Giáo án Tự nhiên và xã hội 2 sách Kết nối tri thức với cuộc sống (Cả năm) Kế hoạch bài dạy môn TNXH lớp 2
Giáo án Tự nhiên và xã hội 2 sách Kết nối tri thức bao gồm các bài giảng trong cả năm học 2024 - 2025, giúp thầy cô dễ dàng xây dựng kế hoạch bài dạy môn TNXH 2 KNTT theo chương trình mới.
KHBD Tự nhiên và xã hội 2 Kết nối tri thức cả năm được biên soạn kỹ lưỡng, trình bày khoa học theo SGK. Bên cạnh đó, thầy cô tham khảo thêm giáo án Tiếng Việt, Toán, Đạo đức, Giáo dục thể chất. Mời thầy cô cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn để soạn giáo án Tự nhiên và xã hội 2 KNTT.
Kế hoạch bài dạy môn Tự nhiên và xã hội 2 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
BÀI 1: CÁC THẾ HỆ TRONG GIA ĐÌNH (Tiết 1)
I. MỤC TIÊU:
* Kiến thức, kĩ năng:
- Kể được các thành viên trong gia đình nhiều thế hệ.
- Vẽ, viết hoặc dán ảnh được các thành viên trong gia đình có hai, ba thế hệ vào sơ đồ.
* Phát triển năng lực và phẩm chất:
- Năng lực giao tiếp, hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Biết yêu quý và kính trọng những người thân trong gia đình.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài; Phiếu học tập ( sơ đồ gia đình có hai, ba thế hệ).
- HS: SGK; tranh ( ảnh) về gia đình mình.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV | Hoạt động của HS |
1. Kiểm tra: 2. Dạy bài mới: 2.1. Khởi động: - Mở cho HS nghe và vận động theo nhịp bài hát Ba ngọn nến lung linh. - Cho HS chia sẻ với bạn theo cặp về gia đình mình. - GV dẫn dắt, giới thiệu bài. 2.2. Khám phá: *Hoạt động 1: Tìm hiểu các thành viên trong gia đình bạn Hoa - YC HS quan sát hình trong sgk/tr.6, thảo luận nhóm 2 để trả lời các câu hỏi: ? Tranh chụp ảnh gia đình Hoa đang đi đâu? ? Gia đình Hoa có những ai? ? Vậy gia đình Hoa có mấy người? ? Trong gia đình Hoa, ai là người nhiều tuổi nhất? Ai là người ít tuổi nhất? ? Hãy nêu các thành viên trong gia đình Hoa từ người nhiều tuổi nhất đến người ít tuổi? - Tổ chức cho HS chia sẻ trước lớp. - Nhận xét, tuyên dương. *GV chốt: Gia đình Hoa có ông bà, bố mẹ, Hoa và em trai cùng chung sống. Gia d Hoạt động 2: Gia đình Hoa có nhiều thế hệ cùng chung sống | - HS thực hiện. - HS chia sẻ. - HS quan sát tranh và thảo luận theo nhóm 2. - 2HS đại diện nhóm chia sẻ trước lớp. |
- GV gọi 1 HS đọc câu dẫn mục 2 phần Khám phá: Gia đình Hoa có nhiều thế hệ cùng chung sống. Những người ngang hàng trên sơ đồ là cùng một thế hệ. -GV giải nghĩa cụm từ “ thế hệ” là những người cùng một lứa tuổi. - YC HS quan sát Sơ đồ các thế hệ trong gia đình bạn Hoa, thảo luận nhóm 2 trả lời các câu hỏi sau: ? Những ai trong sơ đồ ngang hàng nhau? - Tổ chức cho HS chia sẻ trước lớp. -Gv nhận xét, tuyên dương. - GV chỉ sơ đồ và nêu: Những người ngang hàng trên sơ đồ là cùng một thế hệ. ?Vậy gia đình bạn Hoa có những thế hệ nào? ? Vậy gia đình bạn Hoa gồm có mấy tế hệ chung sống? *GV nêu: Gia đình Hoa gồm có 3 thế hệ cùng chung sống gồm thế hệ ông bà; thế hệ bố mẹ; thế hệ con (Hoa và em của Hoa) ?Những gia đình hai thế hệ thường có những ai? -GV gọi HS đọc lời chốt của Mặt trời. | -HS đọc. -HS nghe. -HS quan sát, thảo luận theo yêu cầu của GV. - HS đại diện nhóm chia sẻ trước lớp. -Hs nghe -HS trả lời: Thế hệ ông bà, thế hệ bố mẹ, thế hệ con. -HS trả lời: -HS nghe. -HS trả lời. -2HS đọc. |
Hoạt động 3: Liên hệ thực tế -GV yêu cầu HS giới thiệu về gia đình mình. ( qua tranh, ảnh mang đi) theo nhóm 4 với nội dung sau: + Gia đình em có mấy người? Đó là những ai? + Người lớn tuổi nhất trong gia đình là ai? Người ít tuổi nhất là ai? + Gia đình em là gia đình có mấy thế hệ? + Ngày nghỉ, gia đình em thường làm những gì? - Tổ chức cho HS chia sẻ trước lớp. - Nhận xét, tuyên dương. *GV hỏi: Gia đình bạn nào có bốn thế | - HS giới thiệu về gia đình trong nhóm 4 theo yêu cầu. -2HS đại diện nhóm lên trình bày. -HS trả lời. |
hệ? (hoặc Em biết gia đình nào có bốn thế hệ) -GV đưa hình ảnh gia đình có 4 thế hệ để yêu cầu HS quan sát và trả lời câu hỏi: + Cách xưng hô giữa các thế hệ trong gia đình như thế nào? +Nếu em là thế hệ thứ tư thì em sẽ gọi thế hệ thứ nhất là gì? -GV nhận xét, tuyên dương. 2.3. Thực hành: -GV đưa ra các sơ đồ các thế hệ trong gia đình ( có 2; 3;4 thế hệ) để HS lựa chọn sơ đồ phù hợp với gia đình mình. -Yêu cầu HS vẽ, dán ảnh hoặc viết tên từng thành viên trong gia đình lên sơ đồ. -GV tổ chức cho HS giới thiệu sơ đồ gia đình mình. + Giới thiệu về tên mình. + Gia đình mình có mấy thế hệ? + Giới thiệu về từng thế hệ. | -HS quan sát và trả lời theo ý hiểu. -HS quan sát và lựa chọn sơ đồ. -HS làm việc cá nhân. -HS lên chia sẻ. |
3. Củng cố, dặn dò: - Hôm nay chúng ta học bài gì? - Qua bài học con hiểu thế nào là gia đình có 2( hoặc 3 thế hệ). - GV nhận xét tiết học. |
BÀI 1: CÁC THẾ HỆ TRONG GIA ĐÌNH (Tiết 2)
I. MỤC TIÊU:
* Kiến thức, kĩ năng:
- Nêu sự cần thiết của việc quan tâm chăm sóc, yêu thương nhau giữa các thế hệ trong gia đình và thực hiện được những việc thể hiện điều đó..
- Bày tỏ được tình cảm của bản thân đối với các thành viên trong gia đình.
* Phát triển năng lực và phẩm chất:
- Năng lực giao tiếp, hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Có ý thức giúp đỡ bố mẹ làm việc nhà theo sức của mình.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài.
- HS: SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV | Hoạt động của HS |
1. Kiểm tra: 2. Dạy bài mới: 2.1. Khởi động: - Mở cho HS nghe và vận động theo nhịp bài hát Mẹ là quê hương(Nguyễn Quốc Việt) - GV dẫn dắt, giới thiệu bài. 2.2. Khám phá: Kể những việc làm thường ngày của những người trong gia đình. | - HS thực hiện. - HS thảo luận theo nhóm 4. |
- YC HS quan sát hình trong sgk/tr.8, thảo luận nhóm bốn: + Gia đình Hải có mấy người? +Hãy kể những việc làm của từng người trong gia đình Hải? + Những việc làm của các thành viên trong gia đình Hải thể hiện điều gì? - Tổ chức cho HS chia sẻ trước lớp. - Nhận xét, tuyên dương. *GV chốt: Sau bữa ăn tối ông dạy em Hải gấp máy bay, mẹ bóp lưng cho bà, bố mang hoa quả cho mọi người tráng miệng còn phải lấy giấy ăn. Những việc làm này thể hiện sự quan tâm, chăm sóc giữa các thành viên trong gia đình Hải. -GV hỏi: Tại sao mọi thành viên trong gia đình cần yêu thương, chia sẻ với nhau? -GV nhận xét, tuyên dương. *GV chốt: Việc các thành viên trong gia đình yêu thương, chia sẻ với nhau thể hiện tình yêu thương và lòng biết ơn giữa các thế hệ trong gia đình. 2.3. Thực hành: - Gọi HS đọc tình huống. + TH1: Mẹ đi làm về muộn (18 giờ) em bé đói bụng, chạy ra đòi mẹ cho ăn. Trong tình huống đó em sẽ làm gì? +TH2: Vì mắt kém nên ông nhờ Nam đọc báo cho ông nghe, nhưng lúc đó lại đến rủ Nam đi chơi. Nếu em là Nam, em sẽ nói gì và làm gì? -Cho HS thảo luận theo nhóm đôi. -Tổ chức cho HS nêu cách xử lý tình huống. - YC quan sát tranh sgk/tr.9: *Tình huống 1: + Hình vẽ ai? + Ông nói gì với Nam? + Hải nói gì với Nam? + Nam nên nói gì và làm gì? Vì sao? - Tổ chức cho HS đóng vai tình huống. - GV nhận xét, tuyên dương. | - 3-4 HS đại diện nhóm chia sẻ trước lớp. - HS thảo luận theo cặp, sau đó chia sẻ trước lớp. - 2-3 HS đọc. - 2-3 HS nêu. - HS quan sát, trả lời. - HS thực hiện. |
2.4. Vận dụng: - Gv cho HS thảo luận nhóm đôi theo nội dung: + Kể những việc em đã làm để thể hiện sự quan tâm, chăm sóc các thế hệ trong gia đình ( ông bà, bố mẹ, anh chị em). + Trong những việc đó, em thích làm nhất việc làm nào?vì sao? + Khi làm những việc đó em cảm thấy như thế nào? - GV tổ chức cho HS chia sẻ trước lớp. - GV nhận xét, tuyên dương. *GV chốt: Những người trong gia đình cần thể hiện sự quan tâm, chăm sóc nhau qua những việc làm cụ thể. Chính những việc làm ấy sẽ làm cho tình cảm gia đình trở lên gắn bó sâu sắc hơn. 2.5. Tổng kết: - GV yêu cầu HS quan sát tranh cuối của trang 9 và trả lời các câu hỏi sau: + Tranh vẽ gì? + Bạn nhỏ trong tranh nói gì? Lời nói đó thể hiện điều gì? + Nếu em là bạn nhỏ đó, em sẽ làm gì? - GV nhận xét, tuyên dương. - GV gọi HS đọc phần chốt của Mặt Trời. 3. Củng cố, dặn dò: - Hôm nay em được biết thêm được điều gì qua bài học? - Nhận xét giờ học? | -HS thảo luận nhóm đôi. - HS chia sẻ. -HS nghe. -HS quan sát tranh và tra lời các câu hỏi. -2,3HS đọc. |
BÀI 2: NGHỀ NGHIỆP CỦA NGƯỜI LỚN TRONG GIA ĐÌNH (Tiết 1)
I. MỤC TIÊU:
* Kiến thức, kĩ năng:
- Đặt được câu hỏi để tìm thông tin về công việc, nghề nghiệp của những người lớn trong gia đình.
- Nêu được ý nghĩa của những công việc, nghề nghiệp đó đối với gia đình và xã hội.
* Phát triển năng lực và phẩm chất:
- Năng lực giao tiếp, hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Biết yêu quý và kính trọng những người thân trong gia đình.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài; Phiếu học tập
- HS: SGK; tranh ( ảnh) về gia đình mình.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV | Hoạt động của HS |
1. Kiểm tra: 2. Dạy bài mới: 2.1. Khởi động: - Tổ chức trò chơi “Xì điện” kể tên những nghề nghiệp của người lớn mà em biết. - GV dẫn dắt, giới thiệu bài. 2.2. Khám phá: *Hoạt động 1: Kể về công việc hoặc nghề nghiệp của người thân. - GV cho HS thảo luận nhóm 2 trả lời các câu hỏi sau: ? Ông bà (bố,mẹ,…) làm công việc hay nghề nghiệp gì? ? Công việc hoặc nghề nghiệp đó mang lại lợi ích gì? (GV giải thích nghĩa từ lợi ích: Là những sản phẩm, của cải vật chất, giá trị nghề nghiệp hoặc công việc tạo ra) - Tổ chức cho HS chia sẻ trước lớp. - Nhận xét, tuyên dương. Hoạt động 2: Kể về công việc hoặc nghề nghiệp khác. - YC HS quan sát các hình(2,3,4,5,6,7) trong sgk/tr10,11; thảo luận nhóm 4 trả lời các câu hỏi: ? Người trong tranh làm công việc hoặc nghề nghiệp gì? ? Công việc hoặc nghề nghiệp đó làm ở đâu? | - HS thực hiện. - HS chia sẻ. -HS thảo luận nhóm 2. -HS lên chia sẻ. - HS quan sát tranh và thảo luận theo nhóm 4. +H1: Ngư dân. – H2: Bộ đội hải quân. +H3: Công nhân may + H4:Thợ đan nón. + H5: Nông dân +H7: Người bán hàng. |
? Nêu lợi ích của công việc hoặc nghề nghiệp đó? -Tổ chức cho HS chia sẻ trước lớp. - Nhận xét, tuyên dương. *GV chốt: Mỗi người đề có công việc hoặc nghề nghiệp riêng. - GV yêu cầu HS hoàn thành phiếu học tập. (HS chọn 1 nghề nghiệp hoặc công việc trong các hình vừa thảo luận) ? Tên công việc hoặc nghề nghiệp.: ? Nơi làm việc: ? Công việc hoặc nghề nghiệp có mang lại thu nhập không? ? Lợi ích của công việc hoặc nghề nghiệp? -Tổ chức cho HS chia sẻ trước lớp. - Nhận xét, tuyên dương. *GV chốt: Mọi công việc hoặc nghề nghiệp đều mang lại thu nhập để đảm bảo cuộc sống cho bản thân và gia đình, mang lại lợi ích cho xã hội và đất nước. | - Đại điện 3 nhóm HS trình bày. -HS làm việc cá nhân. -HS lên trình bày trước lớp. |
2.3. Thực hành: *Hoạt động 1: Tìm về công việc hoặc nghề nghiệp khác. -GV cho HS thảo luận theo nhóm 2 trả lời câu hỏi: ? Kể tên một số công việc hoặc nghề nghiệp có thu nhập khác mà em biết. -Tổ chức cho HS chia sẻ trước lớp. - Nhận xét, tuyên dương. *Hoạt động 2: Tìm hiểu về công việc hoặc nghề nghiệp của người thân. -GV tổ chức cho HS làm việc cá nhân để nói về nghề nghiệp của một người lớn trong gia đình mình theo gợi ý: + Giới thiệu về tên mình, tên và nghề nghiệp của người mình muốn nói đến + Nét chính của nghề nghiệp? (nơi làm việc, sản phẩm làm ra, lợi ích của nghề nghiệp,…) + Em có suy nghĩ gì về công việc hoặc nghề nghiệp đó? -Tổ chức cho HS chia sẻ trước lớp. - Nhận xét, tuyên dương. | -HS thảo luận và trả lời theo ý hiểu. -HS đại diện nhóm lên chia sẻ.. -HS làm việc cá nhân. -HS lên chia sẻ. |
3. Củng cố, dặn dò: - Hôm nay chúng ta học bài gì? - Qua bài học hãy kể tên một số nghề nghiệp hoặc công việc mà em biết. - GV nhận xét tiết học. |
BÀI 2: NGHỀ NGHIỆP CỦA NGƯỜI LỚN TRONG GIA ĐÌNH (Tiết 2)
I. MỤC TIÊU:
* Kiến thức, kĩ năng:
- Thu thập và nói được một số thông tin về những công việc, nghề có thu nhập; những công việc tình nguyện không nhận lương.
- Chia sẻ được với các bạn, người thân về công việc, nghề nghiệp yêu thích sau này.
* Phát triển năng lực và phẩm chất:
- Năng lực giao tiếp, hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Có ý thức giúp đỡ bố mẹ làm việc nhà theo sức của mình.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài, Hình ảnh mô tả các công việc bác sĩ tình nguyện, thanh niên tình nguyện.
- HS: SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV | Hoạt động của HS |
1. Kiểm tra: 2. Dạy bài mới: 2.1. Khởi động: - Mở cho HS xem clip Sôi nổi các hoạt động tình nguyện hè 2020 để trả lời câu hỏi: ?Nội dung của clip là gì? ?Những người làm công việc hoặc nghề nghiệp tình nguyện có nhận lương không? - GV dẫn dắt, giới thiệu bài. 2.2. Khám phá: - YC HS quan sát hình 1,2,3 trong sgk/tr.12, thảo luận nhóm 4 trả lời các câu hỏi: + Kể tên những công việc trong hình? + Theo em những người làm công việc trên có nhận lương không? + Những từ ngữ nào cho em biết đó là công việc tình nguyện không nhận lương? + Những công việc trên mang lại lợi ích gì cho mọi người và xã hội. - Tổ chức cho HS chia sẻ trước lớp. - Nhận xét, tuyên dương. *GV chốt: Đây là những công việc tình nguyện. Những người làm các công việc này không nhận lương. Những việc làm trên mang lại nhiều lợi ích cho mọi người và xã hội. | - HS xem và trả lời câu hỏi. - HS thảo luận theo nhóm 4. +H1: Thanh niên tình nguyện. +H2: Khám bệnh miễn phí. +H3: Dạy học miễn phí - 3-4 HS đại diện nhóm chia sẻ trước lớp. |
2.3.Thực hành: *Hoạt động 1: Tìm hiểu các công việc tình nguyện. - YC HS thảo luận nhóm đôi + Hãy kể một số công việc tình nguyện không nhận lương khác mà em biết? - Tổ chức cho HS chia sẻ trước lớp. - Nhận xét, tuyên dương. *GV chốt: Đây là những công việc tình nguyện. Những người làm các công việc này không nhận lương. *Hoạt động 2: Lợi ích của các công việc tình nguyện: - GV cho HS hoạt động cá nhân trả lời các câu hỏi: + Em và người thân đã từng tham gia công việc tình nguyện nao? + Công việc đó mang lại lợi ích gì? + Những việc làm của các thành viên trong gia đình Hải thể hiện điều gì? - Tổ chức cho HS chia sẻ trước lớp. - Nhận xét, tuyên dương. *GV chốt: Có nhiều công việc tình nguyện, mang lại lợi ích cho những người xung quanh, cho cộng đồng mà chúng ta có thể làm được. Tùy theo sức của mình, các em hãy luôn ý thức việc giúp đỡ người khác là một việc tốt, đáng được trân trọng. | -HS thảo luận nhóm 2. -HS chia sẻ trước lớp. -HS là việc cá nhân. - 2-3 HS đọc. |
2.4. Vận dụng: *Hoạt động 1: Nghề nghiệp của em - Gv cho HS thảo luận nhóm đôi theo nội dung: + Lớn lên em thích làm nghề gì? + Vì sao em muốn làm nghề đó? + Em sẽ làm những gì để thực hiện ước mơ đó? - GV tổ chức cho HS chia sẻ trước lớp. - GV nhận xét, tuyên dương. *Hoạt động 2: Kế hoạch “Tủ sách ủng hộ vùng khó khăn” - GV chia lớp theo nhóm tổ để thực hiện yêu cầu: ? Lên kế hoạch thực hiện (thành viên, thời gian thực hiện; dự kiến số lượng sách; những khó khăn có thể xảy ra) ? Cách thực hiện ( nguồn sách; cách duy trì tủ sách; ….) ?Lý do nhóm muốn thực hiện kế hoạch. ? Khi thực hiện kế hoạch đó em có cảm nghĩ gì? - Tổ chức cho HS chia sẻ trước lớp. - Nhận xét, tuyên dương. 2.4. Tổng kết: - GV yêu cầu HS quan sát tranh cuối của trang 9 và trả lời các câu hỏi sau: + Tranh vẽ gì? + Những người trong tranh làm nghề nghiệp gì? - GV nhận xét, tuyên dương. *GV chốt: Hình vẽ nhóm người làm các nghề nghiệp khác nhau nhưng đều chung một mục đích là tạo ra của cải vật chất và những giá trị tốt đẹp cho cuộc sống. Vì vậy nghề nghiệp nào cũng đáng quý và đáng trân trọng. - GV gọi HS đọc phần chốt của Mặt Trời. 3. Củng cố, dặn dò: - Hôm nay em được biết thêm được điều gì qua bài học? - Nhận xét giờ học và nhắc HS chuẩn bị bài sau. | -HS thảo luận nhóm đôi. -HS chia sẻ trước lớp. - HS thảo luận. -HS đại diện nhóm chia sẻ -HS quan sát và trả lời câu hỏi. - 2,3HS đọc. |
BÀI 3: PHÒNG TRÁNH NGỘ ĐỘC KHI Ở NHÀ (tiết 1)
I. MỤC TIÊU:
* Kiến thức, kĩ năng:
- Nêu được các nguyên nhân gây ngộ độc qua đường ăn uống.
- Kể được tên một số đồ dùng, thức ăn, đồ uống nếu không được cất giữ, bảo quản cẩn thận có thể gây ngộ độc.
* Phát triển năng lực và phẩm chất: Tuyên truyền và hướng dẫn người khác biết cách phòng chống ngộ độc qua đường ăn uống.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài;
- HS: SGK;
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV | Hoạt động của HS |
1. Kiểm tra: 2. Dạy bài mới: 2.1. Khởi động: - Cho học sinh xem một đoạn video về bạn nhỏ bị ngộ độc và hỏi: + Bạn nhỏ có những biểu hiện gì mà phải đi cấp cứu? + Vì sao bạn nhỏ bị như vậy - GV dẫn dắt, giới thiệu bài. 2.2. Khám phá: *Hoạt động 1: Tìm hiểu lí do gây ngộ độc qua đường ăn uống - YC HS quan sát hình trong sgk/tr.14 , thảo luận nhóm đôi: Vì sao nhiều người bị ngộ độc qua đường ăn uống? - Giáo viên quan sát và gợi ý các nhóm tìm ra được các nguyên nhân gây ngộ độc qua đường ăn uống. - Gv tổ chức cho học sinh đóng vai để chia sẻ trước lớp về kết quả của nhóm mình. - Tổ chức cho HS chia sẻ trước lớp. - Nhận xét, tuyên dương. Hoạt động 2: Cách nhận biết thức ăn, đồ uống, đồ dùng không an toàn. - YC HS quan sát hình trong sgk/tr.15, thảo luận nhóm bốn: + Tên một số thức ăn, đồ uống, đồ dùng…nếu không được cất giữ, bảo quản cẩn thận có thể gây ngộ độc. + Dấu hiệu nào cho em biết thức ăn, đồ uống bị hỏng, ôi thiu? - Nhận xét, tuyên dương. - Giáo viên sẽ đưa ra thêm các câu hỏi: + Kể thêm tên một số đồ dùng, thức ăn, đồ uống có thể gây ngộ độc nếu không được cất giữ cẩn thận. + Tác hại của việc sử dụng những đồ dùng, thức ăn, đồ uống đó. - Giáo viên kết luận 2.3. Thực hành: - Em đã từng thấy đồ ăn thức uống, đồ dùng nào ở gia đình em không được cất giữ, bảo quản không cẩn thận có thể gây ngộ độc? - Em đã làm hoặc nhìn thấy bố mẹ làm gì để bảo quản đồ ăn thức uống an toàn? - GV nhận xét, tuyên dương. 3. Củng cố, dặn dò: - Hôm nay em được biết thêm được điều gì qua bài học? - Nhắc HS về nhà nhắc nhở bố mẹ người thân bảo quản đồ ăn thức uống đồ dùng an toàn. |
- HS xem. - HS chia sẻ. - HS thảo luận theo nhóm đôi. - HS thực hiện. - 2-3 nhóm chia sẻ. - HS thảo luận theo nhóm 4, sau đó chia sẻ trước lớp. - 2-3 nhóm đại diện trả lời. - 2-3 HS chia sẻ. - 2 -3 học sinh chia sẻ |
BÀI 3. PHÒNG TRÁNH NGỘ ĐỌC KHI Ở NHÀ (TIẾT 2)
I. MỤC TIÊU:
* Kiến thức, kĩ năng:
- Nêu được cách nhận biết một số đồ dùng, thức ăn, đồ uống có thể gây ngộ độc và cách cất giữ, bảo quản an toàn.
- Biết cách xử lí những tình huống đơn giản khi bản thân hoặc người nhà bị ngộ độc.
*Phát triển năng lực và phẩm chất:
- Tuyên truyền và hướng dẫn người khác biết cách phòng chống ngộ độc qua đường ăn uống.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài, phiếu học tập.
- HS: SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV | Hoạt động của HS |
1. Kiểm tra: 2. Dạy bài mới: 2.1. Khởi động: - Nêu tình huống: Mẹ và An đi siêu thị, đến quầy thực phẩm tươi sống, An nhìn thấy thịt, cá, tôm được bọc lại và để trong tủ đông lạnh. An hỏi mẹ: Mẹ ơi vì sao người ta lại bỏ vào tủ lạnh? Em hãy thay mẹ giải thích cho An hiểu. - GV dẫn dắt, giới thiệu bài. 2.2. Khám phá: *Hoạt động 1: Cách bảo quản đồ ăn, đồ dùng, đồ dùng an toàn. - YC HS quan sát hình trong sgk/tr.16, thảo luận nhóm bốn: + Những thành viên trong gia đình Minh đang làm gì sau bữa ăn? + Việc làm nào thể hiện việc cất giữ đồ ăn, đồ dùng đúng cách? + Phải cất sữa chua ở đâu? + Tại sao phải để dầu ăn vào đúng kệ gia vị? - Tổ chức cho HS chia sẻ trước lớp. - Nhận xét, tuyên dương. * Hoạt động 2: Cách phòng tránh ngộ độc ở gia đình mình. - Gv gợi ý để học sinh nêu một số cách bảo quản thức ăn, đồ uống, đồ dùng. - Gv cho hs liên hệ với các việc làm của gia đình mình - Nhận xét, tuyên dương. 2.3. Thực hành: * Hoạt động 1: Cách đọc thông tin trên hàng hóa - Gv cho học sinh quan sát tranh sgk/tr.16 và chia sẻ với bạn mình những hiểu biết của mình khi đọc những thông tin trên sản phẩm. Giải thích được vì sao phải đọc thông tin trước khi mua hàng. - Gv kết luận. * Hoạt động 2: Cách xử lí khi bị ngộ độc. - Yc quan sát tranh sgk/tr. 17 và mô tả tình huống. - Thảo luận nhóm – tổ chức đóng vai để giải quyết tình huống. - Nhận xét và tuyên dương. 2.4. Vận dụng * Hoạt động 1: Tìm những đồ vật trong gia đình em có thể gây ngộ độc. - Giáo viên tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm và ghi lại vào phiếu học tập. - GV nhận xét, tuyên dương. * Hoạt động 2: Chia sẻ với người thân. - Gv tổ chức cho học sinh chia sẻ với người thân về những việc nên làm để phòng tránh ngộ độc. 3. Củng cố, dặn dò: - Hôm nay em được biết thêm được điều gì qua bài học? - Nhận xét giờ học? |
- 2-3 học sinh chia sẻ - HS thảo luận theo nhóm 4. - 3-4 HS đại diện nhóm chia sẻ trước lớp. - HS nêu - 3-4 học sinh chia sẻ. - Hoạt động nhóm đôi - 2-3 HS nêu. - Học sinh nêu tình huống - 1-2 nhóm lên đóng vai giải quyết tình huống. - HS quan sát, trả lời. - Các nhóm thực hiện và chia sẻ. - Học sinh trả lời. |
...
>> Tải file để tham khảo trọn bộ giáo án Tự nhiên và xã hội 2 cả năm!