Giáo án Tự nhiên và xã hội 2 sách Chân trời sáng tạo (Cả năm) Kế hoạch bài dạy môn TNXH 2

Giáo án Tự nhiên và xã hội 2 sách Chân trời sáng tạo bao gồm các bài giảng trong cả năm học 2024 - 2025, giúp thầy cô dễ dàng xây dựng kế hoạch bài dạy môn TNXH 2 CTST theo chương trình mới.

KHBD Tự nhiên và xã hội 2 Chân trời sáng tạo cả năm được biên soạn kỹ lưỡng, trình bày khoa học theo SGK. Bên cạnh đó, thầy cô tham khảo thêm giáo án Tiếng Việt, Toán, Đạo đức. Mời thầy cô cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn để soạn giáo án Tự nhiên xã hội 2 Chân trời sáng tạo

Kế hoạch bài dạy môn Tự nhiên và xã hội 2 sách Chân trời sáng tạo

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

Các thế hệ trong gia đình

(Tiết 1)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức, kĩ năng

  • Sau bài học, HS:
  • Nêu được các thành viên trong gia đình hai thế hệ, ba thế hệ và (hoặc) bốn thế hệ.
  • Vẽ, viết hoặc cắt dán ảnh gia đình có hai thế hệ, ba thế hệ vào sơ đồ cho trước.
  • Nói được sự cần thiết của việc chia sẻ, dành thời gian quan tâm, chăm sóc yêu thương nhau giữa các thế hệ trong gia đình.
  • Thể hiện được sự quan tâm, chăm sóc yêu thương của bản thân với các thế hệ trong gia đình.

2. Năng lực, phẩm chất:

  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: đưa ra ý kiến, phân tích và ra quyết định để giải quyết tình huống trong bài học; Nhận thức cách ứng xử của mọi người xung quanh, nêu và thực hiện cách ứng xử phù hợp
  • Nhân ái: Yêu thương những người thân trong gia đình

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC

  • GV: bài hát, tranh tình huống, một số sơ đồ về các thế hệ trong gia đình.
  • HS: SGK, VBT, tranh vẽ, ảnh chụp về các thành viên trong gia đình.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

TLHoạt động của GVHoạt động của HS

5’

27’

3’

1. Hoạt động khởi động và khám phá

- GV tổ chức cho HS cùng hát bài “Cả nhà thương nhau”.

- HS trả lời câu hỏi:

+ Gia đình bạn nhỏ trong bài hát gồm những ai?

+ Tình cảm của bạn nhỏ đối với các thành viên trong gia đình như thế nào?

+ Trong gia đình em, ai là người nhiều tuổi nhất? Ai là người ít tuổi nhất?

- GV mời 2 - 3 HS trả lời.

- GV nhận xét chung và dẫn dắt vào bài học: “Các thế hệ trong một gia đình”.

- GV ghi tựa bài lên bảng, vài HS nhắc lại.

2. Hoạt động hình thành kiến thức

Hoạt động 1: Các thành viên trong gia đình hai thế hệ

- GV yêu cầu HS quan sát hình 1 trong SGK trang 8 và trả lời các câu hỏi:

+ Mọi người trong gia đình bạn An đang làm gì?

+ Em hãy giới thiệu các thành viên trong gia đình bạn An theo thứ tự từ người nhiều tuổi đến người ít tuổi.

- GV đặt câu hỏi: Quan sát hình đố các em biết: Gia đình An có mấy thế hệ? Mỗi thế hệ có những ai?

- GV và HS cùng nhận xét và rút ra kết luận.

* Kết luận: Gia đình hai thế hệ là gia đình gồm bố mẹ và các con. Trong đó: thế hệ thứ nhất là bố mẹ, thế hệ thứ hai là các con trong gia đình.

Hoạt động 2: Các thành viên trong gia đình ba thế hệ

- GV treo sơ đồ hình 2 trong SGK trang 9 (phóng to) hoặc trình chiếu sơ đồ và yêu cầu của hoạt động lên bảng.

- HS thảo luận nhóm theo các yêu cầu:

+ Quan sát sơ đồ và giới thiệu các thành viên trong gia đình bạn Hoà?

+ Gia đình bạn Hoà có mấy thế hệ cùng chung sống?

+ Mỗi thế hệ gồm những ai?

- GV mời 2 đến 3 nhóm HS lên trước lớp chỉ và trình bày theo sơ đồ trên bảng.

* Kết luận: Gia đình bạn Hoà có 3 thế hệ cùng chung sống. Gia đình 3 thế hệ gồm ông bà, bố mẹ, các con. Thế hệ thứ nhất là ông bà, thế hệ thứ hai là bố mẹ, thế hệ thứ ba là chị em Hoà.

Hoạt động 3: Thực hành liên hệ gia đình của bản thân

- HS làm việc cặp đôi, hỏi - đáp nhau theo các câu hỏi: Gia đình bạn có mấy thế hệ cùng chung sống? Mỗi thế hệ có những ai?

- GV mời các cặp HS lên hỏi - đáp trước lớp. So sánh các thế hệ trong gia đình mình và bạn.

* Kết luận: Mỗi gia đình thường có các thế hệ ở những độ tuổi khác nhau, cùng chung sống. Có gia đình hai thế hệ, có gia đình ba thế hệ hoặc bốn thế hệ.

3. Hoạt động tiếp nối sau bài học

GV yêu cầu HS về nhà chuẩn bị:

+ Tranh vẽ hoặc ảnh chụp của từng thành viên cùng chung sống trong gia đình mình.

+ Bút chì, bút mực, thước kẻ, tẩy, hồ dán.

- Cả lớp hát bài hát

- 2-3 HS trả lời.

- HS nghe.

- Vài HS nhắc lại tựa bài.

-HS quan sát hình trả lời

-HS tham gia nhận xét

-HS lắng nghe

- HS quan sát tranh, thảo luận nhóm đôi.

- 2-3 cặp HS trình bày trước lớp, HS khác nhận xét.

- HS nghe.

- Vài HS đọc yêu cầu.

-Vài cặp HS lên hỏi - đáp trước lớp

-HS lắng nghe

- HS chú ý lắng nghe.

Tự nhiên và xã hội: Các thế hệ trong gia đình

(Tiết 2)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức, kĩ năng

  • Sau bài học, HS:
  • Nêu được các thành viên trong gia đình hai thế hệ, ba thế hệ và (hoặc) bốn thế hệ.
  • Vẽ, viết hoặc cắt dán ảnh gia đình có hai thế hệ, ba thế hệ vào sơ đồ cho trước.
  • Nói được sự cần thiết của việc chia sẻ, dành thời gian quan tâm, chăm sóc yêu thương nhau giữa các thế hệ trong gia đình.
  • Thể hiện được sự quan tâm, chăm sóc yêu thương của bản thân với các thế hệ trong gia đình.

2. Năng lực, phẩm chất:

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: đưa ra ý kiến, phân tích và ra quyết định để giải quyết tình huống trong bài học.Nhận thức cách ứng xử của mọi người xung quanh, nêu và thực hiện cách ứng xử phù hợp

- Nhân ái: Yêu thương những người thân trong gia đình

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC

  • GV: bài hát, tranh tình huống, một số sơ đồ về các thế hệ trong gia đình.
  • HS: SGK, VBT, tranh vẽ, ảnh chụp về các thành viên trong gia đình.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

TLHoạt động của GVHoạt động của HS

5’

27’

3’

1. Hoạt động khởi động và khám phá

- Một số HS lên bảng giơ tranh vẽ hoặc hình ảnh về gia đình để cả lớp quan sát và đặt câu hỏi: Đố bạn biết, gia đình mình có mấy thế hệ?

- GV nhận xét, dẫn dắt HS vào tiết 2 của bài học.

- GV ghi tựa bài lên bảng, vài HS nhắc lại.

2. Hoạt động hình thành kiến thức

Hoạt động 1: Thực hành làm sơ đồ các thế hệ trong gia đình

- GV tổ chức cho HS quan sát một số sơ đồ các thế hệ trong gia đình có sẵn (hoặc có thể chiếu máy chiếu cho HS quan sát).

- GV đặt câu hỏi: Trong gia đình này có mấy thế hệ cùng chung sống? Mỗi thế hệ có những ai?

- GV đặt câu hỏi: Các em cần chuẩn bị những gì để làm sơ đồ các thế hệ trong gia đình?

- GV yêu cầu HS thực hành làm sơ đồ các thế hệ trong gia đình mình theo các gợi ý:

+ Gia đình em có mấy thế hệ?

+ Vẽ, viết tên hoặc dán ảnh từng thế hệ vào sơ đồ.

- GV mời HS giới thiệu sơ đồ các thế hệ trong gia đình mình trước lớp.

- HS và GV cùng nhận xét và bình chọn những sơ đồ đúng và đẹp mắt.

* Kết luận: Mỗi gia đình có nhiều thế hệ ở những độ tuổi khác nhau cùng chung sống. Các thế hệ trong gia đình có mối quan hệ ruột thịt, thân thiết với nhau.

Hoạt động 2: Sự yêu thương và quan tâm giữa các thế hệ trong gia đình.

- GV yêu cầu HS quan sát hình 4, 5, 6, 7 trong SGK trang 10 và thảo luận để trả lời các câu hỏi: Hành động nào thể hiện sự quan tâm, yêu thương giữa các thế hệ trong gia đình? Vì sao?

- GV mời HS trình bày ý kiến của mình.

- HS và GV cùng nhau nhận xét, rút ra kết luận.

* Kết luận: Mọi người trong gia đình cần phải yêu thương và quan tâm lẫn nhau. Con cháu cần phải yêu quý và quan tâm đến ông bà, cha mẹ vì đó là những thế hệ đã sinh ra và nuôi dưỡng chúng ta.

Hoạt động 3: Đóng vai xử lí tình huống

- GV yêu cầu HS quan sát hình 8 và 9 trong SGK trang 11 và cho biết nội dung của hình là gì.

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi và cùng đóng vai, giải quyết tình huống.

- HS đóng vai, giải quyết tình huống

- HS và GV cùng nhau nhận xét. GV dặn dò HS cùng chia sẻ với bạn bè, người thân về những việc cần làm để thể hiện sự yêu thương và quan tâm giữa các thế hệ trong gia đình.

* Kết luận: Tất cả mọi người nên bày tỏ tình cảm của mình với người thân; đề nghị hoặc bày tỏ ý kiến khi cần thiết để thể hiện tình yêu thương, sự quan tâm, chăm sóc và gắn bó giữa các thành viên trong gia đình.

Hoạt động 4: Liên hệ bản thân

- GV đặt câu hỏi liên hệ:

+ Em cảm thấy như thế nào khi mọi người trong gia đình em chia sẻ, dành thời gian cho nhau?

+ Em sẽ làm gì để thể hiện sự quan tâm, yêu thương giữa các thế hệ trong gia đình của mình?

- GV dẫn dắt để HS rút ra bài học.

GV dẫn dắt để HS nêu được các từ khoá của bài: “Chia sẻ - Thế hệ - Yêu thương”.

3. Hoạt động tiếp nối sau bài học

GV yêu cầu HS thực hiện những hành động thể hiện sự yêu thương và quan tâm với bố mẹ, ông bà trong gia đình và chia sẻ những việc đã thực hiện vào tiết học sau.

- Nhận xét tiết học, tuyên dương.

-HS giới thiệu hình ảnh gia đình mình

- HS chia sẻ với bạn

- Vài HS nhắc lại tựa bài.

- HS quan sát hình trả lời

- HS trả lời

- HS trả lời và kiểm tra việc chuẩn bị đồ dùng của nhau.

- HS trao đổi sơ đồ của mình với bạn bên cạnh.

- HS chia sẻ trước lớp

- HS tham gia nhận xét

- HS lắng nghe

- HS quan sát tranh, thảo luận nhóm đôi.

- HS chia sẻ trước lớp

- HS khác nhận xét.

- HS nghe.

- HS quan sát hình 8 và 9 trong SGK trang 11 và cho biết nội dung

- HS thảo luận nhóm đôi và cùng đóng vai, giải quyết tình huống.

- HS lắng nghe

- HS trả lời câu hỏi

- HS lắng nghe

Tự nhiên và xã hội: Nghề nghiệp của người thân trong gia đình

(Tiết 1)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức, kĩ năng

Sau bài học, HS:

  • Đặt được câu hỏi để tìm hiểu thông tin về tên công việc, nghề nghiệp của những người lớn trong gia đình và ý nghĩa của những công việc, nghề nghiệp đó đối với gia đình và xã hội.
  • Thu thập được một số thông tin về những công việc, nghề có thu nhập, những công việc tình nguyện không nhận lương.
  • Chia sẻ được với các bạn, người thân về công việc, nghề nghiệp yêu thích sau này.

2. Năng lực, phẩm chất:

  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: đưa ra ý kiến, phân tích và ra quyết định để giải quyết tình huống trong bài học; Mô tả được một số nghề nghiệp.
  • Phẩm chất chăm chỉ: Yêu thích lao động

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC

  • GV: bài hát, tranh tình huống, giấy A0.
  • HS: SGK, VBT, giấy màu, kéo, keo dán.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

TL

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

5’

27’

3’

1. Hoạt động khởi động và khám phá

- GV tổ chức cho HS cùng hát một bài hát về nghề nghiệp :Anh phi công ơi;

- HS trả lời câu hỏi: Bài hát nói đến nghề nào? Em biết gì về nghề đó?

- GV mời 2 - 3 HS trả lời.

- GV nhận xét chung và dẫn dắt vào bài học: “Nghề nghiệp của người thân trong gia đình”.

- GV ghi tựa bài lên bảng, vài HS nhắc lại.

2. Hoạt động hình thành kiến thức

Hoạt động 1: Quan sát hình và thảo luận

- GV yêu cầu HS quan sát hình 1, 2, 3 trong SGK trang 12 và trả lời câu hỏi: Bố và mẹ Lan làm nghề gì? Nói về ý nghĩa của nghề đó?

- GV và HS nhận xét và cùng rút ra kết luận.

* Kết luận: Bố Lan làm thợ điện, mẹ Lan làm thợ may. Các chú, bác thợ điện giúp lắp đặt, sửa chữa,... đường dây điện để chúng ta có điện sử dụng trong sinh hoạt hằng ngày; Cô, bác thợ may giúp chúng ta có quần áo để mặc, góp phần làm đẹp cho mọi người.

Hoạt động 2: Quan sát hình và làm việc cặp đôi

- GV treo các hình 4, 5, 6, 7, 8, 9 trong SGK trang 13 (hình phóng to) hoặc trình chiếu hình và yêu cầu của hoạt động lên bảng.

- HS thảo luận nhóm đôi, hỏi - đáp theo các câu hỏi:

+ Người trong hình làm nghề gì?

+ Công việc của họ có ý nghĩa như thế nào với mọi người xung quanh?

- GV mời 2 đến 3 nhóm HS lên trước lớp chỉ hình và hỏi - đáp trước lớp.

* Kết luận: Mỗi nghề nghiệp đều mang lại những lợi ích khác nhau cho gia đình và xã hội xung quanh.

Hoạt động 3: Thực hành liên hệ bản thân

- HS hỏi - đáp nhau theo các câu hỏi: Kể về công việc của những người thân trong gia đình bạn? Bạn biết gì về những công việc đó?

- GV mời các cặp HS lên hỏi - đáp trước lớp.

* Kết luận: Có rất nhiều nghề nghiệp khác nhau. Mỗi công việc, nghề nghiệp đều mang lại những lợi ích cho gia đình và cho xã hội.

GV dẫn dắt để HS đọc được nội dung trọng tâm bài học

3. Hoạt động tiếp nối sau bài học

GV yêu cầu HS về nhà chuẩn bị:

+ Sưu tầm tranh, ảnh trên sách, báo,. về những công việc, nghề nghiệp xung quanh.

+ Tranh vẽ hoặc ảnh chụp nghề nghiệp của một người thân trong gia đình em.

- GV nhận xét tiết học.

- Cả lớp hát bài hát

- 2-3 HS trả lời.

- HS nghe.

- Vài HS nhắc lại tựa bài.

-HS quan sát hình trả lời

-HS tham gia nhận xét

-HS lắng nghe

- HS quan sát tranh, thảo luận nhóm đôi.

- 2-3 cặp HS trình bày trước lớp, HS khác nhận xét.

- HS nghe.

- Vài HS đọc yêu cầu.

-Vài cặp HS lên hỏi - đáp trước lớp

-HS lắng nghe

- HS chú ý lắng nghe.

Tự nhiên và xã hội: Nghề nghiệp của người thân trong gia đình
(Tiết 2)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức, kĩ năng

Sau bài học, HS:

- Đặt được câu hỏi để tìm hiểu thông tin về tên công việc, nghề nghiệp của những người lớn trong gia đình và ý nghĩa của những công việc, nghề nghiệp đó đối với gia đình và xã hội.

- Thu thập được một số thông tin về những công việc, nghề có thu nhập, những công việc tình nguyện không nhận lương.

- Chia sẻ được với các bạn, người thân về công việc, nghề nghiệp yêu thích sau này.

2. Năng lực, phẩm chất:

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: đưa ra ý kiến, phân tích và ra quyết định để giải quyết tình huống trong bài học.Mô tả được mốt số nghề nghiệp

- Chăm chỉ: Yêu thích lao động

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC

- GV: bài hát, tranh tình huống, giấy A0.

- HS: SGK, VBT, giấy màu, kéo, keo dán.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

TL

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

5’

27’

3’

1. Hoạt động khởi động và khám phá

- GV tổ chức trò chơi “Đố vui”.

- GV mời một số HS lên bảng mô tả bằng lời về nghề nghiệp của một người thân trong gia đình mình (những việc làm hằng ngày và ích lợi của nghề nghiệp đó).

- HS khác cùng đoán về nghề nghiệp được bạn nói đến.

- GV nhận xét, dẫn dắt HS vào tiết 2 của bài học.

- GV ghi tựa bài lên bảng, vài HS nhắc lại.

2. Hoạt động hình thành kiến thức

Hoạt động 1: Quan sát hình và thảo luận

- GV tổ chức cho HS quan sát các hình 10, 11, 12, 13 trong SGK trang 14 (hoặc có thể chiếu bằng máy chiếu cho HS quan sát).

- GV đặt câu hỏi:

+ Mọi người trong hình đang làm gì?

+ Công việc của họ có ý nghĩa như thế nào với mọi người xung quanh?

+ Công việc tình nguyện là công việc như thế nào? Những người làm công việc tình nguyện có nhận lương không?

- GV mời 4 HS lên bảng lần lượt chỉ vào các hình trên bảng và nói về nội dung các hình.

- HS và GV cùng nhận xét.

* Kết luận: Có những công việc, nghề có thu nhập nhưng cũng có những công việc tình nguyện không nhận lương, những công việc đó thường là những công việc tình nguyện, thiện nguyện, góp phần mang lại ý nghĩa lớn cho cộng đồng xung quanh, thể hiện sự yêu thương và chia sẻ.

Hoạt động 2: Sưu tầm tranh, ảnh và chia sẻ thông tin về các công việc xung quanh

- HS chuẩn bị các tranh, ảnh, thông tin đã sưu tầm, chuẩn bị.

- HS thảo luận nhóm theo các câu hỏi:

+ Bạn đã sưu tầm thông tin về những công việc, nghề nghiệp nào?

+ Đó là công việc có thu nhập hay công việc tình nguyện không nhận lương?

+ Những công việc đó mang lại ích lợi gì cho mọi người xung quanh?

- GV mời 2 đến 3 nhóm HS báo cáo trước lớp.

- HS và GV cùng nhau nhận xét, rút ra kết luận.

* Kết luận: Có nhiều công việc tình nguyện quanh em: giúp đỡ HS trong mùa thi; giúp đỡ người già ở viện dưỡng lão; chăm sóc các em nhỏ tật nguyền, trẻ mồ côi;...

Hoạt động 3: Thực hành làm và chia sẻ về “Cây nghề nghiệp mơ ước”

- GV chia lớp thành các nhóm.

+ Mỗi HS chuẩn bị một tờ giấy màu, kéo, bút viết.

+ Cắt tờ giấy màu thành hình bông hoa hoặc quả.

+ Viết lên tờ giấy một nghề nghiệp yêu thích.

+ Dán tờ giấy lên “Cây nghề nghiệp mơ ước” của nhóm.

+ Giới thiệu với các bạn về nghề nghiệp mơ ước của mình.

* Kết luận: Mỗi bạn đều ước mơ sau này làm một nghề nghiệp yêu thích. Các em hãy cùng nhau cố gắng học tập chăm chỉ để sau này thực hiện được ước mơ của mình.

- GV dẫn dắt để HS rút ra bài học.

GV dẫn dắt để HS nêu được các từ khoá của bài: “Nghề nghiệp - Tình nguyện - Yêu thích”.

3. Hoạt động tiếp nối sau bài học

- GV yêu cầu HS chia sẻ với người thân trong gia đình về nghề nghiệp yêu thích của mình.

- GV nhận xét tiết học.

- Cả lớp chơi trò chơi

1 HS mô tả - Lớp đoán nghề nghiệp

- HS nghe.

- Vài HS nhắc lại tựa bài.

-HS quan sát hình

-HS trả lời

-HS lên bảng nói về nội dung các hình

-Hs nhận xét

-Hs lắng nghe

- HS quan sát tranh, thảo luận nhóm đôi.

- 2-3 cặp HS trình bày trước lớp, HS khác nhận xét.

- HS nghe.

-HS làm việc theo nhóm:

Trình bày nghề nghiệp mình yêu thích

-HS chia sẻ với các bạn về nghề nghiệp mơ ước của mình

- HS chú ý lắng nghe.

-HS chia sẻ với người thân về nghề nghiệp yêu thích của mình

.....

>>> Tải file để tham khảo trọn bộ giáo án Tự nhiên và xã hội 2 sách Chân trời sáng tạo (Cả năm)

Chia sẻ bởi: 👨 Tử Đinh Hương
Liên kết tải về

Link Download chính thức:

Các phiên bản khác và liên quan:

Sắp xếp theo
👨
    Chỉ thành viên Download Pro tải được nội dung này! Download Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm