-
Tất cả
-
Học tập
-
Lớp 1
-
Lớp 2
-
Lớp 3
-
Lớp 4
-
Lớp 5
-
Thi vào 6
-
Lớp 6
-
Lớp 7
-
Lớp 8
-
Lớp 9
-
Thi vào 10
-
Lớp 10
-
Lớp 11
-
Lớp 12
-
Thi THPT QG
-
Thi ĐGNL
-
Đề thi
-
Thi IOE
-
Thi Violympic
-
Trạng nguyên Tiếng Việt
-
Văn học
-
Sách điện tử
-
Học tiếng Anh
-
Tiếng Nhật
-
Mầm non
-
Cao đẳng - Đại học
-
Giáo án
-
Bài giảng điện tử
-
Cao học
-
Tài liệu Giáo viên
-
Công thức toán
-
-
Tài liệu
-
Hướng dẫn
-
KHTN 8: Làm quen với bộ dụng cụ, thiết bị thực hành môn Khoa học tự nhiên 8 Giải KHTN 8 Cánh diều trang 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11
Giải bài tập Khoa học tự nhiên 8: Làm quen với bộ dụng cụ, thiết bị thực hành môn Khoa học tự nhiên 8 hay nhất, ngắn gọn giúp các em học sinh dễ dàng làm bài tập trong SGK Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều trang 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11.
Qua đó, các em dễ dàng nêu một số loại đồng hồ đo điện mà mình biết. Đồng thời, cũng giúp thầy cô tham khảo soạn giáo án Bài mở đầu cho học sinh của mình. Vậy mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn:
Giải KHTN Lớp 8: Làm quen với bộ dụng cụ, thiết bị thực hành môn Khoa học tự nhiên 8
Trả lời câu hỏi hình thành kiến thức, kĩ năng Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều Bài mở đầu
Câu 1
Vì sao không nên kẹp ống nghiệm quá cao hoặc quá thấp?
Trả lời:
Khi kẹp ống nghiệm, cần kẹp ở vị trí 1/3 ống nghiệm, tính từ miệng ống nghiệm xuống.
Không nên kẹp ống nghiệm quá cao để dễ dàng thao tác thí nghiệm; không nên kẹp ống nghiệm quá thấp tránh để tuột, rơi ống nghiệm, đặc biệt là ống nghiệm đã chứa hoá chất, gây nguy hiểm.
Câu 2
Vì sao phải hơ nóng đều ống nghiệm?
Trả lời:
Khi đun hóa chất cần phải hơ nóng đều ống nghiệm, sau đó mới đun trực tiếp tại nơi có hóa chất. Việc hơ nóng đều ống nghiệm giúp nhiệt tỏa đều, tránh làm nứt, vỡ ống nghiệm khi lửa tụ nhiệt tại một điểm.
Câu 3
Trong gia đình cũng có một số thiết bị điện cơ bản, kể tên những thiết bị đó?
Trả lời:
- Điện trở, biến trở thường có trong các thiết bị sử dụng điện: quạt điện, bếp điện, ti vi, …
- Pin thường có trong các thiết bị điều khiển, đồ chơi trẻ em.
- Công tắc, cầu chì, aptômát thường mắc trong mạch điện để bảo vệ các thiết bị sử dụng điện.
- Ổ cắm điện, dây nối là các thiết bị điện hỗ trợ khi lắp mạch điện.
Câu 4
Ngoài đèn led xanh như ở hình 12 kể ra các điốt hay led khác mà em biết.
Trả lời:
Trên thực tế có một số loại đèn led phổ biến như:
Câu 5
Kể và mô tả về một số loại pin mà em biết.
Trả lời:
- Pin tiểu (Pin 2A/ pin con thỏ, pin 3A) thường dùng trong các thiết bị điện tử cẩm tay như đồng hồ treo tường, điều khiển, đồ chơi trẻ em, …
- Pin trung (pin C) có hình trụ tròn, có kích thước 50 × 26mm, có dung lượng trung bình là khoảng 6000mAh và được sử dụng linh hoạt trong các thiết bị thông dụng như mồi lửa bếp ga, đài cát – sét, …
- Pin đại (pin D, pin LR20) là loại pin có dung lượng lớn nhất trong các loại pin hình trụ, với dung lượng tối đa lên tới 12.000 mAh, kích thước là 60 × 34 mm. Thường được sử dụng trong các mẫu đèn pin cỡ lớn.
- Pin cúc áo (pin điện tử) là loại pin dẹt, có kích thước rất nhỏ với đường kính khoảng 20mm, chiều cao khoảng 2,9 mm đến 3,2 mm tùy thuộc vào kiểu máy và có dung lượng từ 110mAh đến 150mAh. Thường được dùng làm nguồn điện cho các thiết bị, đồ dùng, vật dụng nhỏ như đồng hồ, đồ chơi.
Câu 6
Cho biết ở nhà em dùng công tắc ở những vị trí nào, thiết bị nào.
Trả lời:
Công tắc dùng để bật, tắt các thiết bị và thường sử dụng trong các mạch điện chiếu sáng hoặc đi kèm với đồ dùng điện nên trong mạch điện công tắc thường lắp ở vị trí trên dây pha, nối tiếp với dây tải, sau cầu chì.
Ở nhà em thường được lắp ở các vị trí như hai đầu cầu thang, nơi có bóng đèn điện, quạt điện, bếp điện.
Câu 7
Các cầu chì hoặc aptomat thường đặt ở đâu?
Trả lời:
Cầu chì hoặc aptomat thường được mắc sau nguồn điện tổng và ở trước các thiết bị điện trong mạch điện.
Ví dụ như mạch điện sau:
Câu 8
Nêu một số loại đồng hồ đo điện khác mà em biết. Những đồng hồ đó được sử dụng khi nào?
Trả lời:
Một số loại đồng hồ đo điện mà em biết:
- Ôm kế được sử dụng để đo điện trở của mạch điện hay khối vật chất.
- Oát kế là dụng cụ đo công suất điện năng (hoặc tốc độ cung cấp năng lượng điện).
Giải Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều Bài mở đầu - Luyện tập
Tìm dụng cụ cần thiết trong cột B phù hợp với mục đích sử dụng trong cột A.
Trả lời:
a) ghép với 2.
b) ghép với 4.
c) ghép với 6.
d) ghép với 1.
e) ghép với 3.
g) ghép với 5.

Chọn file cần tải:
-
KHTN 8: Làm quen với bộ dụng cụ, thiết bị thực hành môn Khoa học tự nhiên 8 199 KB Tải về
Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Tài liệu tham khảo khác
Lớp 8 tải nhiều
Có thể bạn quan tâm
-
Tìm nghiệm của đa thức - Cách tìm nghiệm của đa thức
10.000+ -
Văn mẫu lớp 12: Tổng hợp kết bài Hồn Trương Ba, da hàng thịt (42 mẫu)
100.000+ -
Bài tập cuối tuần lớp 3 môn Toán Kết nối tri thức - Tuần 31
5.000+ -
Văn mẫu lớp 12: Phân tích đặc sắc nghệ thuật trong Người lái đò Sông Đà
100.000+ -
Tìm ý cho đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc của em trước một cảnh đẹp của đất nước Việt Nam
5.000+ -
10 đề thi thử học kì 2 môn Toán lớp 6 năm 2023 - 2024
100.000+ 3 -
Dàn ý bài Đất nước của Nguyễn Đình Thi (6 mẫu)
10.000+ -
Đề thi học kì 2 môn Toán lớp 1 theo Thông tư 22
10.000+ -
Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 79 - Cánh diều 10
5.000+ -
Soạn bài Giới thiệu, đánh giá vẻ đẹp của tác phẩm văn học - Cánh diều 10
10.000+
Mới nhất trong tuần
-
Bài mở đầu
-
Phần 1: Chất và sự biến đổi chất
-
Chủ đề 1: Phản ứng hóa học
- Bài 1: Biến đổi vật lí và biến đổi hóa học
- Bài 2: Phản ứng hóa học và năng lượng của phản ứng hóa học
- Bài 3: Định luật bảo toàn khối lượng. Phương trình hóa học
- Bài 4: Mol và tỉ khối của chất khí
- Bài 5: Tính theo phương trình hóa học
- Bài 6: Nồng độ dung dịch
- Bài 7: Tốc độ phản ứng và chất xúc tác
- Bài tập Chủ đề 1
- Chủ đề 2: Acid - Base - pH - Oxide - Muối
-
Chủ đề 1: Phản ứng hóa học
-
Phần 2: Năng lượng và sự biến đổi
-
Phần 3: Vật sống
-
Chủ đề 7: Cơ thể người
- Bài 27: Khái quát về cơ thể người
- Bài 28: Hệ vận động ở người
- Bài 29: Dinh dưỡng và tiêu hóa ở người
- Bài 30: Máu và hệ tuần hoàn ở người
- Bài 31: Thực hành về máu và hệ tuần hoàn
- Bài 32: Hệ hô hấp ở người
- Bài 33: Môi trường trong cơ thể và hệ bài tiết ở người
- Bài 34: Hệ thần kinh và các giác quan ở người
- Bài 35: Hệ nội tiết ở người
- Bài 36: Da và điều hòa thân nhiệt ở người
- Bài 37: Sinh sản ở người
- Bài tập Chủ đề 7
- Chủ đề 8: Sinh thái
-
Chủ đề 7: Cơ thể người
-
Phần 4: Trái đất và bầu trời
- Không tìm thấy