Nhật ký tự bồi dưỡng chương trình SGK lớp 3 năm 2022 - 2023 Tập huấn sách giáo khoa lớp 3 mới

Nhật ký tự bồi dưỡng Chương trình SGK lớp 3 năm 2022 - 2023 giúp thầy cô tham khảo, tổng hợp lại những gì tiếp thu, tích lũy được trong quá trình tập huấn sách giáo khoa lớp 3 năm 2022 - 2023.

Nhật ký tự bồi dưỡng sách giáo khoa lớp 3 bộ Chân trời sáng tạo dưới đây gồm 6 môn: Toán, Tiếng Việt, Đạo đức, Tự nhiên xã hội, Hoạt động trải nghiệm, Mĩ thuật. Qua đó, giúp thầy cô có thêm nhiều kinh nghiệm để hoàn thiện bản nhật ký tự bồi dưỡng sách giáo khoa lớp 3 của mình:

Nhật kí tự bồi dưỡng tập huấn SGK lớp 3 năm 2022 - 2023

ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN…
TRƯỜNG TIỂU HỌC ….
---------------------------------

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
-------------------------------------

NHẬT KÝ TỰ BỒI DƯỠNG
CHƯƠNG TRÌNH SÁCH GIÁO KHOA LỚP 3
Năm học 2022 - 2023

- Họ và tên:......................................

- Chức vụ: Giáo viên dạy nhiều môn.

1. Quá trình tự bồi dưỡng

1.1. Thời gian từ .............. đến.................

1.2. Cách thực hiện:

  • Đăng nhập tại đường Link: https://taphuan.nxbgd.vn
  • Chọn Thẻ Lớp 3 – chọn Thẻ Chân trời sáng tạo – Chọn Thẻ Xem ngay
  • Lần lượt xem tài liệu bồi dưỡng GV, các bản SGK, sách GV và sách bài tập.

1.3. Nội dung tự bồi dưỡng:

1.3.1. Môn Tiếng Việt:

1. Quan điểm biên soạn

a) Quan điểm giao tiếp:

  • Tập trung hình thành năng lực giao tiếp tiếng Việt cho học sinh
  • Tổ chức các hoạt động đọc, viết, nói và nghe có mục đích giao tiếp
  • Tổ chức bài học thành chuỗi hệ thống hoạt động khép kín
  • Dạy học kĩ năng ngôn ngữ gắn liền ngữ cảnh chân thực
  • Công nhận, khai thác kinh nghiệm ngôn ngữ, xã hội của học sinh
  • Ưu tiên dạy ý nghĩa ngôn từ hơn dạy cấu trúc, hình thức ngôn ngữ

b) Quan điểm tích hợp:

  • Tích hợp dạy học 4 kĩ năng đọc, viết, nói và nghe
  • Tích hợp dạy ngôn ngữ và văn chương
  • Tích hợp dạy các giá trị văn hóa, giáo dục, phát triển nhân cách
  • Tích hợp phát triển ngôn ngữ và phát triển tư duy
  • Tích hợp dạy Tiếng Việt với các môn học và các hoạt động giáo dục khác

⇒ Dạy học ngôn ngữ thông qua các hoạt động đọc, viết, nói và nghe trong ngữ cảnh tự nhiên, gần gũi với đời sống thực; lôi cuốn học sinh, khơi gợi được hứng thú của học sinh qua ngữ liệu và cách khai thác ngữ liệu phù hợp.

2. Những điểm mới

A. Kết nối, kế thừa Tiếng Việt 1 và Tiếng Việt 2

- Theo định hướng đổi mới được quy định trong CT Ngữ văn 2018, sách Tiếng Việt 3 chuyển tải những thành tựu giáo dục hiện đại qua các bài học, các chủ điểm với những tên gọi gần gũi, thân thuộc với HS, lấy HS làm trung tâm, phát triển và mở rộng dần theo vòng tròn đồng tâm kiểu “lốc xoáy”. Chẳng hạn, các chủ điểm ở học kì I xoay quanh những nội dung gần gũi về bản thân HS, gia đình, trường học – bạn bè: Vào năm học mới, Mái trường mến yêu, Những búp măng non, Em là đội viên, Ước mơ tuổi thơ, Cùng em sáng tạo, Vòng tay bè bạn, Mái ấm gia đình; Sang học kì II, nội dung về quê hương – đất nước – thế giới xung quanh được mở rộng và nâng cao: Bốn mùa mở hội, Nghệ sĩ tí hon, Niềm vui thể thao, Thiên nhiên kì thú, Quê hương tươi đẹp, Đất nước mến yêu, Một mái nhà chung.

- Mặt khác, các nội dung giáo dục về sự chia sẻ, về những nét đẹp của văn hoá, phong tục tập quán được bố trí, sắp xếp hài hoà gần như trùng với các dịp lễ tết, các hoạt động văn hoá, giáo dục. Chẳng hạn chủ điểm Vào năm học mới, Mái trường mến yêu được học ngay sau ngày khai trường; chủ điểm Những búp măng non và chủ điểm Em là đội viên được học vào thời điểm các em tìm hiểu về Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh; chủ điểm Niềm vui thể thao được học vào dịp các trường thường tổ chức hội thao, Hội khoẻ Phù Đổng, chủ điểm Bốn mùa mở hội và chủ điểm Nghệ sĩ tí hon được học vào dịp tết Nguyên đán; chủ điểm Đất nước mến yêu và chủ điểm Một mái nhà chung được học vào dịp hưởng ứng Ngày Trái Đất của thế giới,...Các đặc điểm về cấu trúc và nội dung tư tưởng, quan điểm biên soạn và triết lí giáo dục đã được khẳng định ở Tiếng Việt 1 và Tiếng Việt 2. Chẳng hạn: cấu trúc các bài học của một chủ điểm, cấu trúc từng bài học; quan điểm giao tiếp và tích hợp trong biên soạn; triết lí dạy chữ – dạy người; ứng dụng những thành tựu của giáo dục học, tâm lí học hiện đại, tâm lí nhận thức, tâm lí ngôn ngữ của HS trong việc lựa chọn hệ thống ngữ liệu, thiết kế BT,...

- Trong từng ngữ liệu của bài đọc và BT đều hướng tới mục đích giáo dục, chứa đựng triết lí giáo dục: Giáo dục HS biết tôn trọng sự khác biệt, phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm hạn chế của bản thân, biết yêu quý, tôn trọng mọi người, mọi vật xung quanh, trong đó có nội dung giáo dục về quyền con người và bình đẳng giới (Những búp măng non, Ước mơ tuổi thơ, Cùng em sáng tạo); Giáo dục HS “kết nối yêu thương” từ những điều bình thường, giản dị, bằng những việc làm phù hợp lứa tuổi,...(Vào năm học mới, Mái trường mến yêu, Vòng tay bè bạn, Mái ấm gia đình); Giáo dục ý thức về văn hoá truyền thống, ý thức về quê hương đất nước (Bốn mùa mở hội, Nghệ sĩ tí hon, Niềm vui thể thao, Quê hương tươi đẹp, Đất nước mến yêu); Giáo dục ý thức về cuộc sống hiện đại, về môi trường (Thiên nhiên kì thú, Một mái nhà chung),... Bên cạnh đó, những hình ảnh về HS có hoàn cảnh khó khăn hoặc có nhu cầu đặc biệt như HS bị khiếm khuyết về cơ thể, HS gặp khó khăn về ngôn ngữ nhận được sự quan tâm, hỗ trợ của người thân, thầy cô giáo,... được cân nhắc, cài đặt nhẹ nhàng qua một số bài đọc (Điều kì diệu, Cô Hiệu trưởng,...), đảm bảo giữ được màu sắc trong trẻo, hồn nhiên, dung dị phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí, tâm lí nhận thức, tâm lí phát triển của HS lớp Ba.

- Ngoài ra, các chủ điểm của SGK Tiếng Việt 3 được kế thừa và phát triển trên cơ sở SGK Tiếng Việt 1 và SGK Tiếng Việt 2. Sự kế thừa này thể hiện rõ nguyên tắc đồng tâm. Tài liệu bồi dưỡng giáo viên môn Tiếng Việt lớp 3, Bộ sách Chân trời sáng tạo xuyên suốt bộ sách. Đồng thời tạo điều kiện giúp GV và HS sử dụng sách Tiếng Việt 3 hiệu quả hơn.

B. Thiết kế nội dung theo mạch chủ điểm:

Nội dung ngữ liệu để hình thành, phát triển các phẩm chất và năng lực được thiết kế thành các chủ điểm với năm nội dung lớn theo mạch nhìn từ bản thân HS mở rộng ra thế giới xung quanh. Cụ thể như sau:

  • Bản thân
  • Gia đình
  • Trường học – Bạn bè
  • Thiên nhiên – Quê hương – Đất nước
  • Thế giới

- Năm nội dung trên tương ứng và tích hợp hàng ngang với nội dung của các môn học khác như Tự nhiên và Xã hội, Đạo đức, Hoạt động trải nghiệm, Mĩ thuật, Âm nhạc,... Chẳng hạn, các văn bản thông tin về xã hội, thế giới tự nhiên, môi trường đều có sự kết nối chặt chẽ với CT và tài liệu dạy học môn Tự nhiên và Xã hội, Hoạt động trải nghiệm; nội dung giáo dục đạo đức trong các bài học cũng được xem xét trong mối quan hệ mật thiết với CT và tài liệu dạy học môn Đạo đức, Mĩ thuật, Âm nhạc,...

C. Thiết kế chủ điểm, bài học theo nguyên tắc liên kết, tích hợp

Mỗi chủ điểm/ bài học đều được xây dựng theo một cấu trúc khép kín, liên kết tích hợp theo cả trục ngang và trục dọc các nội dung, kĩ năng trong từng tuần học, bài đọc và BT, đảm bảo liên kết giữa các tuần trong một mạch nội dung, và giữa các nội dung lớn với nhau. Chẳng hạn, chủ điểm Một mái nhà chung với các bài học – bài đọc: Cậu bé và mẩu san hô, Hương vị Tết bốn phương, Một mái nhà chung, Đi tàu trên  sông Volga, Cóc kiện Trời, Bồ câu hiếu khách giúp HS khám phá vẻ đẹp của thiên nhiên, những giá trị văn hoá truyền thống của các nước trên thế giới. Từ đó thêm yêu mến, gần gũi, có ý thức bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ mái nhà chung.

D. Thiết kế các hoạt động rèn luyện kĩ năng trên cơ sở đặc điểm tâm lí nhận thức của học sinh

Các hoạt động hình thành và rèn luyện kĩ năng đọc, viết, nói và nghe được thiết kế, tính toán theo ma trận đảm bảo tính tiến trình theo hướng tăng dần về số lượng, chất lượng. Chẳng hạn hoạt động đọc mở rộng (ĐMR) bắt đầu từ tìm đọc văn bản (đọc trong sách, báo,... hoặc trên internet), nêu tên văn bản, tên tác giả, chi tiết em thích đến việc nêu nội dung, bài học rút ra, đánh giá, chia sẻ cảm xúc về bài đọc; từ chia sẻ với bạn đến trao đổi để hiểu sâu hơn về văn bản đọc,...

E. Thiết kế quy trình khép kín cho các hoạt động rèn luyện và phát triển kĩ năng

Bên cạnh việc chú ý tính tích hợp, liên kết chặt chẽ giữa ngữ liệu đọc với việc phát triển các kĩ năng nói, nghe, đọc, viết, mỗi kĩ năng riêng biệt còn được chú ý thiết kế theo một quy trình hướng dẫn quá trình nhận thức khép kín cho người học nhằm đảm bảo tính phù hợp với khả năng tiếp nhận của HS, tính trọn vẹn của một kĩ năng, hướng đến việc HS tự khám phá, tự làm chủ quy trình thực hiện một kĩ năng ngôn ngữ.

3. Tìm hiểu về cấu trúc sách, tên – cấu trúc chủ điểm và cấu trúc bài học

- Giáo viên quan sát nhận định về hình thức trình bày, hình ảnh, ngữ liệu cuốn sách.

- Môn Tiếng Việt có cấu trúc 2 tập gồm 35 tuần thực học.

+ Tập 1: 16 tuần theo chủ điểm

1 tuần ôn tập GHK, 1 tuần ôn tập cuối HK1

+ Tập 2: 15 tuần theo chủ điểm: 1 tuần ôn tập GHK2, 1 tuần ôn tập cuối HK2

SGK lớp 3

- Cấu trúc các chủ điểm và cấu trúc bài học:

 SGK lớp 3

4. Tìm hiểu về cấu trúc bài học và chuỗi hoạt động học

- Cấu trúc bài học:

SGK lớp 3

- Chuỗi hoạt động học:

SGK lớp 3

5. Tìm hiểu về cấu trúc các tuần ôn tập và đánh giá định kì

SGK lớp 3

SGK lớp 3

SGK lớp 3

1.3.2. Môn Toán

1. Quan điểm biên soạn

Bộ sách tiếp cận người học theo “cách học sinh học toán”

Phù hợp với quá trình nhận thức: Trực quan sinh động – Tư duy trừu tượng – Thực tiễn.

Phù hợp với đặc điểm tâm lí của HS Tiểu học:

Hình thức thể hiện: màu sắc, hình ảnh gần gũi với HS, các tình huống được

chuyển tải khéo léo bằng hình ảnh dễ dàng lôi cuốn HS vào hoạt động học tập.

HS Tiểu học tiếp nhận kiến thức theo cách “mưa dầm thấm đất”, bộ sách giáo khoa (SGK) chủ trương giới thiệu các nội dung toán theo cách thức “lát nền”, nghĩa là các kiến thức, kĩ năng bộ phận thường được giới thiệu sớm (trước khi chính thức giới thiệu nội dung chính) nhằm mục đích:

+ Tạo điều kiện để các kiến thức, kĩ năng được lặp lại nhiều lần.

+ Tạo nhiều cơ hội để HS làm quen và thực hành, hình thành các ý tưởng. Khi chính thức học nội dung đó, các ý tưởng sẽ được kết nối một cách hoàn chỉnh. Lúc này bài học mang tính hệ thống và hoàn thiện các kiến thức, kĩ năng đã học.

Quán triệt tinh thần “toán học cho mọi người”

Mỗi bài học ưu tiên để học sinh tiếp cận, tìm tòi, khám phá, không áp đặt khiên cưỡng. SGK cung cấp các giải pháp khác nhau, HS có thể lựa chọn giải pháp phù hợp với sở thích, năng lực để thực hiện nhiệm vụ học tập.

Chú trong việc trả lời câu hỏi “Học toán để làm gì?”

Các hoạt động trong bài học tập trung vào việc hiểu được tại sao làm như vậy, không chỉ dừng lại ở việc tính toán. Học toán để giải quyết các vấn đề đơn giản của thực tế cuộc sống. Học toán để biết yêu thương, chia sẻ.

2. Những điểm mới

  • Nội dung SGK Toán 3 đáp ứng nhu cầu của GV và HS.
  • Lựa chọn PPDH tiên tiến.
  • Dạy học phát triển Phẩm chất và Năng lực cho HS.
  • Dạy học tích hợp.
  • Giảm tải.
  • Tạo hứng thú trong giảng dạy và học tập.

.......

>> Tải file để tham khảo toàn bộ Nhật ký tự bồi dưỡng chương trình SGK lớp 3 năm 2022 - 2023

Chia sẻ bởi: 👨 Lê Thị tuyết Mai
Mời bạn đánh giá!
  • Lượt tải: 291
  • Lượt xem: 2.415
  • Dung lượng: 1,6 MB
Sắp xếp theo