Đề cương ôn tập học kì 2 môn Lịch sử - Địa lí 9 năm 2025 (Sách mới) Ôn tập cuối kì 2 Lịch sử và Địa lí 9 (3 Sách + Cấu trúc mới)
Đề cương ôn tập cuối học kì 2 Lịch sử và Địa lí 9 năm 2025 là tài liệu rất hữu ích, gồm 3 sách giới hạn kiến thức cần nắm kèm theo các dạng bài tập trọng tâm.
Đề cương ôn tập học kì 2 Lịch sử và Địa lí 9 năm 2025 được biên soạn theo Công văn 7991 gồm các dạng bài tập trắc nghiệm lựa chọn đáp án đúng, trắc nghiệm đúng sai và tự luận. Đề cương ôn tập cuối kì 2 Lịch sử - Địa lí 9 giúp các bạn làm quen với các dạng bài tập, nâng cao kỹ năng làm bài và rút kinh nghiệm cho bài thi học kì 2 lớp 9. Vậy sau đây là trọn bộ đề cương học kì 2 Lịch sử và Địa lí 9 Chân trời sáng tạo mời các bạn theo dõi. Ngoài ra các bạn xem thêm đề cương ôn tập học kì 2 Toán 9.
Đề cương ôn tập học kì 2 Lịch sử và Địa lí 9 năm 2025 (Cấu trúc mới)
- 1. Đề cương ôn tập học kì 2 môn Lịch sử - Địa lí 9 Chân trời sáng tạo
- 2. Đề cương ôn tập cuối kì 2 Lịch sử và Địa lý 9 Cánh diều
- 3. Đề cương ôn tập cuối kì 2 Lịch sử và Địa lý 9 Kết nối tri thức
1. Đề cương ôn tập học kì 2 môn Lịch sử - Địa lí 9 Chân trời sáng tạo
I. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
v PHÂN MÔN ĐỊA LÍ
BÀI 19. VÙNG ĐÔNG NAM BỘ
1. Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ
3. Đặc điểm về dân cư, đô thị hóa
BÀI 21. VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
1. Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ
2. Đặc điểm điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
3. Đặc điểm dân cư và một số vấn đề xã hội
4. Sự phát triển và phân bố một số ngành kinh tế thế mạnh
5. Vùng kinh tế trọng điểm vùng Đồng bằng sông Cửu Long
BÀI 22. THỰC HÀNH: PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐỐI VỚI ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
BÀI 23. PHÁT TRIỂN TỔNG HỢP KINH TẾ VÀ BẢO VỆ TÀI NGUYÊN, MÔI TRƯỜNG BIỂN ĐẢO
1. Biển, đảo Việt Nam
2. Phát triển tổng hợp kinh tế biển, đảo
3. Khai thác tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, đảo
v PHÂN MÔN LỊCH SỬ
BÀI 14. XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ CHÍNH QUYỀN NƯỚC VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA ( TỪ THÁNG 9-1945 ĐẾN THÁNG 12-1946)
3. Kháng chiến chống thực dân Pháp trở lại xâm lược của nhân dân Nam Bộ
BÀI 19. VIỆT NAM TỪ NĂM 1976 ĐẾN NĂM 1991
1. Hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước
2. Cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc
3. Tình hình chính trị, kinh tế, xã hội Việt Nam trong những năm 1976 -1985
4. Công cuộc Đổi mới từ năm 1986 đến năm 1991
BÀI 20. TRẬT TỰ THẾ GIỚI MỚI TỪ NĂM 1991 ĐẾN NAY
2. Xu hướng hình thành trật tự thế giới mới vào đầu thế kỉ XXI
BÀI 21. LIÊN BANG NGA VÀ NƯỚC MỸ TỪ NĂM 1991 ĐẾN NAY
2. Tình hình chính trị, kinh tế của nước Mỹ từ năm 1991 đến nay
II. VẬN DỤNG
v PHÂN MÔN ĐỊA LÍ
BÀI 21. VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
- Dựa vào bảng 21.2 trang 214/SGK
- Dựa vào bảng 21.3 trang 215/SGK
- Nhận xét sự phát triển thế mạnh một số ngành kinh tế (nông nghiệp, thủy sản)
BÀI 22. THỰC HÀNH: PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐỐI VỚI ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
- Tìm hiểu thông tin qua Internet, báo, tạp chí, SGK (Bài 21)... sắp xếp, chọn lọc thông tin phân tích:
+ Tác động của biến đổi khí hậu ở Đồng bằng sông Cửu Long (dân cư, kinh tế - xã hội)
+ Các giải pháp ứng phó đối với biến đổi khí hậu của vùng.
III. ĐỀ MINH HỌA
I. Trắc nghiệm (3,5 điểm)
Bài 1 (1,5đ): Trắc nghiệm nhiều lựa chọn
Câu 1: Cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội chung trong cả nước được tiến hành vào thời gian nào?
A. Tháng 3 – 1976.
B. Tháng 4 – 1976.
C. Tháng 5 – 1976.
D. Tháng 6 – 1976.
Câu 2: Quốc hội thống nhất cả nước là Quốc hội khóa mấy?
A. Khóa III
B. Khóa IV
C. Khóa V
D. Khóa VI
Câu 3: Trật tự hai cực Ianta sụp đổ vào thời điểm nào ?
A. Năm 1949.
B. Năm 1989.
C. Năm 1990
D. Năm 1991
Câu 4: Đầu những năm 90 của thế kỷ XX nền kinh tế Mỹ đứng thứ mấy trên thế giới?
A.Đứng đầu
B. Đứng thứ hai
C.Đứng thứ ba
D. Đứng thứ tư
Câu 5: Việt Nam đảm nhận trong cách là chủ tịch ASEAN vào năm nào?
A. 2018
B. 2019
C. 2020
D. 2021
Câu 6: Cách mạng 4.0 với thành tựu nổi bật là
A. Trí tuệ nhân tạo
B. Điện toán đám mây
C. Dữ liệu lớn
D. Tất cả các đáp án trên
Bài 2 (1.0 điểm). Câu hỏi trắc nghiệm đúng - sai
Trong mỗi nhận định thí sinh chọn Đúng (Đ) hoặc Sai (S)
Nội dung |
Đúng |
Sai |
a.Chiến thắng Vạn Tường 1965 đã mở đầu cho cao trào “ Tìm Mỹ mà đánh, lùng ngụy mà diệt”. |
|
|
b. Mỹ dựng lên sự kiện “ Vịnh Bắc Bộ “ để gây chiến tranh phá hoại miền Bắc. |
|
|
c. Mỹ gây chiến tranh phá hpoaij miền Bắc lần thứ hai vào ngày 7-2-1965 |
|
|
d. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy xuân 1975 trải qua ba chiến dịch lớn: Chiến dịch Tây Nguyên, chiến dịch Huế- Đà Nẵng, chiến dịch Hồ Chí Minh |
|
................
Tải file về để xem thêm đầy đủ Đề cương ôn tập học kì 2 Lịch sử và Địa lí 7
2. Đề cương ôn tập cuối kì 2 Lịch sử và Địa lý 9 Cánh diều
I. PHẠM VI ÔN TẬP
PHÂN MÔN LỊCH SỬ
Chương 4: Việt Nam từ năm 1945 đến năm 1991
- Bài 12: Việt Nam trong những năm đầu sau Cách mạng tháng Tám năm 1945
- Bài 13: Việt Nam từ năm 1946 đến năm 1954
- Bài 14: Việt Nam từ năm 1954 đến năm 1975
- Bài 15: Việt Nam từ năm 1975 đến 1991
Chương 5: Thế giới từ năm 1991 đến nay
- Bài 16: Trật tự thế giới mới từ năm 1991 đến nay
- Bài 17: Liên bang Nga từ năm 1991 đến nay
- Bài 18: Nước Mỹ từ năm 1991 đến nay
- Bài 19: Châu Á từ năm 1991 đến nay
Chương 6: Việt Nam từ năm 1991 đến nay
- Bài 20: Việt Nam từ năm 1991 đến nay
PHÂN MÔN ĐỊA LÍ
- Bài 13: Duyên hải Nam Trung Bộ
- Bài 15: Vùng Tây Nguyên
- Bài 16: Vùng Đông Nam Bộ
- Bài 18: Vùng Đồng bằng sông Cửu Long
- Bài 20: Phát triển tổng hợp kinh tế và bảo vệ tài nguyên, môi trường biển đảo
II. LUYỆN TẬP
1. Trắc nghiệm lựa chọn đáp án đúng
Câu 1: Điều khoản nào sau đây trong Hiệp định Pari (27-1-1973) ghi nhận nhân dân Việt Nam đã “căn bản” hoàn thành nhiệm vụ đánh cho “Mỹ cút”?
A. Mỹ phải chấm dứt mọi hoạt động quân sự chống phá miền Bắc.
B. Mỹ phải ngừng bắn ở miền Nam Việt Nam kể từ ngày kí hiệp định.
C. Mỹ phải rút hết quân đội của mình và quân đồng minh về nước.
D. Mỹ phải rút quân về nước trong thời gian 15 ngày sau hiệp định.
Câu 2: Nội dung nào sau đây phản ánh đúng ý nghĩa của công cuộc đổi mới đất nước giai đoạn 1986 – 1991?
A. Đưa Việt Nam dần thoát khỏi tình trạng khủng hoảng.
B. Mỹ tuyên bố xoá bỏ lệnh cấm vận đối với Việt Nam.
C. Thu nhập bình quân đầu người đạt tốp đầu của châu Á.
D. Đưa Việt Nam trở thành cường quốc công nghiệp trong khu vực.
Câu 3: Một trong những thành tựu tiêu biểu về kinh tế của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp những năm 1953 – 1954 là
A. thực hiện 5 đợt giảm tô, 1 đợt cải cách ruộng đất ở một số xã thuộc vùng tự do.
B. thực hiện triệt để khẩu hiệu “Thực túc binh cường, ăn no đánh thắng”.
C. thành lập Nha tiếp tế làm nhiệm vụ thu mua, dự trữ, phân phối nhu yếu phẩm.
D. hưởng ứng “Quỹ độc lập”, tham gia phong trào “Tuần lễ vàng”.
Câu 4: Ngay sau khi Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, để giải quyết nạn mù chữ, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phát động phong trào nào?
A. Cải cách giáo dục.
B. Bổ túc văn hoá.
C. Bình dân học vụ.
D. Thi đua “Dạy tốt, học tốt”.
Câu 5: “Thần tốc, táo bạo, bất ngờ, chắc thắng”. Đó là tinh thần và khí thế của ta trong chiến dịch nào sau đây?
A. Chiến dịch Tây nguyên.
B. Chiến dịch Huế - Đà Nẵng.
C. Chiến dịch Hồ Chí Minh.
D. Chiến dịch Huế - Đà Nẵng và chiến dich Hồ Chí Minh.
Câu 6: Quan điểm đổi mới của Đảng Cộng Sản Việt Nam (từ tháng 12 – 1986) không có nội dung nào dưới đây?
A. Lấy đổi mới chính trị làm trọng tâm.
B. Đi lên chủ nghĩa xã hội bằng những biện pháp phù hợp.
C. Không thay đổi mục tiêu của chủ nghĩa xã hội.
D. Đổi mới toàn diện và đông bộ.
Câu 7: Ý nào sau đây không phảu là tác động dẫn đến sự ra đời của trật tự thế giới mới?
A. Trật tự hai cực sụp đổ.
B. Sự bành trướng của Mĩ.
C. Sự phát triển mạnh mẽ của cách mạng khoa học - kĩ thuật.
D. Xu thế toàn cầu hoá.
Câu 8: Ý nào dưới đây không đúng khi nói về tình hình kinh tế Liên bang Nga giai đoạn 1991 – 1999?
A. Thực hiện chuyển đổi mô hình từ kế hoạch hàng hóa tập trung sang kinh tế thị trường tự do bằng chính sách tư nhân hóa.
B. Kinh tế Nga rơi vào giai đoạn khủng hoảng.
C. Năm 1991, lạm phát tăng lên 1 355 % GDP tăng trưởng âm.
D. Tăng trưởng âm, lạm phát phi mã, thâm hụt ngân sách trầm trọng,…
Câu 9: Nguyên nhân cơ bản nhất dẫn đến phong trào “Đồng khởi” 1959 – 1960 là gì?
A. Mỹ - Diệm phá hoại Hiệp định Giơnevơ, thực hiện chính sách “tố cộng”, “diệt cộng”.
B. Có nghị quyết Hội nghị lần thứ XV của Đảng về đường lối Cách mạng miền Nam.
C. Do chính sách cai trị của Mỹ - Diệm làm cho CM miền Nam bị tổn thất nặng.
D. Mỹ Diệm phá hoại hiệp định, thực hiện chiến dịch tố cộng diệt cộng, thi hành luật 10-59 lê máy chém đi khắp miền Nam làm cho cách mạng miền Nam bị tổn thất nặng nề
Câu 10: Sự kiện nào dưới đây trở thành tín hiệu tấn công của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (19/12/1946)?
A. “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
B. “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” của Ban Thường vụ Trung ương Đảng.
C. Công nhân nhà máy điện Yên Phụ (Hà Nội) phá máy, cắt điện toàn thành phố.
D. Chỉ thị “Toàn dân kháng chiến” của Ban Thường vụ Trung ương Đảng truyền đi.
.............
2. Trắc nghiệm đúng sai
Câu 1. Đọc tư liệu sau đây:
“Hàn Quốc từng bước phát triển thực lực quốc gia nhằm đạt vị thế quốc gia tầm trung trong khu vực và trên thế giới, … Về thành tựu kinh tế, là nền kinh tế lớn thứ tư ở châu Á, lớn thứ 10 trên thế giới, GDP danh nghĩa của Hàn Quốc năm 2020 là 1 613 tỉ USD … Nếu như thu nhập bình quân đầu người năm 1953 … là 64 USD thì đến năm 2020 là 31 489 USD tức là 500 lần… Bên cạnh thế mạnh về kinh tế, quốc phòng, Chính phủ Hàn Quốc chú trọng tăng cường “sức mạnh mềm” thông qua truyền bá giá trị văn hóa ở nước ngoài được biết đến là làn sóng ở Hàn Quốc”.
(Dẫn theo Nguyễn Thu Phương, “Xây dựng vị thế thực lực quốc gia tầm trung: Trường hợp của Hàn Quốc”, Tạp chí Cộng sản, số 982, 2022, tr.105 – 106).
a) Hàn Quốc là một trong những cường quốc hàng đầu của thế giới trong những thập niên đầu thế kỉ XXI.
b) Sau năm 1991, Hàn Quốc vươn lên trở thành một trong những quốc gia phát triển ở châu Á và trên thế giới.
c) Hàn Quốc truyền bá các giá trị văn hóa của đất nước qua các lĩnh vực âm nhạc, điện ảnh, thời trang, ẩm thực, …
d) Không giống như Trung Quốc, Hàn Quốc ít chú trọng phát triển văn hóa, xây dựng hình ảnh quốc gia.
Câu 2. Đọc tư liệu sau đây:
“Những tiến bộ vượt bậc của cuộc cách mạng khoa học – công nghệ đã thúc đẩy xu thế toàn cầu hóa, tác động mạnh mẽ và sâu sắc đến quan hệ quốc tế sau Chiến tranh lạnh. Một trật tự thế giới mới đang dần hình thành, trong đó sức mạnh tri thức và công nghệ sẽ quyết định thứ bậc của các quốc gia… Kinh tế và khoa học – kĩ thuật đã trở thành nhân tố quyết định sức mạnh tổng hợp của mỗi quốc gia…; xu hướng liên kết khu vực nhằm giải quyết những vấn đề khu vực đồng thời hội nhập quốc tế để phá triển và phục vụ tối đa lợi ích dân tộc đang trở thành một trào lưu ngày càng lan rộng khắp các châu lục”.
(Dẫn theo Trần Thị Vinh (Chủ biên, Lê Văn Anh, Lịch sử thế giới hiện đại,
Tập 2, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội, 2016, tr.187)
a) Sự phát triển của tri thức và công nghệ là nhân tố quyết định đến thức bậc của các quốc gia trong quan hệ quốc tế.
b) Các quốc gia đều lấy yếu tố chính trị, hệ tư tưởng làm trọng tâm để hoạch định chính sách đối ngoại.
c) Cách mạng khoa học – công nghệ và xu thế toàn cầu hóa tác động mạnh mẽ đến xu hướng phát triển của thế giới.
d) Kinh tế, cách mạng khoa học – công nghệ là những yếu tố quyết định sức mạnh tổng hợp của các quốc gia.
Câu 3. Đọc tư liệu sau đây:
“Liên quan tới cách mạng công nghiệp 4.0, rất nhiều người đã đưa ra những “dự đoán tương lai” phong phú. Phổ biến nhất là dự đoán cho rằng lao động hiện tại sẽ bị AI, Robot và IoT thay thế. Một trong những dự đoán thuộc kiểu này cho rằng đến năm 2035, 34% lao động tại Anh, 42% lao động tại Mĩ, 49% lao động tại Nhật Bản sẽ bị AI và Robot thay thế. Năm 2035, tức là sau 15 năm nữa, người ta cũng dự đoán rằng do lái xe tự động mà 98% lao động trong ngành vận tải (taxi, xe buýt, vận chuyển bằng xe tải) sẽ thất nghiệp, các cửa hàng sẽ dần không còn người phục vụ và số lượng người lao động trong lĩnh vực tài chính, bác sĩ, luật sư cũng giảm mạnh”.
(Manabu Sato, (Nguyễn Quốc Vương dịch), Cách mạng công nghiệp 4.0 và tương lai giáo dục, NXB Dân trí, Hà Nội, 2023, tr.12)
a) Đoạn tư liệu đưa ra những dự đoán về sự thay đổi của lực lượng lao động dưới tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
b) Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư chỉ dẫn đến những hệ lụy tiêu cực cho lực lượng lao động trong tương lai.
c) Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư dẫn đến nguy cơ tình trạng thất nghiệp trên toàn cầu sẽ gia tăng.
d) AI, Robot chỉ có thể thay thế sức lao động của con người trong lĩnh vực sản xuất vật chất.
................
Tải file về để xem thêm nội dung đề cương
3. Đề cương ôn tập cuối kì 2 Lịch sử và Địa lý 9 Kết nối tri thức
A. Phần trắc nghiệm
I. Khoanh tròn chữ cái in hoa trước câu trả lời đúng nhất (Khoanh 1 lần)
Câu 1. Hiệp định Pa ri được kí kết vào:
A. 27-1-1973
B. 27-1-1972
C. 21-7-1973
D. 17-2-1973
Câu 2. Công trình có tác dụng điều phối tưới tiêu cho sản xuất nông nghiệp cho cả 3 tình Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương những năm 60 TK XX là
A. Hệ thống thủy lợi Bắc Nam Hà
B. Hệ thống thủy lợi Bắc Hưng Hải
C. Hệ thống thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé
D. Hồ thủy lợi Cửa Đạt (Thanh Hóa)
Câu 3. Chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” là
A. được tiến hành bằng quân đội Sài Gòn là chủ yếu, giảm sự có mặt của quân Mĩ, có sự phối hợp về hỏa lực không quân của Mĩ, do cố vấn Mĩ chỉ huy
B. được tiến hành bằng quân đội Sài Gòn do cố vấn Mĩ chỉ huy với vũ khí phương tiện kĩ thuật, trang thiệt bị chiến tranh của Mĩ
C. được tiến hành quân Mĩ, quân đồng minh, quân Sài Gòn với vũ khí hỏa lực mạnh của Mĩ
D. được tiến hành bằng quân Mĩ, quân Sài Gòn do cố vấn Mĩ chỉ huy, với vũ khí hỏa lực mạnh của Mĩ
Câu 4. Thắng lợi của quân dân Việt Lào giữ vững hành lang chiến lược của ba nước Đông Dương (đường 9- Nam Lào) là
A. cuộc hành quân Lam Sơn -719
B. chiến dịch Khe Sanh- đường 9
C. trận đánh cao điểm 935
D. trận Thành Cổ - Quảng Trị
Câu 5. “Cán bộ chiến sĩ ta rất dũng cảm, nhiệm vụ đã hoàn thành. Lịch sử chống ngoại xâm, giữ thành lâu như thế, ông cha ta ít làm”- Võ Nguyên Giáp. Đây là nhận định của đại tướng về trận đánh nào?
A. Trận đánh vào kinh thành Huế 1972
B. Trận Thành Cổ - Quảng Trị 1972
C. Trận đánh Đắk Tô-Tân Cảnh-Kon Tum
D. Trận đánh Lộc Ninh, Bình Long 1972
Câu 6. Kết quả của cuộc tiến công chiến lược năm 1972 của ta là
A. xoay chuyển cục diện chiến trường làm phá sản “Việt Nam hóa chiến tranh” của Mĩ
B. khiến Mĩ thay đổi thái độ trên bàn đàm phán tại Pari, chấp nhận các điều khoản của ta
C. Mĩ tiếp tục viện trợ quân sự cho chính quyền Sài Gòn
D. giải phóng Quảng Trị, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ
Câu 7. Kết quả của chống chiến tranh phá hoại miền Bắc lần 1 ( 1965-1968) là
A. bắn rơi 3243 máy bay, bắn chìm tàu 143 tàu chiến
B. bắn rơi 674 máy bay, bắn chìm 125 tàu chiến
C. bắn rơi 81 máy bay trong đó có 34 chiếc B52
D. bắn rơi 674 máy bay, 61 chiếc B52
Câu 8. Kết quả của trận Điện Biên Phủ trên không (12 ngày đêm) quân ta bắn rơi
A. bắn rơi 3243 máy bay, bắn chìm tàu 143 tàu chiến
B. bắn rơi 674 máy bay, bắn chìm 125 tàu chiến
C. bắn rơi 81 máy bay trong đó có 34 chiếc B52
D. bắn rơi 674 máy bay, 61 chiếc B52
Câu 9. Người cắm cờ trên Dinh Độc Lập lúc 11h 30 trưa ngày 30.4.1975 báo hiệu chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng là ai?
A. Hoàng Đăng Vinh
B. Bùi Quang Thận
C. Bùi Văn Tùng
D. Tạ Quốc Luật
Câu 10. Người nữ tướng anh hùng quê ở Bến Tre là phó tư lệnh quân giải phóng miền Nam là ai?
A. Nguyễn Thị Bình
B. Nguyễn Thị Định
C. Trương Mỹ Hoa
D. Nguyễn Thị Kim Ngân
............
2. Ghi Đúng ( Đ) hoặc Sai (S) vào cột Đáp án cho các câu (hoặc mệnh đề) dưới đây
Câu |
Nội dung |
Đ. án |
1 |
Cuộc tiến công và nổi dậy xuân 1968 về mặt quân sự ta có nhiều tổn thất vì ta chưa đánh giá hết khả năng địch giữ và phản công tại các đô thị |
|
2 |
Trong “Việt Nam hóa chiến tranh” lực lượng quân Mĩ và đồng minh đóng vai trò nòng cốt, quân Sài Gòn chỉ là thứ yếu vì Mĩ không tin vào năng lực của quân đội Sài Gòn |
|
3 |
Trịnh Tố Tâm được phong anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân khi mới 26 tuổi, có nhiều huân huy chương nhất Việt Nam vì các chiến công đánh địch ở chiến trường Trị Thiên khiến kẻ thù khiếp sợ với biệt danh vua mìn đèo Hải Vân |
|
4 |
Tổng tiến công và nổi dậy xuân 1968 có ý nghĩa buộc Mĩ hóa (tăng thêm quân Mĩ trên chiến trường miền Nam) cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam |
|
5 |
Mĩ buộc phải Mĩ hóa trở lại cuộc chiến tranh ở Việt Nam sau cuộc tiến công chiến lược của ta 1972 vì Mĩ thất bại trong Việt Nam hóa chiến tranh và Đông Dương hóa chiến tranh |
...........
Xem đầy đủ đề cương trong file tải về
Chọn file cần tải:
Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:
