Văn mẫu lớp 12: Đoạn văn nghị luận về lời xin lỗi (Dàn ý + 15 Mẫu) Viết đoạn văn 200 chữ về vấn đề xã hội
Văn mẫu lớp 12: Viết đoạn văn 200 chữ trình bày suy nghĩ về lời xin lỗi trong cuộc sống bao gồm 15 mẫu khác nhau cực hay. Qua bài văn mẫu này các em có thêm nhiều nguồn tư liệu tham khảo, biết cách lựa chọn ngôn từ để hoàn thiện bài văn của riêng mình.
TOP 15 bài viết đoạn văn về lời xin lỗi cực chất dưới đây được viết rất hay với văn phong rõ ràng, dễ hiểu có thể tự học để mở rộng, nâng cao kiến thức viết đoạn văn nghị luận 200 chữ. Đồng thời qua bài văn mẫu này chúng ta hiểu được ý nghĩa của lời xin lỗi đúng cách trong cuộc sống. Bên cạnh đó các bạn xem thêm đoạn văn nghị luận về sự thấu cảm, đoạn văn nghị luận về sức mạnh của lòng tốt, đoạn văn nghị luận về giá trị của bản thân.
Viết đoạn văn về lời xin lỗi hay nhất
- Dàn ý đoạn văn nghị luận về lời xin lỗi
- Đoạn văn 200 chữ về giá trị của lời xin lỗi đúng cách
- Viết đoạn văn về lời xin lỗi
- Đoạn văn nghị luận về lời xin lỗi
- Viết đoạn văn nghị luận về lời xin lỗi
Dàn ý đoạn văn nghị luận về lời xin lỗi
1. Mở đoạn
Giới thiệu vấn đề nghị luận: lời xin lỗi.
2. Thân đoạn
a) Giải thích
- Xin lỗi là hành động tự nhận khuyết điểm, sai lầm về mình, là sự đồng cảm, sẻ chia đối với người bị ta làm tổn thương, thiệt hại. Biết xin lỗi là mong muốn được đền bù thiệt hại và tha thứ.
- Xin lỗi không chỉ là cách thể hiện thái độ biết lỗi, tự nhận thấy sai lầm mà còn là phép lịch sự trong giao tiếp, ứng xử giữa người với người.
b) Phân tích
* Biểu hiện của người biết nói lời xin lỗi:
- Luôn chủ động mở lời xin lỗi, tự nhận khuyết điểm về mình khi gây ra một lỗi lầm, hoặc một hành động sai trái gây ra hậu quả nghiêm trọng làm ảnh hưởng đến người khác
- Tích cực tìm cách khắc phục hậu quả đã gây ra
* Tại sao sống phải biết nói lời xin lỗi?
- Xin lỗi là một trong các biểu hiện của ứng xử có văn hóa của con người, là hành vi văn minh, lịch sự trong quan hệ xã hội
- Lời xin lỗi chân thành phản ánh phẩm chất văn hóa của cá nhân, giúp mọi người dễ cư xử với nhau hơn
- Xin lỗi là một phép lịch sự trong giao tiếp, thể hiện sự văn minh và thái độ tôn trọng con người
- Lời xin lỗi chân thành có thể cứu vãn được sự việc đáng tiếc có thể đã xảy ra
* Bài học nhận thức và hành động:
- Biết sống chân thành, tôn trọng, quý trọng người khác, thành thật nhận khuyết điểm về mình, không được né tránh trách nhiệm hay ngụy biện về hành động của mình
- Lời xin lỗi phải xuất phát từ đáy lòng mới thật sự hữu dụng
- Hiểu rõ đối tượng là ai để bày tỏ thái độ xin lỗi một cách đúng đắn và hiệu quả nhất.
- Xin lỗi đúng lúc, đúng nơi sẽ làm cho người được xin lỗi thấy dễ tha thứ hơn, đặc biệt cần biết sửa sai sau khi xin lỗi.
* Phản đề
- Vẫn có những kẻ không biết xin lỗi người khác, khi làm sai không chịu nhận khuyết điểm, luôn tự cho rằng mình đúng.
3. Kết đoạn
- Khẳng định vai trò, ý nghĩa của lời xin lỗi trong các mối quan hệ cuộc sống
- Nêu quan điểm của mình về vấn đề này.
Viết đoạn văn về ý nghĩa của lời xin lỗi
Xin lỗi là một trong những lời nói có giá trị nếu con người biết sử dụng đúng cách trong cuộc sống. Xin lỗi là hành động tự nhận khuyết điểm, sai lầm về mình. Biết nói lời xin lỗi là một nét tế nhị cần có trong xã hội thể hiện sự thiện cảm và kính trọng người khác. Người biết xin lỗi là người có nhân cách, có lòng tự trọng, dũng cảm, dám đối diện với chính mình, có tinh thần trách nhiệm. Từ đó, con người có thể hoàn thiện bản thân mình hơn, biết đâu là những lỗi lầm để từ đó khắc phục. Xin lỗi đúng cahcs có thể giúp con người tránh được những tổn hại cả về vật chất lẫn tinh thần. Khi xin lỗi chúng ta có thể cảm hóa cơn giận và ngăn chặn những hiểu lầm. Lời xin lỗi chân thành hàn gắn những chia rẽ và hận thù do những sai sót, lầm lỡ gây nên. Tuy nhiên con người cũng nên cân nhắc việc sử dụng lời nói ấy sao cho đúng với hoàn cảnh và đặc biệt phải xuất phát từ tận đáy lòng. Xin lỗi! Hãy để lời nói ấy trở nên có ý nghĩa hơn trong cuộc sống của chúng ta.
Giá trị của lời xin lỗi đúng cách 200 chữ
Xin lỗi là một trong những lời nói có giá trị nếu con người biết sử dụng đúng cách trong cuộc sống. Xin lỗi là hành động tự nhận khuyết điểm, sai lầm về mình. Biết nói lời xin lỗi là một nét tế nhị cần có trong xã hội thể hiện sự thiện cảm và kính trọng người khác. Người biết xin lỗi là người có nhân cách, có lòng tự trọng, dũng cảm, dám đối diện với chính mình, có tinh thần trách nhiệm. Từ đó, con người có thể hoàn thiện bản thân mình hơn, biết đâu là những lỗi lầm để từ đó khắc phục. Xin lỗi đúng cahcs có thể giúp con người tránh được những tổn hại cả về vật chất lẫn tinh thần. Khi xin lỗi chúng ta có thể cảm hóa cơn giận và ngăn chặn những hiểu lầm. Lời xin lỗi chân thành hàn gắn những chia rẽ và hận thù do những sai sót, lầm lỡ gây nên. Tuy nhiên con người cũng nên cân nhắc việc sử dụng lời nói ấy sao cho đúng với hoàn cảnh và đặc biệt phải xuất phát từ tận đáy lòng. Xin lỗi! Hãy để lời nói ấy trở nên có ý nghĩa hơn trong cuộc sống của chúng ta.
Viết đoạn văn 200 chữ về lời xin lỗi
Đoạn văn mẫu 1
Không ai sinh ra đã trở nên hoàn hảo, ai cũng có thể mắc sai lầm, như ông cha ta có câu "Nhân vô thập toàn". Sai lầm là một biểu hiện thường thấy trong cuộc sống con người, quan trọng là sau những sai lầm đó, mình rút ra được bài học gì. Mỗi khi sai lầm xảy ra để hạn chế những hậu quả đáng tiếc và làm cho tâm hồn được bình yên hơn thì lời xin lỗi thực sự cần thiết. Lời xin lỗi là lời nói, hành động thể hiện sự nhận thức và hối lỗi của mình khi có những suy nghĩ, hành động sai trái. Có nhiều cách để thực hiện lời xin lỗi, tuy nhiên để lời xin lỗi có giá trị cao nhất, cần thực hiện nó đúng cách. Bởi lẽ, nếu lời xin lỗi na ná nhau, không xuất phát từ sự chân thành, áy náy, thực sự muốn nhận lỗi thì khi đó, người được nhận lời xin lỗi khó có thể vui hơn. Chính vì vậy, xin lỗi đúng cách sẽ dễ nhận được sự đồng cảm và tha thứ hơn. Hơn nữa, khi xin lỗi đúng cách, bạn sẽ cảm thấy thoải mái hơn vì được giải tỏa mặc cảm tội lỗi, đồng thời, nó cũng góp phần nâng cao phẩm giá, nhân cách của bạn. Điều quan trọng nhất trong một lời xin lỗi là thái độ chân thành. Một lời xin lỗi chân thành cho thấy sự hối lỗi thực sự, tỏ rõ người xin lỗi muốn được cảm thông, tha thứ và muốn khắc phục, sửa chữa những lỗi lầm mình mắc phải. Bất cứ ai ở bất kì độ tuổi nào cũng đều cần rèn luyện cho mình một cái tâm chân thành để khi mắc lỗi, nghiêm túc nhận lỗi khi làm sai, biết nói lời xin lỗi chân thành cũng như dũng cảm, tự trọng trước những sai lầm của bản thân. Bên cạnh đó, cần phê phán những kẻ thiếu tự trọng, thiếu dũng cảm, làm sai nhưng bảo thủ không nhận trách nhiệm.
Đoạn văn mẫu 2
Trong cuộc sống, hẳn có những lần bạn mắc phải sai lầm. Những lúc như vậy, chúng ta sẽ phải nói lời xin lỗi. Vậy thế nào là lời xin lỗi? Đó là một hình thức nhận lỗi của bạn trước một đối tượng nào đó. Thực tế đã cho thấy, khi chúng ta làm hỏng một thứ gì đó không thuộc quyền sở hữu của mình hay phạm phải lỗi sai thì ta đều cúi đầu nhận lỗi. Thật vậy, lời xin lỗi đóng một vai trò hết sức quan trọng trong đời sống của chúng ta. Nó không chỉ thể hiện những cốt cách trong con người bạn mà nó còn dùng để người khác đánh giá bạn. Chưa dừng lại ở đó, có lời nhận lỗi, bạn sẽ được mọi người tha thứ, rộng lượng bỏ qua. Hơn hết, họ còn cho bạn cơ hội để chuộc lại lỗi lầm của mình. Hơn hết, nếu lời xin lỗi của bạn đủ chân thành, bạn có thể chạm đến trái tim của mọi người. Tuy nhiên, có những lời xin lỗi như mang tính chất bắt buộc, gượng ép, không cam tâm, tình nguyện. Nếu như vậy, thì lời xin lỗi cũng chỉ như gió thoảng mây bay, không mang lại ý nghĩa gì. Qua đây, mỗi chúng ta khi sai phạm, hãy cúi đầu và nói lời xin lỗi với một thái độ chân thành, sửa sai. Có như vậy, bạn mới được mọi người tha thứ và có cơ hội sửa lỗi lầm của mình.
Viết đoạn văn về lời xin lỗi
Có ai đó đã từng nói: “Một lời xin lỗi vụng về vẫn tốt hơn sự im lặng”. Quả thật như vậy, lời xin lỗi là cái cúi đầu, cái khoanh tay lễ phép và lời chân thành: cháu xin lỗi, em xin lỗi, bác xin lỗi, thầy xin lỗi. Nhưng trong cuộc sống này đã mấy ai làm được điều đó. Lời xin lỗi khi mình làm sai không chỉ là cách thể hiện thái độ biết lỗi, tự nhận thấy sai lầm mà còn là phép lịch sự trong giao tiếp, ứng xử giữa người với người. Lời xin lỗi là thể hiện sự tôn trọng và khiến người nghe cảm thấy hài lòng, vui vẻ, chấp nhận, bỏ qua, làm cho mối quan hệ tốt đẹp hơn. Còn người xin lỗi thì cảm thấy nhẹ lòng và trên hết là ý thức được trách nhiệm của mình trước hành động sai trái. Hành động của cậu bé 8 tuổi ở Hải Phòng lỡ làm vỡ gương ô tô đã viết giấy gửi lời xin lỗi và số điện thoại ngỏ ý đền bù cho chủ nhân chiếc ô tô để trước cổng trường mà báo chí đưa tin trong suốt thời gian qua khiến chúng ta phải suy ngẫm. Cho nên biết nói lời xin lỗi là một hành động lịch sự làm cuộc sống xã hội trở nên văn minh, tốt đẹp hơn. Cần phê phán những kẻ thiếu tự trọng, thiếu dũng cảm, làm sai nhưng bảo thủ không nhận trách nhiệm. Cũng qua đây chúng ta cần rút ra bài học cho mình: cần phải nghiêm túc nhận lỗi khi làm sai, biết nói lời xin lỗi chân thành cũng như dũng cảm, tự trọng trước những sai lầm của bản thân.
Đoạn văn 200 chữ về giá trị của lời xin lỗi đúng cách
Đoạn văn mẫu 1
Xin lỗi là bày tỏ chân thành sự hối tiếc về lỗi lầm mình đã gây ra, sẵn sàng nhận khuyết điểm của mình và đề nghị được tha thứ. Biết xin lỗi, hối lỗi khi phạm phải lỗi lầm và sẵn sàng khắc phục hậu quả do lỗi lầm ấy gây ra sẽ giúp giảm bớt căng thẳng, làm nguôi cơn nóng giận, gắn kết tình cảm, tránh được những hậu quả do con nóng giận của người khác gây ra. Biết nhận ra lỗi lầm và xin lỗi người khác để mong được tha thứ là biểu hiện sự trung thực, cao thượng, nhân cách cao cả của con người. Người biết nói lời xin lỗi luôn có mối quan hệ tốt đẹp với mọi người, được mọi người tin tưởng và kính trọng. Ngược lại, người không biết nói lời xin lỗi là người cố chấp, thiếu lòng tôn trọng người khác, ích kỉ và bướng bỉnh sẽ bị người khác khinh chê, xa lánh, nhận lấy những hậu quả đáng tiếc do lỗi lầm của mình gây ra. Yêu cầu một lời xin lỗi dễ dàng hơn nhiều so với việc nói lời xin lỗi. Tất cả chúng ta đều có thể phạm sai lầm. Vì vậy, hãy để ý khi bạn đòi hỏi người khác xin lỗi, và những gì bạn cho là chưa đủ mức tiêu chuẩn. Sớm hay muộn thì sẽ đến lượt bạn cũng phải xin lỗi người khác. Lịch sự không phải là một tiêu chuẩn bạn mong đợi ở người khác; đó là tiêu chuẩn bạn cần tự đặt ra cho chính mình và thực hiện nó một cách chân thực và nghiêm túc. Nếu bạn sai, tốt hơn là đưa ra lời xin lỗi trước khi được yêu cầu. Tất cả chúng ta đều mong muốn sự việc được xử lí tốt đẹp. Bởi thế, người xin lỗi đầu tiên là người dũng cảm nhất; người tha thứ đầu tiên là người kiên cường nhất, người từ bỏ đầu tiên là người hạnh phúc nhất.
Đoạn văn mẫu 2
Lời xin lỗi là một cách thức để con người nhận lỗi sai của mình. Tuy nhiên không phải lời xin lỗi nào cũng nhận được sự tha thứ bởi lẽ có lời xin lỗi đúng cách và có lời xin lỗi sai cách. Vậy lời xin lỗi đúng cách có nghĩa là gì? Đó là sự nhận lỗi của người làm sai một cách đúng nghĩa. Xin lỗi với thái độ tích cực, thái độ biết nhận lỗi và sửa sai. Cuộc sống ngày càng văn minh hiện đại đòi hỏi con người phải không ngừng nỗ lực, cố gắng, hoàn thiện bản thân. Trong quá trình ấy, chúng ta không thể nào không tránh khỏi việc mắc những sai lầm. Chính vì vậy, chúng ta phải xin lỗi, phải biết nhận lỗi khi làm sai. Hơn nữa, nhận lỗi là một chuyện nhưng chúng ta phải biết khắc phục lỗi sai ấy chứ không phải lần sau lại tái phạm. Có những bạn còn có thái độ làm sai nhưng không biết nhận lỗi hoặc nói ra lời xin lỗi với một thái độ hết sức khó chịu, không sự tôn trọng. Thật là đáng trách. Xin lỗi - là một câu nói chúng ta có thể nói, thốt ra một cách dễ dàng nhưng xin lỗi sao cho đúng nghĩa thì không phải ai cũng làm được. Hơn hết, bạn - dù cho trong trường hợp nào, chưa biết là ai đúng ai sai thì trước hết hãy cứ nhận lỗi để mọi chuyện êm xuôi rồi bắt đầu giải quyết từng vấn đề. Bởi lẽ lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau. Thật vậy, chúng ta phải biết nhận lỗi khi mắc sai lầm và phải biết sửa sai, đừng bao giờ tái phạm.
Đoạn văn mẫu 3
Trong cuộc sống lời xin lỗi là hành động chân thành của người có lỗi nhận lỗi của mình. Nhưng không phải ai cũng làm được điều đó. Có bao giờ bạn tự mình đối diện với bản thân và nghĩ rằng: chúng ta đã làm bao nhiêu việc sai trái nhưng không dám đối mặt với sự thật, không dám nói ra một lời xin lỗi với những điều mà chúng ta đã sai? Chắc chắn là có rồi, ai trong đời mà chẳng có đôi lần làm sai điều gì đó. Nếu chúng ta cứ cố lấp liếm những sai lầm của mình. Và không để ai biết được, đó là một hành động không đúng đắn. Bởi nếu chúng ta biết nói lời xin lỗi, chúng ta sẽ nhận được những giá trị tốt đẹp hơn biết bao nhiêu lần. Mỗi cá nhân trên cuộc đời đều cần phải hòa nhập vào xã hội để sống. Chứ không thể tách biệt với thế giới bên ngoài được. Vì vậy, nếu chúng ta sai lầm không biết nhận lỗi, chúng ta sẽ mất rất nhiều thứ.
Đoạn văn nghị luận về lời xin lỗi
Đoạn văn mẫu 1
Lời xin lỗi là gì? Và tại sao ta phải nói lời xin lỗi? Trước hết, xin lỗi là một phép lịch sự trong giao tiếp mà ta có thể gọi đó là văn hóa xin lỗi. Nó thể hiện sự văn minh, tôn trọng đồng loại mà đặc biệt xin lỗi để thấy một xã hội công bằng dân chủ và văn minh khi tất cả mọi người không phân biệt địa vị, cấp bậc, giàu nghèo đều cần nói lời xin lỗi không chỉ những lúc sai lầm mà còn cả những lúc tỏ thái độ tôn trọng người khác. Xin lỗi là khi ta biết lỗi và nhận lỗi. Bên cạnh đó, nó còn thể hiện trách nhiệm của người đó với lỗi lầm, với người khác, với cuộc sống. Điều đó có nghĩa là bạn thừa nhận sai lầm và không đổ lỗi cho bất cứ lý do gì. Lời xin lỗi được nói ra không chỉ đơn thuần là một lời nói, nó còn là sự khẳng định chuộc lỗi và không tái phạm lần sau. Nếu một lời xin lỗi không khẳng định được điều trên thì đó là một lời nói gió bay, không hề có ý nghĩa gì. Vì vậy ta phải nói lời xin lỗi để tỏ thái độ rằng ta sẽ sửa đổi lỗi lầm vừa qua. Ví dụ, khi bạn đánh mượn đồ người khác và lỡ đánh mất, lời xin lỗi sẽ truyền tải cho người khác rằng bạn biết lỗi và bạn sẽ cố gắng tìm lại món đồ ấy hoặc trao trả bằng thứ khác…hay bằng cách khác để chuộc lỗi.
Đoạn văn mẫu 2
Ngày nay, kĩ năng sống là một phần không thể thiếu trong quá trình rèn luyện cách sống sao cho tốt của con người. Trong kĩ năng ứng xử, giao tiếp, lời xin lỗi đóng vai trò mấu chốt để giữ vững mối quan hệ cá nhân và xã hội. Có ý kiến cho rằng: Phải biết nói lời xin lỗi. Đây là ý kiến hoàn toàn đúng và nhận được sự đồng tình của hầu hết mọi người. Lời xin lỗi là rất nhiều nhưng có thể thấy lời xin lỗi không chỉ là cách thể hiện thái độ biết lỗi, tự nhận thấy sai lầm mà còn là phép lịch sự trong giao tiếp, ứng xử giữa người với người. Vậy tại sao ta phải nói lời xin lỗi? Trước hết,, xin lỗi là một phép lịch sự trong giao tiếp mà ta có thể gọi đó là văn hóa xin lỗi. Nó thể hiện sự văn minh, tôn trọng đồng loại mà đặc biệt xin lỗi để thấy một xã hội công bằng dân chủ và văn minh khi tất cả mọi người không phân biệt địa vị, cấp bậc, giàu nghèo đều cần nói lời xin lỗi không chỉ những lúc sai lầm mà còn cả những lúc tỏ thái độ tôn trọng người khác. Xin lỗi là khi ta biết lỗi và nhận lỗi. Bên cạnh đó, nó còn thể hiện trách nhiệm của người đó với lỗi lầm, với người khác, với cuộc sống. Điều đó có nghĩa là bạn thừa nhận sai lầm và không đổ lỗi cho bất cứ lí do gì. Lời xin lỗi được nói ra không chỉ đơn thuần là một lời nói, nó còn là sự khẳng định chuộc lỗi và không tái phạm lần sau. Nếu một lời xin lỗi không khẳng định được điều trên thì đó một lời nói gió bay, không hề có ý nghĩa gì. Vì vậy ta phải nói lời xin lỗi để tỏ thái độ rằng ta sẽ sửa đổi lỗi lầm vừa qua.
Đoạn văn mẫu 3
Trong quá trình hình thành nhân cách của mỗi người, chắc hẳn không ai có thể tránh hoàn toàn được những lỗi lầm, dù là vô tình. Hãy cùng nhau đi vào bàn luận. Trước hết, ta cần hiểu lỗi lầm là gì? Đơn giản đó chính là sai lầm, tội lỗi của con người mắc phải, để lại những hậu quả đáng tiếc cho con người. Vì cuộc sống còn nhiều khó khăn, thử thách, đôi khi ta quá chủ quan, nhẹ dạ, cả tin vào người khác. Lỗi lầm để lại hậu quả đáng tiếc cho bản thân nhưng cũng có khi làm cho cho an nguy, tồn vong của cả một quốc gia, dân tộc. Ta có thể thấy rằng có những lỗi lầm có thể tha thứ, có lỗi không thể tha thứ. Bởi vậy, người phạm lỗi lầm luôn sống trong dằn vặt, đau khổ, hổ thẹn với lương tâm, thậm chí phải trả giá bằng một kiếp người. Những lỗi lầm có thể mắc phải như đánh nhau, vướng vào những tệ nạn xã hội,… Đa số mọi người trong xã hội ngày nay đều cố gắng tránh mắc phải lỗi lầm, nhưng bên cạnh đó vẫn còn một bộ phận nhỏ những thành phần đi ngược lại với sự phát triển, xu hướng của mọi người; họ vẫn mắc sai lầm liên tục, chưa có ý thức cải thiện. Là một đoàn viên thanh niên, khoác trên mình màu áo xanh đầy tự hào và nhiệt huyết, bản thân em sẽ cố gắng học hành chăm chỉ, rèn luyện, tu dưỡng đạo đức tốt. Có như thế, xã hội mới ngày càng trở nên văn minh hiện đại.
Đoạn văn mẫu 4
Lời xin lỗi chính là lời xin để chúng ta được nhận lỗi về những gì mình đã làm và khi chính những điều đó khiến cảm thấy mình có lỗi và cũng là lời xin mong muốn có thể được bỏ qua lỗi lầm đó. Trong cuộc sống này, ít nhiều ta cũng đã từng nghe những lời xin lỗi xung quanh ta. Những lời xin lỗi ấy có thể là: "Xin lỗi bạn có thể chỉ giúp mình đường tới bưu điện được không?", " xin lỗi mẹ,hôm nay con không ngoan không nghe lời mẹ."… Lời xin lỗi thì rất nhiều, điều ấy không có nghĩa là đều thể hiện thái độ có lỗi và mong người kia tha thứ, mà nó còn là phép lịch sự trong giao tiếp, ứng xử với người lớn. Vậy tại sao ta phải nói lời xin lỗi nhỉ? Lời xin lỗi trước hết nó thể hiện được phép lịch sự trong giao tiếp. Xin lỗi là ta biết sai và nhận lỗi. Bên cạnh đó thì nó còn thể hiện được trách nhiệm của người mắc lỗi với người khác. Điều ấy có nghĩa là bạn thừa nhận lỗi lầm của mình mà không đổ lỗi cho bất kì lí do gì. Nó còn khẳng định được thái độ muốn chuộc lỗi và không tái phạm lần sau. Nếu một lời xin lỗi mà nó không khẳng định được điều gì thì đó là lời nói gió bay và không có ý nghĩa gì cả. Lời nói ấy chỉ nói ra cho có lệ chứ không có ý định hối lỗi. Ví dụ như ta mượn đồ của bạn mà ta lỡ làm mất thì ngoài việc xin lỗi ra ta còn phải nói với bạn ấy rằng ta sẽ cố gắng tìm lại hoặc bằng cách nào đó để có thể chuộc lỗi với người đó.
Viết đoạn văn nghị luận về lời xin lỗi
Đoạn văn mẫu 1
Tất cả chúng ta đều có thể phạm lỗi lầm. Vì vậy, đừng bận tâm tới việc mình có sai lầm hay không mà hãy nghĩ tới việc mình sẽ sửa chữa lỗi lầm ấy như thế nào? Có lẽ, nói lời xin lỗi là giải pháp đầu tiên và hiệu quả nhất. Xin lỗi nghĩa là bày tỏ chân thành sự hối tiếc về lỗi lầm mình đã gây ra, sẵn sàng nhận khuyết điểm của mình và đề nghị được tha thứ. Biết hối lỗi và dũng cảm nói lời xin lỗi khi phạm phải lỗi lầm và sẵn sàng khắc phục hậu quả do lỗi lầm ấy gây ra sẽ giúp giảm bớt căng thẳng, làm nguôi cơn nóng giận, gắn kết tình cảm, tránh được những hậu quả do cơn nóng giận của người khác gây ra. Biết nhận ra lỗi lầm và xin lỗi người khác để mong được tha thứ là biểu hiện sự trung thực, cao thượng, nhân cách cao cả của con người. Người biết nói lời xin lỗi luôn có mối quan hệ tốt đẹp với mọi người, được mọi người tin tưởng và kính trọng. Ngược lại, người không biết nói lời xin lỗi là người cố chấp, thiếu lòng tôn trọng người khác, ích kỉ và bướng bỉnh sẽ bị người khác khinh chê, xa lánh, nhận lấy những hậu quả đáng tiếc do lỗi lầm của mình gây ra. Hãy nhớ rằng yêu cầu một lời xin lỗi dễ dàng hơn nhiều so với việc nói lời xin lỗi. Nếu bạn sai, tốt hơn là đưa ra lời xin lỗi trước khi được yêu cầu. Tất cả chúng ta đều mong muốn sự việc được xử lí tốt đẹp. Bởi thế, người xin lỗi đầu tiên là người dũng cảm nhất; người tha thứ đầu tiên là người kiên cường nhất, người từ bỏ đầu tiên là người hạnh phúc nhất. Gây ra lỗi lầm, việc đó thật đáng xấu hổ. Nhưng không trung thực và chân thành nhận lỗi, sửa lỗi thì thật đáng chê trách.
Đoạn văn mẫu 2
Trong lúc nóng giận, bạn không còn bình tĩnh để nhận ra những việc mình đã làm sai. Khi đã ổn định cảm xúc trở lại, lời xin lỗi sẽ giúp đối phương cảm nhận được thành ý và thấu hiểu tính cách, nỗi lòng của bạn nhiều hơn. Giá trị của lời xin lỗi được cảm nhận bằng việc xoa dịu nỗi đau của người khác, giảng hòa và duy trì mối quan hệ của hai bên. Khi nhận được lời xin lỗi, họ sẽ mở lòng hơn, chấp nhận sự chia sẻ và lắng nghe tâm sự của bạn. Chắc chắn, cả hai bên sẽ có nhiều cơ hội cùng trải lòng. Lời xin lỗi giúp chúng ta mở rộng cánh cửa của sự bao dung, kết nối tình yêu giữa mọi người xung quanh. Giá trị của lời xin lỗi còn nhiều hơn thế. Không chỉ mang lại giá trị cho chính bản thân bạn mà còn giúp ích cho người nhận lời xin lỗi. Khi bạn đã dũng cảm nhận lỗi là lúc bạn thể hiện thái độ dám chịu trách nhiệm với những gì mình đã nói, đã làm, gạt bỏ cái tôi cá nhân để duy trì mối quan hệ tốt đẹp của cả hai. Nó sẽ xóa bỏ rào cản về khoảng cách giữa hai người, tạo điều kiện cho hai người mở rộng hợp tác, cùng nhau tạo nên nhiều điều tốt đẹp hơn. Cả bạn và đối phương sẽ có cảm giác thanh thản, xích lại gần nhau. Do đó, lời xin lỗi mang nhiều to lớn đối với hai người. Để trở thành một phiên bản hoàn hảo của chính mình, bạn cần phải không ngừng trau dồi rèn luyện bản thân. Và việc nhận ra giá trị của lời xin lỗi cũng như biết cách nói lời xin lỗi đúng cách chính là phương châm giúp bạn hoàn thiện bản thân mình. Bạn nên biết cách nói ra lời xin lỗi đúng lúc, đúng chỗ, cộng với sự tinh tế và khéo léo trong truyền tải thông điệp, chắc chắn, bạn sẽ nhận được sự quan tâm và chia sẻ của mọi người xung quanh.
Đoạn văn mẫu 3
Không ai mà không một lần mắc phải sai lầm trong cuộc đời của mình. Lỗi lầm là một phần tất yếu trong đời sống con người. Mắc sai lầm có khi gặp phải hoàn cảnh khó khăn ngặt nghèo, không còn sự lựa chọn nào khác, hoặc cũng có thể do phút mềm yếu, không làm chủ được bản thân. Che giấu sai lầm, đổ lỗi cho người khác hay là sẵn sàng chấp nhận và sửa chữa sai lầm ấy, lựa chọn cách nào luôn khiến chúng ta phải suy nghĩ. Tất nhiên, chúng ta phải trung thực nhận lỗi, mạnh mẽ đối diện với sự thật, sống luôn cố gắng phấn đấu là cách sửa những sai phạm một cách tốt nhất. Đừng chạy trốn lỗi lầm, cũng đừng đổ lỗi cho người khác. Có thể, bạn sẽ không bị tổn hại khi làm điều đó nhưng chắc chắn bạn sẽ luôn sống trong mặc cảm tội lỗi, luôn cảm thấy lo sợ, bất an vì có thể sẽ lộ bí mật của quá khứ bất cứ khi nào, luôn tự xấu hổ, day dứt, dằn vặt vì sai trái của mình. Nếu chạy trốn lỗi lầm mà bạn không có cảm giác ăn năn, lo sợ, bạn chính là người vô cảm, vô tâm. Điều đó còn đáng sợ hơn gấp nhiều lần. Bạn cũng đừng soi mói vào lỗi lầm của người khác vì dễ khiến họ mặc cảm, tự ti. Bạn cần có thái độ bao dung, cảm thông và giúp những người mắc lỗi lấy lại niềm tin, tạo động lực cho họ phấn đấu để họ sống tốt hơn. Cố gắng đừng để xảy ra những sai lầm đáng tiếc. Nếu xảy ra thì không chạy trốn, đổ lỗi, không nên tự ti, mặc cảm mà phải tìm cách để sửa đổi, tìm cách chuyển hóa lỗi lầm một cách đúng đắn và hợp lí nhất. Đừng sợ mắc sai lầm. Điều quan trọng nhất là cách bạn khắc phục và sửa chữa sai lầm ấy như thế nào thôi.