Soạn bài Trình bày ý kiến về một sự việc có tính thời Cánh diều Ngữ văn lớp 9 trang 122 sách Cánh diều tập 2
Soạn bài Trình bày ý kiến về một sự việc có tính thời sự Cánh diều là tài liệu tham khảo vô cùng hữu ích giúp chuẩn bị bài cho phần nói và nghe.
Bạn đọc có thể theo dõi nội dung chi tiết của tài liệu sẽ được Download.vn giới thiệu ngay sau đây. Thảo luận về một vấn đề đáng quan tâm trong cuộc sống.
Trình bày ý kiến về một sự việc có tính thời sự
1. Định hướng
1.1. Bài 5 (sách Ngữ văn 9 , tập một) đã nêu yêu cầu rèn luyện kĩ năng trình bày ý kiến về một sự việc có tính thời sự. Bài 10 tiếp tục rèn luyện về kĩ năng này. Trong cuộc sống có rất nhiều sự việc hay vấn đề mang tính thời sự. Hiện nay, việc quảng cáo tràn lan, quảng cáo không đúng pháp luật,… cũng là một sự việc có tính thời sự. Nội dung ý kiến cần trình bày ở đây là: Những điều gì cần tránh trong quảng cáo?
1.2. Để xác định những điều cần tránh, các em cần nắm vững yêu cầu khi xây dựng quảng cáo, từ đó, suy luận ngược lại sẽ biết điều cần tránh.
2. Thực hành
Trình bày ý kiến về những điều cần tránh trong quảng cáo.
a. Chuẩn bị
- Xem lại nội dung phần Viết về văn bản quảng cáo.
- Lựa chọn ít nhất một yêu cầu cần tránh đã nêu trong phần Viết để trình bày ý kiến cá nhân. Ví dụ: không tuân thủ Luật Quảng cáo và các quy định có liên quan.
- Chuẩn bị nội dung ý kiến của mình.
b. Tìm ý và lập dàn ý.
- Tìm ý cho bài nói bằng cách đặt và trả lời các câu hỏi như: yêu cầu cần tránh trong quảng cáo là gì? Vì sao? Điều đó mang lại hiệu quả gì? Có thể thấy qua ví dụ nào?...
- Lập dàn ý bằng cách sắp xếp các ý đã tìm được theo bố cục ba phần:
- Mở đầu: Nêu yêu cầu cần tránh trong quảng cáo.
- Nội dung chính: Nêu các biểu hiện cụ thể và giải thích lí do cần tránh trong quảng cáo.
- Kết thúc: Nêu kết quả và ý nghĩa của việc thực hiện những điều cần tránh trong quảng cáo.
c. Nói và nghe
- Các em dựa vào dàn ý đã chuẩn bị để trình bày ý kiến của cá nhân.
- Người nghe hỏi hoặc trao đổi các ý kiến mình chưa rõ hoặc không đồng tình.
- Có thể sử dụng kết hợp phương tiện ngôn ngữ và phương tiện phi ngôn ngữ trong khi trình bày, thảo luận.
Gợi ý:
(1) Mở đầu
Kính chào … Tôi là… học sinh lớp… trường… Sau đây, tôi sẽ trình bày….
(2) Nội dung chính
- Quảng cáo là việc sử dụng các phương tiện nhằm giới thiệu đến công chúng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ có mục đích sinh lợi; sản phẩm, dịch vụ không có mục đích sinh lợi; tổ chức, cá nhân kinh doanh sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ được giới thiệu, trừ tin thời sự; chính sách xã hội; thông tin cá nhân.
- Vai trò của quảng cáo:
- Doanh nghiệp: cầu nối tiếp thị, truyền tải thông tin, thông điệp của doanh nghiệp đến khách hàng tiềm năng của mình mà việc thiết lập các chiến lược về sản phẩm, giả thành, nơi phân phối,... cũng trở nên dễ dàng hơn.
- Người tiêu dùng: giúp người tiêu dùng có thể thuận tiện nắm rõ được sản phẩm, đảm bảo quyền lợi khi sử dụng.
- …
- Yêu cầu cần tránh trong quảng cáo:
- Quảng cáo sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ trái với quy định của pháp luật.
- Quảng cáo làm tiết lộ bí mật quốc gia, ảnh hưởng chủ quyền quốc gia, an ninh quốc phòng
- Quảng cáo gây mất mĩ quan đô thị, phân biệt chủng tộc, xúc phạm danh dự của cá nhân, doanh nghiệp
- Quảng cáo vi phạm pháp luật về sở hữu trí tuệ, có nội dung cạnh tranh không lành mạnh.
(3) Kết thúc
Xin cảm ơn… đã lắng nghe. Rất mong nhận được sự đóng góp từ…