật
C. Các yếu tố khí hậu tác động lên sinh vật
D. Là nơi sống của sinh vật gồm tập hợp những gì bao quanh sinh vật

Câu 9. hệ sinh thái bao gồm?

A. Cá thể sinh vật và khu vực sống
B. Quần xã sinh vật và khu vực sống
C. Quần thể sinh vật và khu vực sống
D. Sinh vật và môi trường sống

Câu 10. Nhóm cây ưa sáng bao gồm?

A. Những cây sống ở khu vực không có ánh sáng
B. Những cây sống nơi quang đãng
C. Những cây sống ở dưới tán của cây khác
D. Những cây trồng làm cảnh đặt ở trong nhà

Câu 11. Mật độ của quần thể được xác định bằng số lượng cá thể sinh vật có ở?

A. 1 đơn vị diện tích hay thể tích
B. 1 khu vực nhất định
C. 1 khoảng không gian rộng lớn
D. 1 khoảng không gian nhỏ hẹp

Câu 12. Lưới thức ăn là?

A. Tập hợp nhiều chuỗi thức ăn trong tự nhiên
B. Tập hợp nhiều chuỗi thức ăn trong hệ sinh thái
C. Tập hợp nhiều chuỗi thức ăn có nhiều mắt xích chung
D. Tập hợp nhiều sinh vật khác loài

Câu 13. Những cây sống ở vùng nhiệt đới, để hạn chế sự thoát hơi nước khi nhiệt độ không khí cao, lá có đặc điểm thích nghi nào sau đây?

A. Bề mặt lá có tầng cuSinh dầy B. Số lượng lỗ khí của lá tăng lên
C. Lá tổng hợp chất diệp lục tạo màu xanh cho nó D. Lá tăng kích thước, có phiến rộng

Câu 14. Những cây sống ở vùng ôn đới, về mùa đông thường có hiện tượng?

A.Tăng cường hoạt động hút nước và muối khoáng
B. Hoạt động quang hợp và tạo chất hữu cơ tăng lên
C. Cây rụng nhiều lá
D. Tăng cường oxi hoá chất để tạo năng lượng giúp cây chống lạnh

Câu 15. Để tạo lớp cách nhiệt bảo vệ, giúp cho cây sống ở vùng ôn đới chịu đựng được cái rét của mùa đông lạnh giá, cây có đặc điểm cấu tạo?

A.Tăng cường mạch dẫn trong thân nhiều hơn
B. Chồi cây có vảy mỏng bao bọc, thân và rễ cây có lớp bần dày
C. Giảm bớt lượng khí khổng của lá
D. Hệ thống rễ của cây lan rộng hơn bình thường

Câu 16. Sinh vật tiêu thụ bao gồm?

A.Vi khuẩn, nấm và động vật ăn cỏ
B. Động vật ăn cỏ và động vật ăn thịt
C. Động vật ăn thịt và cây xanh
D. Vi khuẩn và cây xanh

Câu 17. Yếu tố cơ bản nhất ảnh hưởng đến việc tăng hoặc giảm dân số ở quần thể người là?

A. Mật độ dân số trên một khu vực nào đó
B. Tương quan giữa tỉ lệ sinh và tỉ lệ tử vong
C. Tỉ lệ giới tính
D. Mật độ và lứa tuổi trong quần thể người

Câu 18. Điểm giống nhau giữa quần thể sinh vật và quần xã sinh vật là?

A. Tập hợp nhiều quần thể sinh vật
B. Tập hợp nhiều cá thể sinh vật
C. Gồm các sinh vật trong cùng một loài
D. Gồm các sinh vật khác loài

Câu 19. Đặc điểm có ở quần xã mà không có ở quần thể sinh vật là?

A. Có số cá thể cùng một loài
B. Sống trong khoảng không gian xác định
C. Gồm nhiều loài sinh vật khác nhau
D. Xảy ra hiện tượng giao phối và sinh sản

Câu 20. Độ đa dạng của quần xã sinh vật được thể hiện ở?

A. Mật độ của các nhóm cá thể trong quần xã
B. Mức độ phong phú về số lượng loài trong quần xã
C. Sự khác nhau về lứa tuổi của các cá thể trong quần xã
D. Biến động về mật độ cá thể trong quần xã

Câu 21. Độ nhiều của quần xã thể hiện ở?

A. Khả năng sinh sản của các cá thể trong một quần thể nào đó tăng lên
B. Tỉ lệ tử vong của một quần thể nào đó giảm xuống
C. Mật độ các cá thể của từng quần thể trong quần xã
D. Mức độ di cư của các cá thể trong quần xã

Câu 22. Trong quần xã loài ưu thế là loài?

A. Có số lượng ít nhất trong quần xã
B. Có số lượng nhiều trong quần xã
C. Phân bố nhiều nơi trong quần xã
D. Có vai trò quan trọng trong quần xã

Câu 23. Hoạt động nào dưới đây có chu kì ngày- đêm?

A. Sự di trú của chim khi mùa đông
B. Gấu ngủ đông
C. Cây phượng vĩ ra hoa
D. Chu kỳ mở và khép lá của các cây họ đậu

Câu 24. Hoạt động nào có chu kì mùa?

A. Dơi bay tìm mồi lúc chiều tối
B. Hoa mười giờ nở vào khoảng giữa buổi sáng
C. Hoa phù dung sớm nở tối tàn
D. Chim én di cư về phương Nam

Câu 25. Quá trình biến đổi tuần tự của quần xã, từ dạng khởi đầu được thay thế bằng các quần xã khác nhau và cuối cùng dẫn đến một quần xã ổn định, được gọi là?

A. Biến đổi số lượng cá thể sinh vật
B. Diễn thế sinh thái
C. Điều hoà mật độ cá thể của quần xã
D. Cân bằng sinh thái

Câu 26. Hệ sinh thái bao gồm các thành phần là?

A.Thành phần không sống và sinh vật
B. Sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ
C. Sinh vật tiêu thụ và sinh vật phân giải
D. Sinh vật sản xuất, sinh vật phân giải

Câu 27. Hổ ăn thịt hươu, nai là mối quan hệ?

A. Cộng sinh
B. Hội sin
C. Ký sinh
D. Động vật ăn thịt và con mồi

Câu 28. Tăng dân số quá nhanh dẫn tới?

A. Thiếu nơi ở, trường học, bệnh viện
C. Tăng chất lượng cuộc sống
B. Phát triển kinh tế nhanh chóng
D. Thiếu lao động

Câu 29. Trong các nhóm tài nguyên sau, nhóm nào thuộc nhóm tài nguyên không tái sinh?

A. Khí đốt thiên nhiên, tài nguyên đất, năng lượng gió.
B. Tài nguyên nước, tài nguyên đất, tài nguyên sinh vật .
C. Dầu lửa, tài nguyên sinh vật, năng lượng gió.
D. Dầu lửa, khí đốt thiên nhiên, than đá.

Câu 30. Trong các nhóm tài nguyên sau, nhóm nào thuộc nhóm tài nguyên tái sinh?

A. Khí đốt thiên nhiên
B. Dầu lửa
C. Năng lượng gió
D. Tài nguyên nước

Câu 31. Một nhóm cá thể cùng loài sống trong một khu vực nhất định, ở một thời điểm nhất định và có khả năng sinh sản tạo ra thế hệ mới là?

A. Quần xã sinh vật.
B. Quần thể sinh vật.
C. Hệ sinh thái.
D. Tổ sinh thái.

Câu 32. Thời gian phân hủy tự nhiên của rác thải nhựa là khoảng bao nhiêu năm?

A. 1 đến 2 năm
B. 5 đến 10 năm
C. 50 đến 100 năm
D. 500 đến 1000 năm

Câu 33. Nhóm nhân tố sinh thái hữu sinh bao gồm?

A. Nhân tố thực vật và động vật
B. Nhân tố động vật và con người
C. Nhân tố thực vật và con người
D. Nhân tố sinh vật và con người

Câu 34. Ở nhiệt độ nào cá rô phi Việt Nam có thể chết?

A. Trong khoảng từ 5 đến 42 độ
C B. Nhỏ hơn 5 độ và lớn hơn 42 độ C
C. Thấp hơn 30 độ C
D. Cao hơn 30 độ C

Câu 35. Cây xanh sử dụng năng lượng ánh sáng mặt trời để làm gì?

A. Hô hấp
B. Quang hợp
C. Thoát hơi nước
D. Vận chuyển nước

Câu 36. Quần thể có mấy dạng tháp tuổi?

A. 1 dạng
B. 2 dạng
C. 3 dạng
D. 4 dạng

Câu 37. Tác động chủ yếu của con người vào môi trường tự nhiên ở thời nguyên thủy là?

A. Phá rừng trồng trọt
B. Sống hòa đồng với tự nhiên
C. Khai thác dầu khí
D. Cải tạo tự nhiên phục vụ nuôi trồng

Câu 38. Tác động lớn của con người vào môi trường tự nhiên ở xã hội công nghiệp là?

A. Phá rừng, khai thác tài nguyên, đô thị hóa
B. Sống hòa đồng với tự nhiên
C. Phục hồi môi trường
D. Khai thác năng lượng xanh

Câu 39. Để bảo vệ nguồn tài nguyên nước, con người cần làm gì?

A. Tiết kiệm nước
B. Không làm bẩn nước
C. Không làm nước nhiễm mặn
D. Không làm ô nhiễm và cạn kiệt nguồn nước

Câu 40. Tài nguyên nào là tài nguyên xanh?

A. Dầu mỏ
B. Than đ
C. Khí gas
D. Tài nguyên gió

B. PHẦN TỰ LUẬN

B. PHẦN TỰ LUẬN

1. Tự thụ phấn ở cây giao phấn và giao phối gần ở động vật gây nên hiện tượng gì và giải thích nguyên nhân ?

Tự thụ phấn ở cây giao phấn và giao phối gần ở động vật gây nên hiện tượng:

- Ở thực vật: do tự thụ phấn ở cây giao phấn -> cây ngô tự thụ phấn sau nhiều thế hệ: chiều cao giảm, bắp dị dạng, hạt ít.

- Ở động vật: do giao phối gần -> thế hệ con cháu sinh trưởng phát triển yếu, quái thai, dị tật bẩm sinh.

2. Thoái hóa, giao phối gần là gì ? Vì sao tự thụ phấn bắt buộc ở cây giao phấn và giao phối gần ở động vật qua nhiều thế hệ có thể gây hiện tượng thoái hóa ? Ví dụ.

- Thoái hóa là hiện tượng các thế hệ con cháu có sức sống kém dần, bộc lộ tính trạng xấu, năng suất giảm.

- Giao phối gần (giao phối cận huyết) là sự giao phối giữa con cái sinh ra từ một cặp bố mẹ hoặc giữa bố mẹ với con cái.

- Tự thụ phấn bắt buộc ở cây giao phấn và giao phối gần ở động vật qua nhiều thế hệ có thể gây hiện tượng thoái hóa: Do tự thụ phấn hoặc giao phối cận huyết qua nhiều thế hệ tạo ra các cặp gen đồng hợp lặn gây hại.

Ví dụ: ở cây ngô chiều cao thấp, hạt ít; ở ĐV: Gà con có đầu dị dạng.

3. Vai trò của phương pháp tự thụ phấn bắt buộc và giao phối cận huyết trong chọn giống?

Trong chọn giống người ta dùng các phương pháp tự thụ phấn bắt buộc và giao phối cận huyết để củng cố và duy trì một số tính trạng mong muốn, tạo dòng thuần.

4. Ưu thế lai là gì ? Cho ví dụ về ưu thế lai?

Trả lời:

*Ưu thế lai là hiện tượng cơ thể lai F1 có ưu thế hơn hẳn so với bố mẹ về sự sinh trưởng, phát triển, khả năng chống chịu, năng suất, chất lượng. Ưu thế lai cao nhất ở F1, sau đó giảm dần qua các thế hệ.

Cho ví dụ : Lợn Đại bạch lai với lợn ỉ cho con lai F1 có ưu thế lai..

Gà Rốt lai với gà Ri cho con lai F1 có ưu thế lai

5. Cơ sở di truyền của ưu thế lai ? Tại sao không dùng cơ thể lai F1 để nhân giống ? Muốn duy trì ưu thế lai thì phải dùng biện pháp gì ?

*Cơ sở di truyền của UTL (Nguyên nhân):

- Tính trạng số lượng (hình thái và năng suất) do nhiều gen trội quy định.

- Khi lai hai dòng thuần (kiểu gen đồng hợp) con lai F1 có hầu hết các cặp gen ở trạng thái dị hợp (chỉ biểu hiện tính trạng của gen trội)

VD: AAbbCC x aaBBcc

’ F1: AaBbCc

- Trong các thế hệ sau, tỉ lệ dị hợp giảm dần ð ưu thế lai cũng giảm dần.

- Để duy trì ưu thế lai, người ta dùng phương pháp nhân giống vô tính.

*Không dùng cơ thể lai F1 để nhân giống vì: Ưu thế lai cao nhất ở F1, sau đó giảm dần qua các thế hệ -> Chỉ có thế hệ F1 có những tính trạng nổi bật nhất, nếu để nhân giống thì các thế hệ sau năng suất không được như F1 nữa

*Do vậy muốn duy trì ưu thế lai ta dùng phương pháp nhân giống vô tính

6. Lai kinh tế là gì? Ở nước ta phương pháp phổ biến của lai kinh tế là gì? Ví dụ?

Lai kinh tế là phép lai mà người ta cho giao phối giữa cặp vật nuôi bố mẹ thuộc 2 dòng thuần khác nhau rồi dùng con lai F1 làm sản phẩm, không dùng làm giống.

Phổ biến ở nước ta là dùng con cái trong nước cho giao phối với con đực cao sản thuộc giống thuần nhập nội.

VD: Lợn Ỉ Móng cái x Lợn Đại bạch

’ lợn con mới sinh nặng 0,8 kg, tăng trọng nhanh, tỉ lệ nạc.

7. Môi trường sống là gì? Có mấy loại môi trường sống ? Cho ví dụ các sinh vật sống trên từng MT.

- Môi trường sống là nơi sinh sống của sinh vật, bao gồm tất cả những gì bao quanh chúng.

- Có 4 loại môi trường:

+Môi trường nước: cá chép,...

+ Môi trường trên mặt đất, không khí (MT trên cạn): cây hoa hồng, gà,...

+ Môi trường trong đất: giun đất,...

+ Môi trường sinh vật: giun đũa, dây tơ hồng, sán lá gan,...

8. Nhân tố sinh thái là gì ? Có các nhóm nhân tố sinh thái nào ? Kể tên các nhân tố sinh thái đó

* Nhân tố sinh thái là những yếu tố của môi trường tác động đến sinh vật.

* Có hai nhóm nhân tố sinh thái:

+ Nhân tố sinh thái vô sinh (không sống):

. Khí hậu: nhiệt độ, ánh sáng và gió...

. Nước: Mặn, lợ, ngọt...

. Địa hình: Thổ nhưỡng, độ cao...

+ Nhân tố sinh thái hữu sinh gồm:

. Nhân tố sinh vật khác: các vi sinh vật, nấm, thực vật, động vật...

. Nhân tố con người:

- Tác động tích cực, cải tạo, nuôi dưỡng lai ghép...

- Tác động tiêu cực: Săn bắn, đốt phá...

9. Giới hạn sinh thái?

- Giới hạn sinh thái là giới hạn chịu đựng của cơ thể sinh vật đối với một nhân tố sinh thái nhất định.

Ví dụ: Cá rô phi sống ở nhiệt độ từ 5 – 420C, phát triển mạnh nhất ở 300C, vượt qua khỏi giới hạn trên cá sẽ chết.

10. Trình bày ảnh hưởng của ánh sáng tới hình thái và sinh lý của cây? Nêu sự khác nhau giữa thực vật ưa sáng và ưa bóng.

- Ánh sáng có ảnh hưởng tới hình thái và hoạt động sinh lý của thực vật như quang hợp, hô hấp và hút nước của cây

- Mỗi loài cây thích nghi với điều kiện chiếu sáng khác nhau và được chia thành hai nhóm:

+ Nhóm cây ưa sáng: bao gồm những cây sống ở nơi quang đãng

+ Nhóm cây ưa bóng: bao gồm cây sống trong bóng râm, dưới tán cây khác, trong nhà

*Nêu sự khác nhau giữa thực vật ưa sáng và thực vật ưa tối:

............

...............

Tải file tài liệu để xem thêm đề cương ôn tập học kì 2 Sinh học 9

Chia sẻ bởi: 👨 Trịnh Thị Thanh
Mời bạn đánh giá!
  • Lượt tải: 6.283
  • Lượt xem: 38.091
  • Dung lượng: 289,6 KB
Tìm thêm: Sinh học 9
Sắp xếp theo