KHTN 8 Bài 16: Áp suất Giải KHTN 8 Cánh diều trang 82, 83, 84

Giải bài tập KHTN 8 Bài 16: Áp suất giúp các em học sinh trả lời các câu hỏi trong SGK Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều trang 82, 83, 84.

Giải Khoa học tự nhiên 8 Bài 16 được biên soạn bám sát theo chương trình SGK. Đồng thời, cũng giúp thầy cô tham khảo để soạn giáo án Bài 16 Chủ đề 3: Khối lượng riêng và áp suất - Phần 2: Năng lượng và sự biến đổi cho học sinh của mình. Vậy mời thầy cô và các em cùng theo dõi nội dung chi tiết trong bài viết dưới đây của Download.vn:

Trả lời câu hỏi hình thành kiến thức, kĩ năng Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều Bài 16

Câu 1

Nêu một số ví dụ về áp lực trong thực tế.

Trả lời:

Một số ví dụ về áp lực trong thực tế.

  • Khi đứng chào cờ, các bạn học sinh đều đứng thẳng người có phương vuông góc với mặt sân.
  • Chiếc ô tô đỗ ở mặt đường bằng phẳng tạo áp lực lên mặt đường đúng bằng trọng lượng của nó.

Câu 2

Ở hình 16.1, lực nào sau đây không phải là áp lực? Vì sao?

a. Lực do người tác dụng lên xe kéo.

b. Lực do xe kéo tác dụng lên mặt đất.

c. Lực do các thùng hàng tác dụng lên xe kéo.

Hình 16.1

Trả lời:

Lực do người tác dụng lên xe kéo không phải là áp lực vì lực này có phương không vuông góc với mặt bị ép.

Câu 3

Tác dụng của áp lực lên mặt bị ép phụ thuộc vào yếu tố nào?

Trả lời:

Tác dụng của áp lực lên mặt bị ép phụ thuộc vào:

  • Độ lớn áp lực.
  • Diện tích bề mặt bị ép.

Câu 4

So sánh áp suất do khối kim loại tác dụng lên cát trong trường hợp ở hình 16.2a với 16.2b và 16.2c.

Hình 16.2

Trả lời:

Áp suất do khối kim loại tác dụng lên cát trong trường hợp ở hình 16.2a nhỏ hơn ở hình 16.2b.

Áp suất do khối kim loại tác dụng lên cát trong trường hợp ở hình 16.2a nhỏ hơn ở hình 16.2c.

Câu 5

a. Vì sao các mũi đinh đều được làm nhọn (hình 16.4a)?

b. Vì sao phần lưỡi dao thường được mài mỏng (hình 16.4b)? Vì sao khi thái thức ăn, nhiều khi ta cần tăng lực tác dụng lên dao?

c. Vì sao khi làm phẳng nền nhà lát vữa xi măng, người thợ lại cần dùng giày đế phẳng và rộng (hình 16.4c)?

Hình 16.4

Trả lời:

a. Các mũi đinh đều được vuốt nhọn để giảm diện tích mặt bị ép nhằm tăng áp suất tác dụng lên mặt tiếp xúc, để việc đóng đinh được dễ dàng hơn.

b. Phần lưỡi dao thường được mài mỏng để giảm diện tích mặt bị ép nhằm tăng áp suất tác dụng lên mặt tiếp xúc, để việc thái thức ăn dễ dàng hơn.

Khi thái thức ăn, nhiều khi ta cần tăng lực tác dụng lên dao để tăng áp suất tác dụng lên mặt tiếp xúc, để việc thái thức ăn dễ hơn.

c. Khi làm phẳng nền nhà lát vữa xi măng, người thợ lại cần dùng giày đế phẳng và rộng để làm tăng diện tích mặt bị ép nhằm giảm áp suất tác dụng lên mặt tiếp xúc, để người thợ không để lại vết sâu trên nền nhà.

Trả lời câu hỏi Luyện tập Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều Bài 16

Một khối gỗ hình hộp chữ nhật có kích thước 1m x 1 m x 2 m và có trọng lượng 200 N. Tính áp suất khối gỗ tác dụng lên mặt sàn trong hai trường hợp ở hình 16.3.

Hình 16.3

Trả lời:

- Trường hợp Hình 16.3a:

Diện tích bề mặt bị ép là S1 = 1 . 1 = 1 m2

Áp suất khối gỗ tác dụng lên mặt sàn là

p1=\frac{F}{S1}=\frac{P}{S1}=\frac{200}{1}=200N/m2

- Trường hợp Hình 16.3b:

Diện tích bề mặt bị ép là S1 = 1 . 2 = 2 m2

Áp suất khối gỗ tác dụng lên mặt sàn là

p2=\frac{F}{S2}=\frac{P}{S2}=\frac{200}{2}=100N/m2

Chia sẻ bởi: 👨 Minh Ánh
Mời bạn đánh giá!
  • Lượt tải: 21
  • Lượt xem: 5.294
  • Dung lượng: 131,3 KB
Liên kết tải về

Link Download chính thức:

Sắp xếp theo