Tin học 8 Bài 2: Thông tin trong môi trường số Tin học lớp 8 Kết nối tri thức trang 10, 11, 12, 13

Giải bài tập Tin học 8 Bài 2: Thông tin trong môi trường số giúp các em học sinh lớp 8 tham khảo, nhanh chóng trả lời các câu hỏi SGK Tin học 8 Kết nối tri thức với cuộc sống trang 10, 11, 12, 13.

Với lời giải chi tiết, trình bày khoa học, giúp các em tìm hiểu bài thuận tiện hơn rất nhiều. Đồng thời, cũng giúp thầy cô tham khảo để soạn giáo án Bài 2 Chủ đề 2: Tổ chức lưu trữ, tìm kiếm và trao đổi thông tin cho học sinh của mình theo chương trình mới. Mời thầy cô và các em cùng theo dõi nội dung chi tiết trong bài viết dưới đây của Download.vn:

Trả lời câu hỏi Tin học 8 Kết nối tri thức Bài 2

Em hãy chọn phương án ghép đúng:

Thông tin số được nhiều tổ chức và cá nhân lưu trữ với dung lượng rất lớn,

A. được truy cập tự do và có độ tin cậy khác nhau.
B. được bảo hộ quyền tác giả và không đáng tin cậy.
C. được bảo hộ quyền tác giả và có độ tin cậy khác nhau.
D. được bảo hộ quyền tác giả và rất đáng tin cậy.

Đáp án: C

Giải Luyện tập Tin học 8 Kết nối tri thức Bài 2

Luyện tập 1

Em hãy kể tên ba ứng dụng thu nhập nhiều thông tin từ người sử dụng và cho biết:

a) Tổ chức, cá nhân nào sở hữu các ứng dụng đó?

b) Mỗi ứng dụng thu thập dạng thông tin nào?

Trả lời:

a) TikTok thuộc sở hữu của Tập đoàn công nghệ internet ByteDance có trụ sở tại Bắc Kinh.

PUBG Mobile thuộc một công ty Hàn Quốc có tên PUBG Corporation - một công ty con của Bluehole.

AccuWeather thuộc một công ty truyền thông Mỹ cung cấp dịch vụ thương mại dự báo thời tiết trên toàn thế giới.

b) Các ứng dụng này thu thập dữ liệu (mật khẩu, hình ảnh, video, …) qua bộ nhớ tạm (clipboard).

Luyện tập 2

Em hãy đánh giá độ tin cậy của thông tin được cung cấp từ ba ứng dụng ở Câu 1.

Trả lời:

Thông tin được cung cấp từ TikTok qua các video ngắn không hoàn toàn đúng, lành mạnh.

Thông tin thời tiết được cung cấp từ AccuWeather có độ chính xác khá cao và chuẩn xác.

Thông tin trò chơi cung cấp từ PUBG Mobile không phù hợp với những trẻ em.

Giải Vận dụng Tin học 8 Kết nối tri thức Bài 2

Vận dụng 1

Em hãy tìm kiếm trên Internet thông tin về một đội bóng, một cầu thủ hoặc một nhân vật mà em yêu thích.

Trả lời:

Gợi ý:

Để tìm kiếm thông tin trên Internet, các em thực hiện theo các bước sau:

  • Khởi động phần mềm trình duyệt web ví dụ Google Chrome/Cốc Cốc.
  • Gõ nội dung cần tìm kiếm như tên một đội bóng/tên một cầu thủ/tên một nhân vật vào ô tìm kiếm.
  • Nhấn Enter để tìm kiếm.
  • Nháy chuột vào các trang web để tìm hiểu nội dung cần tìm.

Vận dụng 2

Em hãy phân tích mức độ tin cậy của nguồn tin tìm được ở Câu 1 và trình bày một bài giới thiệu về đội bóng, cầu thủ hoặc nhân vật đó.

Trả lời:

- Học sinh tự phân tích mức độ tin cậy của nguồn tin tìm được.

- Gợi ý: Bài giới thiệu về một nhân vật như sau:

Nữ hoàng Elsa là một nhân vật hư cấu, còn được biết đén với tên gọi Nữ hoàng băng giá, là nhân vật trong bộ phim hoạt hình "Nữ hoàng băng giá" được phát hành năm 2013 của hãng phim Walt Disney.

Nữ hoàng Elsa được đạo diễn Chris Buck sáng tạo dựa trên ý tưởng lấy từ nhân vật chính của câu chuyện cổ tích Đan Mạch "Bà chúa Tuyết" của nhà văn Hans Christian Andersen. Trong phiên bản phim hoạt hình chiếu rạp của hãng Disney, Elsa là công chúa của vương quốc Arendelle, một vương quốc hư cấu thuộc bán đảo Scandinavia. Elsa là người kế thừa ngai vàng của quốc vương sau khi cha mẹ cô qua đời trong một vụ đắm tàu. Cô có một cô em gái tên là Anna, thường được gọi là công chúa Anna. Elsa có một khả năng siêu thường, đó là có thể tạo ra và điều khiển băng giá. Trong đêm cô đăng quang ngôi Nữ hoàng của mình, cô đã khiến vương quốc của mình chìm trong băng giá của mùa đông. Trong suốt bộ phim, Elsa luôn tìm cách kiểm soát, che giấu sức mạnh của mình, đồng thời cô cũng tìm cách giải phóng bản thân khỏi nỗi sợ sẽ làm hại mọi người xung quanh, đặc biệt là ẹm gái của cô.

Vận dụng 3

Em hãy kể một ví dụ về tin đồn (trong cuộc sống hoặc trên mạng) và cho biết:

a) Tin đồn đó xuất hiện từ sự việc nào?

b) Tác hại của tin đồn đó là gì?

Trả lời:

Tin đồn: Cách nhanh nhất để tự nhận biết mình KHÔNG mắc Covid-19 là nín thở trong 10 giây trở nên mà không ho hay cảm thấy khó chịu.

a) Tin đồn xuất hiện vào năm 2020 khi dịch Covid-19 bùng nổ.

b) Tác hại: Khiến nhiều người tin là thật và làm theo. Cách tốt nhất để xác định xem có nhiễm Covid-19 hay không là xét nghiệm. Nếu làm theo tin đồn thì sợ lây nhiễm cộng đồng sẽ xảy ra tràn lan.

Chia sẻ bởi: 👨 Lê Thị tuyết Mai
Mời bạn đánh giá!
  • Lượt tải: 03
  • Lượt xem: 960
  • Dung lượng: 136,9 KB
Sắp xếp theo