Nhật ký tự bồi dưỡng sách giáo khoa lớp 4 năm 2023 - 2024 Nhật ký tự bồi dưỡng SGK lớp 4 bộ KNTT, CTST

Nhật ký tự bồi dưỡng sách giáo khoa lớp 4 năm 2023 - 2024 giúp thầy cô tham khảo, tổng hợp lại những gì tiếp thu, tích lũy được trong quá trình tập huấn sách giáo khoa lớp 4 năm 2023 - 2024 của mình.

Nhật ký tự bồi dưỡng sách giáo khoa lớp 4 bộ Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức dưới đây gồm các môn: Toán, Tiếng Việt, Đạo đức, Khoa học, Lịch sử - Địa lí, Hoạt động trải nghiệm, Công nghệ, Tin học, Âm nhạc, Mĩ thuật, Giáo dục thể chất. Qua đó, giúp thầy cô có thêm nhiều kinh nghiệm để hoàn thiện bản nhật ký tự bồi dưỡng sách giáo khoa lớp 4 của mình:

Nhật kí tự bồi dưỡng sách giáo khoa lớp 4 năm 2023 - 2024

ỦY BAN NHÂN DÂN…..........
TRƯỜNG TH……………..
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

NHẬT KÍ TỰ BỒI DƯỠNG SỬ DỤNG SÁCH GIÁO KHOA LỚP 4
(Bộ sách Chân trời sáng tạo – Kết nối tri thức)
NĂM HỌC: 2023 - 2024

Họ và tên GV: …………………….

Nhiệm vụ được phân công: Giáo viên chủ nhiệm lớp 4

Thời gian: Từ ngày 01/7/2023 đến ngày 10/7/2023

Bộ sách Chân trời sáng tạo – Kết nối tri thức không chỉ là nơi chuyển tải tri thức mà còn gợi mở, truyền cảm hứng để các em HS tìm tòi, khám phá, sáng tạo và chinh phục, giúp các em HS định hướng tư duy; tự khám phá và phát triển mọi tiềm năng của bản thân.

Sách Chân trời sáng tạo - Kết nối tri thức có tính mở, truyền cảm hứng để học sinh tìm tòi, khám phá, sáng tạo và chinh phục,... giúp các em định hướng tư duy; tự khám phá và phát triển mọi tiềm năng của bản thân, hướng đến những giá trị tinh thần tốt đẹp của nhân loại.. Cụ thể:

- Chương trình giáo dục tiểu học giúp học sinh hình thành và phát triển những yếu tố căn bản đặt nền móng cho sự phát triển hài hòa về thể chất và tinh thần, phẩm chất và năng lực mà các em cần có trong cuộc sống hiện tại và tương lai.

- Các môn học và hoạt động giáo dục trong nhà trường áp dụng các phương pháp tích cực hoá hoạt động của người học, trong đó giáo viên đóng vai trò tổ chức, hướng dẫn hoạt động cho học sinh, tạo môi trường học tập thân thiện và những tình huống có vấn đề để khuyến khích học sinh tích cực tham gia vào các hoạt động học tập, tự phát hiện năng lực, nguyện vọng của bản thân, rèn luyện thói quen và khả năng tự học, phát huy tiềm năng và những kiến thức, kỹ năng đã tích lũy được trong cuộc sống.

- Các hoạt động học tập của học sinh bao gồm hoạt động khám phá vấn đề, hoạt động luyện tập và hoạt động thực hành ứng dụng những điều đã học để phát hiện và giải quyết những vấn đề có thực trong đời sống, được thực hiện với sự hỗ trợ của đồ dùng học tập và công cụ khác mà giáo viên chuẩn bị.

- Trong mỗi tiết học, học sinh tự tìm tòi kiến thức, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức, bồi dưỡng phẩm chất, năng lực thông qua các hoạt động học tập dưới sự chỉ đạo, tổ chức, hướng dẫn của giáo viên; học sinh được trình bày và bảo vệ ý kiến của mình, được lắng nghe và phản biện ý kiến của bạn.

- Giáo viên dạy học chương trình mới vừa cung cấp kiến thức vừa phát triển hài hòa cả phẩm chất và năng lực, trong đó hình thành và phát triển các phẩm chất “Chăm học, chăm làm, trách nhiệm, trung thực, kỷ luật”, các năng lực “Hợp tác, tự quản, tự học và giải quyết vấn đề”. Để hình thành và phát triển các năng lực, phẩm chất của học sinh tiểu học, giáo viên phải thiết kế để cho học sinh vừa tham gia học vừa tự học để từ đó các em được hình thành các kĩ năng thông qua các hoạt động thực tiễn, trong đó tổ chức các hoạt động trải nghiệm với các nội dung phù hợp để các em được tham gia, được tự hoàn thiện bản thân mình.

- Bộ sách không chỉ giúp người học dễ dàng vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực tiễn cuộc sống; giải quyết một cách linh hoạt, hài hoà các vấn đề giữa cá nhân và cộng đồng; nhận biết các giá trị bản thân và năng lực nghề nghiệp mà còn nuôi dưỡng lòng tự hào, tình yêu tha thiết với quê hương đất nước, mong muốn được góp sức xây dựng non sông này tươi đẹp hơn.

BỘ SÁCH GIÁO KHOA CHÂN TRỜI SÁNG TẠO LỚP 4

Về chương trình và nội dung các môn học:

✓ Môn Tiếng Việt (Ngày 01 - 02/7/2023)

✓ Tác giả: Nguyễn Thị Ly Kha, Cam Ly (đồng chủ biên), Vũ Thị Ân, Trần Văn Chung, Phạm Thị Kim Oanh, Hoàng Thụy Thanh Tâm.

- Nội dung SGK phù hợp với thực tiễn, phù hợp với văn hóa, lịch sử, địa lí của địa phương

- Hình ảnh đẹp, màu sắc đa dạng, phong phú, phù hợp, gần gũi với cuộc sống hàng ngày của HS.

- Các hoạt động học tập được chọn lọc, tổ chức dựa trên phát triển các kĩ năng đọc, viết, nói và nghe cho học sinh, phù hợp với đặc điểm lứa tuổi và khả năng nhận thức của học sinh; tạo cơ sở để giáo viên chủ động sử dụng phương pháp, hình thức tổ chức dạy học; giúp học sinh rèn luyện, phát triển các kĩ năng sử dụng tiếng Việt, góp phần giáo dục phẩm chất, đạo đức, phát triển năng lực tư duy và sáng tạo cho học sinh một cách toàn diện.

- Lượng kiến thức truyền thụ phù hợp với HS gắn liền với các hoạt động trong cuộc sống. Bài tập đọc kết hợp với hình ảnh minh họa phù hợp.

Các yêu cầu của mỗi hoạt động trong SGK tạo điều kiện thuận lợi để GV đánh giá mức độ đạt được về năng lực, phẩm chất của HS.

BỘ CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
Dùng cho tập huấn giáo viên sử dụng sách Tiếng Việt 4CTST

STT

Câu hỏi đánh giá

Đáp án

1

SGK Tiếng Việt 4 được cấu trúc như thế nào?

A. Tập một: 8 chủ điểm, dạy – học trong 18 tuần (16 tuần bài mới + 2 tuần ôn tập)

Tập hai: 8 chủ điểm, dạy – học trong 17 tuần (15 tuần bài mới + 2 tuần ôn tập)

B. Tập một: 8 chủ điểm, dạy – học trong 18 tuần (16 tuần bài mới + 2 tuần ôn tập)

Tập hai: 7 chủ điểm, dạy – học trong 17 tuần (15 tuần bài mới + 2 tuần ôn tập)

C. Tập một: 4 chủ điểm, dạy – học trong 18 tuần (16 tuần bài mới + 2 tuần ôn tập)

Tập hai: 4 chủ điểm, dạy – học trong 17 tuần (15 tuần bài mới + 2 tuần ôn tập)

D. Tập một: 4 chủ điểm, dạy – học trong 18 tuần (16 tuần bài mới + 2 tuần ôn tập)

Tập hai: 3 chủ điểm, dạy – học trong 17 tuần (15 tuần bài mới + 2 tuần ôn tập)

C

2

Một chủ điểm trong SGK Tiếng Việt 4 gồm bao nhiêu bài học? Mỗi bài học dạy trong bao nhiêu tiết?

A. 2 bài học (bài 1 dạy trong 4 tiết, bài 2 dạy trong 3 tiết)

B. 4 bài học (bài 1 và bài 3 dạy trong 4 tiết; bài 2 và bài 4 dạy trong 3 tiết)

C. 8 bài học (bài 1, bài 3, bài 5 và bài 7 dạy trong 3 tiết; bài 2, bài 4, bài 6 và bài 8 dạy trong 4 tiết)

D. 8 bài học (bài 1, bài 3, bài 5 và bài 7 dạy trong 4 tiết; bài 2, bài 4, bài 6 và bài 8 dạy trong 3 tiết)

D

3

Hoạt động Khám phá và luyện tập trong bài học 4 tiết có những nội dung gì?

A. 1. Đọc (tuần lẻ: truyện, tuần chẵn: thơ)

2. Luyện từ và câu

3. Viết

B. 1. Đọc (tuần lẻ: thơ, tuần chẵn: truyện)

2. Luyện từ và câu

3. Viết

C. 1. Đọc (tuần lẻ: truyện, tuần chẵn: thơ)

2. Đọc mở rộng

3. Viết

D. 1. Đọc (tuần lẻ: thơ, tuần chẵn: truyện)

2. Đọc mở rộng

3. Viết

A

4

Hoạt động Khám phá và luyện tập trong bài học 3 tiết ở tuần lẻ và tuần chẵn khác nhau ra sao?

A. Tuần lẻ: 1. Đọc: Đọc và trả lời câu hỏi văn bản thông tin → 2. Nói và nghe → 3. Viết

Tuần chẵn: 1. Đọc: Đọc và trả lời câu hỏi văn bản miêu tả → 2. Luyện từ và câu → 3. Viết

B. Tuần lẻ: 1. Đọc: Đọc và trả lời câu hỏi văn bản miêu tả → 2. Nói và nghe → 3. Viết

Tuần chẵn: 1. Đọc: Đọc và trả lời câu hỏi văn bản thông tin → 2. Luyện từ và câu → 3. Viết

C. Tuần lẻ: 1. Đọc: Đọc và trả lời câu hỏi văn bản thông tin → 2. Luyện từ và câu → 3. Viết

Tuần chẵn: 1. Đọc: Đọc và trả lời câu hỏi văn bản miêu tả → 2. Nói và nghe → 3. Viết

D. Tuần lẻ: 1. Đọc: Đọc và trả lời câu hỏi văn bản miêu tả → 2. Luyện từ và câu → 3. Viết

Tuần chẵn: 1. Đọc: Đọc và trả lời câu hỏi văn bản thông tin → 2. Nói và nghe → 3. Viết

A

5

Nội dung Đọc mở rộng được thiết kế ở vị trí nào trong từng chủ điểm?

A. Ở sau mỗi bài học, trước hoạt động Vận dụng.

B. Ở sau phần Đọc bài thơ của bài 3 và bài 7.

C. Ở sau hoạt động Khám phá và luyện tập của bài 3 và bài 7.

D. Ở sau hoạt động Khám phá và luyện tập của bài 2 và bài 6.

B

6

Nội dung Nói và nghe được thiết kế ở vị trí nào trong từng chủ điểm?

A. Ở sau phần Đọc của bài 2.

B. Ở sau phần Đọc của bài 6.

C. Ở sau phần Đọc của bài 3 và bài 7.

D. Ở sau phần Đọc của bài 2 và bài 6.

D

7

Hoạt động luyện từ cho HS được thiết kế bằng những hình thức nào?

A. Mở rộng vốn từ bằng các hình thức: dùng tranh gợi ý: theo nghĩa, tích hợp với bài tập chính tả, viết câu, đoạn

B. Mở rộng vốn từ bằng các hình thức: tích hợp trong mọi hoạt động dạy học, theo ngữ nghĩa, theo cấu tạo từ ghép/ láy, kết hợp với chính tả.

C. Mở rộng vốn từ bằng các hình thức: dùng tranh, thông qua bài đọc, sử dụng nghĩa, theo cấu tạo từ, tích hợp với bài tập chính tả, viết câu.

D. Mở rộng vốn từ và phát triển lời nói bằng các hình thức: tích hợp trong mọi hoạt động dạy học, theo cấu tạo từ, theo nghĩa, kết hợp với đặt câu.

D

8

Hoạt động luyện câu cho HS được thiết kế bằng những hình thức nào?

A. Viết câu; thực hiện qua bài tập, tích hợp với dạy đọc, viết, nói và nghe; các dạng bài tập: nhận diện, sử dụng, luyện tập thực hành.

B. Nói và viết câu; thực hiện tích hợp qua các dạng bài tập: nhận diện – sử dụng từ và câu, đặt câu, dấu câu, hoàn thành câu.

C. Luyện tập viết câu; thực hiện ở bài tập luyện từ và câu; các dạng bài tập: nhận diện và sử dụng câu, các kiểu câu, dấu câu

D. Viết câu; tích hợp với dạy đọc, viết, nói và nghe; các dạng bài tập: nhận diện và sử dụng câu, thêm các thành phần của câu.

A

9

Nội dung Viết kĩ thuật được thiết kế ở vị trí nào? Gồm những phần nào?

A. Tích hợp trong phần Luyện từ và câu, gồm chính tả nghe – viết và bài tập ôn luyện cách viết hoa tên riêng của cơ quan, tổ chức.

B. Tích hợp trong phần Luyện từ và câu, gồm chính tả nghe – viết và bài tập phân biệt ngữ âm, ngữ nghĩa.

C. Ở tuần ôn tập, gồm chính tả nghe – viết và bài tập ôn luyện cách viết hoa tên riêng của cơ quan, tổ chức.

D. Ở tuần ôn tập, gồm chính tả nghe – viết và bài tập phân biệt ngữ âm, ngữ nghĩa.

C

10

Một kiểu bài Viết được hình thành qua các giai đoạn nào?

A. 1. Nhận diện → 2. Lập dàn ý → 3. Quan sát, tìm ý → 4. Viết đoạn mở bài → 5. Viết đoạn kết bài → 6. Viết đoạn văn → 7. Viết bài văn → 8. Trả bài văn

B. 1. Nhận diện → 2. Quan sát, tìm ý → 3. Lập dàn ý → 4. Viết đoạn mở bài → 5. Viết đoạn văn → 6. Viết đoạn kết bài → 7. Viết bài văn → 8. Trả bài văn

C. 1. Nhận diện → 2. Quan sát → 3. Tìm ý, lập dàn ý → 4. Viết đoạn văn → 5. Viết đoạn mở bài → 6. Viết đoạn kết bài → 7. Viết bài văn → 8. Trả bài văn

D. 1. Nhận diện, quan sát → 2. Tìm ý → 3. Lập dàn ý → 4. Viết đoạn văn → 5. Viết đoạn mở bài → 6. Viết đoạn kết bài → 7. Viết bài văn → 8. Trả bài văn

B

✓ Môn Toán (Ngày 03 - 04/7/2023)

✓ Tác giả: (Trần Nam Dũng - Tổng Chủ biên, Khúc Thành Chính - Chủ biên, Đinh Thị Xuân Dũng, Nguyễn Kính Đức, Đụa Thị Huế, Đinh Thị Kim Lan, Huỳnh Thị Kim Trang)

- Thực hiện tự bồi dưỡng sử dụng SGK các môn học trên hệ thống: https://taphuan.nxbgd.vn

- Nội dung phù hợp với thực tiễn phát triển kinh tế, văn hóa, lịch sử, địa lí của địa phương.

- Hình ảnh đẹp, ngôn ngữ phù hợp, gần gũi với cuộc sống hàng ngày của HS.

- Có nhiều bài tập được thiết kế dưới dạng trò chơi tạo hứng thú, phát triển khả năng tư duy cho HS.

- Các hoạt động học tập được chọn lọc phù hợp với lứa tuổi và khả năng nhận thức của HS, thể hiện tinh thần tích hợp, gắn bó môn Toán với các môn học khác, đáp ứng được nhu cầu của HS tiểu học, hạn chế được những khó khăn trong quá trình dạy học, đồng thời giúp các em hứng thú hơn khi học tập.

- Cung cấp đầy đủ các nội dung, tạo điều kiện thuận lợi cho việc dạy học theo định hướng phát triển năng lực, phẩm chất của người học, học sinh thực hành để khám phá kiến thức mới. Không ép buộc học sinh học thuộc lòng, giới thiệu các cách thức giúp học sinh chủ động nắm các kiến thức, kĩ năng cần nhớ. Giúp giáo viên thể hiện tốt các ý tưởng và phương pháp dạy học mới.

- Cách thiết kế sau mỗi bài học có phần liên hệ thực tế liên quan đến dữ kiện bài toán

(VD: Bài 3 trang 68, bài 3 trang 58).

.....

>> Tải file để tham khảo đầy đủ Nhật kí tự bồi dưỡng SGK lớp 4!

Chia sẻ bởi: 👨 Lê Thị tuyết Mai
Mời bạn đánh giá!
  • Lượt tải: 126
  • Lượt xem: 392
  • Dung lượng: 3,8 MB
Sắp xếp theo