Soạn bài Thuyết trình và thảo luận về một vấn đề xã hội - Cánh diều 10 Ngữ văn lớp 10 trang 25 sách Cánh diều tập 2
Download.vn muốn giới thiệu bài Soạn văn 10: Thuyết trình và thảo luận về một vấn đề xã hội, giúp học sinh chuẩn bài khi học môn Ngữ văn.
Dưới đây là nội dung chi tiết của tài liệu mà chúng tôi muốn giới thiệu, mời các bạn học sinh lớp 10 cùng tham khảo.
Soạn văn 10: Thuyết trình và thảo luận về một vấn đề xã hội
Soạn bài Thuyết trình và thảo luận về một vấn đề xã hội
1. Định hướng
a. Ở Bài 1, các em đã thuyết trình và thảo luận về một vấn đề xã hội có thực trong cuộc sống hoặc được gợi ra từ một hay một số tác phẩm văn học. Phần này tiếp tục luyện tập thuyết trình và thảo luận về một vấn đề xã hội nhưng là vấn đề tư tưởng, đạo lí.
b. Để thuyết trình, thảo luận về một vấn đề xã hội, các em cần:
- Lựa chọn vấn đề thuyết trình (những tư tưởng, đạo lí có ý nghĩa thời sự, ảnh hưởng tới đời sống xã hội, được nhiều người quan tâm...) như đã gợi ý trong phần Viết ở trên.
- Tìm hiểu kĩ nội dung vấn đề cần thuyết trình, tránh trường hợp không phù hợp với thời gian.
- Xác định rõ người nghe bài thuyết trình là ai để có cách trình bày phù hợp.
- Xác định thời lượng trình bày bài thuyết trình.
- Chuẩn bị dàn ý cho bài thuyết trình, tránh viết thành văn để đọc.
- Chuẩn bị các tư liệu, thiết bị hỗ trợ như máy tính, máy chiếu, video, tranh, ảnh... (nếu cần).
- Người nghe cần chuẩn bị vấn đề và câu hỏi để tham gia thảo luận. Người nghe cũng có thể đề xuất các vấn đề mà bản thân thấy cần được đưa ra thảo luận. Tuy nhiên, cần chú ý đến thời gian cho phép của buổi thuyết trình.
2. Thực hành
Bài tập: Hãy thuyết trình quan niệm của em về lòng yêu nước.
a. Chuẩn bị
- Dựa vào phần Việt ở trên đề thuyết trình.
- Sắp xếp lại tranh, ảnh chuẩn bị video, máy tính, máy chiếu phục vụ cho buổi thuyết trình.
- Trao đổi với bạn bè trong nhóm về nội dung, hướng trình bày.
b. Tìm ý và lập dàn ý
- Bổ sung, chỉnh sửa dàn ý cho bài thuyết trình.
- Lựa chọn, thêm bớt nội dung cho phù hợp với đối tượng yêu cầu.
c. Nói và nghe
- Người chủ trì: Nêu vấn đề, thống nhất cách thức trình bày, thảo luận…
- Thảo luận: Người nói trình bày xong, người chủ trì mời người nghe phát biểu ý kiến, hoặc nêu câu hỏi, tranh luận.
- Kết thúc thảo luận: Tổng hợp ý kiến của nhóm về vấn đề cần thảo luận.
d. Kiểm tra và chỉnh sửa
- Người nói: Rút kinh nghiệm về bài thuyết trình.
- Người nghe: Kiểm tra kết quả nghe.