Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Hóa học 11 năm 2023 - 2024 (Sách mới) Ôn tập giữa kì 2 Hóa 11 sách KNTT, CD, CTST

Đề cương ôn tập giữa kì 2 môn Hóa học 11 năm 2023 - 2024 là tài liệu rất hay dành cho các bạn học sinh tham khảo. Tài liệu bao gồm đề cương giữa kì 2 môn Hóa học 11 sách Cánh diều, Kết nối tri thức và Chân trời sáng tạo. Tài liệu giới hạn phạm vi kiến thức ôn thi, lý thuyết và các dạng bài tập trắc nghiệm, tự luận giữa kì 2.

Đề cương giữa học kì 2 Hóa học 11 giúp các bạn làm quen với các dạng bài tập, nâng cao kỹ năng làm bài và rút kinh nghiệm cho bài thi giữa học kì 2 lớp 11. Từ đó có định hướng, phương pháp học tập để đạt kết quả cao trong các bài kiểm tra. Vậy sau đây là trọn bộ đề cương giữa kì 2 Hóa học 11 năm 2023 - 2024 mời các bạn theo dõi.

Đề cương ôn tập giữa kì 2 môn Hóa học 11 Cánh diều

I. PHẦN I TỰ LUẬN

Câu 1: Chỉ số octane (octane number) là đại lượng đặc trưng cho yếu tố đo lường khả năng chống kích nổ của một nhiên liệu khi nhiên liệu này bốc cháy với không khí bên trong xi lanh của động cơ đốt trong. Nếu chỉ số octane của một mẫu xăng thấp, xăng sẽ tự cháy mà không do bu-gi bật tia lửa điện đốt. Điều này làm cho hiệu suất động cơ giảm và sẽ hư hao các chi tiết máy.

Người ta quy ước rằng chỉ số octane của 2,2,4-trimethylpentane là 100 và của heptane là 0. Các hydrocarbon mạch vòng và mạch phân nhánh có chỉ số octane cao hơn hydrocarbon mạch không phân nhánh.

Để xác định chỉ số octane của một mẫu xăng, người ta dùng máy đo chỉ số octane.

a) Chỉ số octane càng cao, chất lượng xăng sẽ như thế nào?

b) Trong thực tế, xăng không chỉ gồm 2,2,4-trimethylpentane và heptane mà là một hỗn hợp gồm nhiều hydrocarbon khác nhau. Giả thiết một mẫu xăng chỉ gồm 8 phần thể tích 2,2,4-trimethylpentane và 2 phần thể tích heptane thì chỉ số octane của mẫu xăng này là bao nhiêu?

Câu 2: Tính chỉ số octane của xăng E5 và xăng E10.

Câu 3: Gas, nhiên liệu phổ biến hiện nay có thành phần chính là propane và butane. Nhiệt lượng giải phóng khi đốt cháy hoàn toàn 1 kg một loại gas là khoảng 50 400 kJ. Biết để làm nóng 1 kg nước lên 1 độ thì cần cung cấp nhiệt lượng là 4 200 J. Để đun sôi 30 kg nước từ nhiệt độ 20oC cần cung cấp bao nhiêu kJ nhiệt?

Câu 4: Có một số loại trái cây chưa chín mà chúng ta lại muốn được sớm thưởng thức chúng, chẳng hạn một quả bơ, xoài, ... Có một cách giải quyết đơn giản là cho quả bơ vào túi giấy cùng với vài quả chuối, bơ sẽ chín nhanh hơn nhiều. Giải thích cách làm trên.

Câu 5: Dẫn 150 gam acetylene qua ống sắt nóng đỏ thu được 90 gam benzene. Viết phương trình phản ứng xảy ra và tính hiệu suất phản ứng.

Câu 6:

a) Tính khối lượng cumene tối đa phát thải từ 1 000 000 xe ô tô chạy động cơ xăng (có bộ chuyển đổi xúc tác) trong 1 năm. Giả sử bình quân một tháng, mỗi xe ô tô chạy 3 000 km.

b) Một cửa hàng có 10 máy photocopy. Bình quân mỗi máy sử dụng liên tục 12 giờ/ngày. Trong một tháng (30 ngày), khối lượng cumene tối đa phát thải từ 1 000 cửa hàng có quy mô trên là bao nhiêu?

Câu 7: Các arene thường có chỉ số octane cao nên được pha trộn vào xăng để nâng cao khả năng chống kích nổ của xăng, như toluene và xylene thường chiếm tới 25% xăng theo thể tích. Tỉ lệ này với benzene được EPA(The U.S. Environmental Protection Agency - Cơ Quan Bảo vệ môi trường Hoa Kì) quy định phải giới hạn ở mức không quá 1 % vì chúng là chất có khả năng gây ung thư.

Giả sử xăng có khối lượng riêng là 0,88 g/cm3 thì trong 88 tấn xăng có pha trộn không quá bao nhiêu m3 benzene?

Câu 8. Hợp chất A là dẫn xuất monochloro của alkylbenzene (B). Phân tử khối của A bằng 126,5.

(a) Tìm công thức phân tử và viết công thức cấu tạo có thể có của A.

(b) Chất A có phản ứng thủy phân khi đun nóng với dung dịch NaOH, tạo ra chất E có mùi thơm, có khả năng hòa tan nhiều chất hữu cơ, ức chế sự sinh sản của vi khuẩn nên được dùng nhiều trong công nghiệp sản xuất mĩ phẩm. Tìm công thức cấu tạo đúng của A. Viết phương trình hóa học.

(c) Viết phương trình hóa học của phản ứng điều chế trực tiếp A từ B, ghi rõ điều kiện của phản ứng.

Câu 9. Hợp chất X hiện nay được sử dụng phổ biến trong công nghiệp làm lạnh để thay thế CFC do X không gây tác hại đến tầng ozone. Biết thành phần của X chứa 23,08% C; 3,84% H; và 73,08% F về khối lượng và có phân tử khối 52. Hãy xác định công thức cấu tạo của X.

..........

PHẦN II. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN

HYDROCARBON NO

Câu 1: Alkane là những hydrocarbon no, mạch hở, có công thức chung là

A. CnH2n+2 (n ≥1).
B. CnH2n (n ≥2).
C. CnH2n-2 (n ≥2).
D. CnH2n-6 (n ≥6).

Câu 2: Chất nào sau đây là alkane?

A. C2H5OH.
B. C2H6.
C. C3H6.
D. C3H4.

Câu 3: Một alkane mà tỉ khối hơi so với không khí bằng 2 có CTPT là

A. C5H12
B. C6H14
C. C4H10
D. C3H8

Câu 4: Tên gọi của alkane nào sau đây đúng?

A. 2-ethylbutane.
B. 2,2-dimethylbutane.
C. 3-methylbutane.
D. 2,3,3-trimethylbutane.

...............

Đề cương ôn tập giữa kì 2 Hóa học 11 Kết nối tri thức

PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ Câu 1 đến Câu 18. Mỗi Câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án.

Câu 1. Tên của alkane nào sau đây không đúng?

A. - methylbutane.
B. 3 - methyl butane.
C. 2,2 - dimethylbutane.
D. 2,3 - dimethylbutane.

Câu 2. Ở điều kiện thường hydrocarbon nào sau đây ở thể lỏng?

A. Ehtane
B. Propane.
C. Butane.
D. Pentane.

Câu 3. Trong bình gas đun nấu trong sinh hoạt hàng ngày thường chứa các alkane

A. propane và butane
B. methane và ethane.
C. ethane và propane
D. butane và pentane.

Câu 4. Biện pháp nào dưới đây không giúp giảm ô nhiễm môi trường do các phương tiện giao thông gây ra?

A. Sử dụng các nhiên liệu như xăng, dầu diesel.
B. Sử dụng các loại nhiên liệu sinh học như xăng E5.
C. Sử dụng các loại nhiên liệu cháy sạch.
D. Đưa thêm chất xúc tác vào ống xả động cơ để chuyển hóa các khí thải độc.

Câu 5. Oxi hóa hoàn toàn a mol alkane X cần dùng 2a mol khí oxygen. Tên gọi của alkane X là

A. ethane.
B. propane.
C. methane.
D. isopropane.

Câu 6. Alkyne C4H6 có bao nhiêu đồng phân cho phản ứng thế kim loại (phản ứng với dung dịch chứa AgNO3/NH3)

A. 4.
B. 2.
C. 1.
D. 3.

Câu 7. Chất nào sau đây làm mất màu dung dịch KMnO4 ở điều kiện thường?

A. Benzene.
B. Methane.
C. Toluene.
D. Acetylene.

Câu 8. Khi cho ethyne tác dụng với hydrogen có xúc tác Lindlar (Pd/PbCO3) đun nóng sản phẩm thu được có tên gọi là

A. ethane
B.ethyne
C. ethene
D. methane

Câu 9. Dẫn khí ethene qua dung dịch bromine thấy dung dịch bị mất màu. Sản phẩm tạo ra là

A. CH3-CH2Br
B. CH2Br-CH2Br
C. CH3-CHBr2
D. CHBr2-CHBr2

..............

Đề cương ôn tập giữa kì 2 Hóa học 11 Chân trời sáng tạo

I. KIẾN THỨC CẦN NẮM VỮNG

- Nêu được khái niệm về alkane, nguồn alkane trong tự nhiên, công thức chung của alkane.

- Trình bày được quy tắc gọi tên theo danh pháp thay thế; áp dụng gọi được tên cho một số alkane (từ C1 đến C10) mạch không phân nhánh và một số alkane mạch nhánh chứa không quá 5 nguyên tử C.

- Trình bày và giải thích được đặc điểm về tính chất vật lí (nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi, tỉ khối, tính tan) của một số alkane.

- Trình bày được đặc điểm về liên kết hoá học trong phân tử alkane, hình dạng phân tử của methane, ethane; phản ứng thế, cracking, reforming, phản ứng oxi hoá hoàn toàn, phản ứng oxi hoá không hoàn toàn.

- Trình bày được các ứng dụng của alkane trong thực tiễn và cách điều chế alkane trong công nghiệp.

- Trình bày được một trong các nguyên nhân gây ô nhiễm không khí là do các chất trong khí thải của các phương tiện giao thông; Hiểu và thực hiện được một số biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường do các phương tiện giao thông gây ra.

- Nêu được khái niệm về alkene và alkyne, công thức chung của alkene; đặc điểm liên kết, hình dạng phân tử của ethylene và acetylene.

- Gọi được tên một số alkene, alkyne đơn giản (C2 - C5), tên thông thường một vài alkene, alkyne thường gặp.

- Nêu được khái niệm và xác định được đồng phân hình học (cis, trans) trong một số trường hợp đơn giản.

- Nêu được đặc điểm về tính chất vật lí (nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi, tỉ khối, khả năng hoà tan trong nước) của một số alkene, alkyne.

- Trình bày được các tính chất hoá học của alkene, alkyne: Phản ứng cộng hydrogen, cộng halogen (bromine); cộng hydrogen halide (HBr) và cộng nước; quy tắc Markovnikov; Phản ứng trùng hợp của alkene; Phản ứng của alk-1-yne với dung dịch AgNO3 trong NH3; Phản ứng oxi hoá (phản ứng làm mất màu thuốc tím của alkene, phản ứng cháy của alkene, alkyne).

- Trình bày được ứng dụng của các alkene và acetylene trong thực tiễn; phương pháp điều chế alkene, acetylene trong phòng thí nghiệm (phản ứng dehydrate hoá alcohol điều chế alkene, từ calcium carbide điều chế acetylene) và trong công nghiệp (phản ứng cracking điều chế alkene, điều chế acetylene từ methane).

- Nêu được khái niệm về arene.

- Viết được công thức và gọi được tên của một số arene (benzene, toluene, xylene, styrene, naphthalene).

- Trình bày được đặc điểm về tính chất vật lí, trạng thái tự nhiên của một số arene, đặc điểm liên kết và hình dạng phân tử benzene.

- Trình bày được tính chất hoá học đặc trưng của arene (hoặc qua mô tả thí nghiệm): Phản ứng thế của benzene và toluene, gồm phản ứng halogen hoá, nitro hoá (điều kiện phản ứng, quy tắc thế); Phản ứng cộng chlorine, hydrogen vào vòng benzene; Phản ứng oxi hoá hoàn toàn, oxi hoá nhóm alkyl.

- Trình bày được ứng dụng của arene và đưa ra được cách ứng xử thích hợp đối với việc sử dụng arene trong việc bảo vệ sức khoẻ con người và môi trường.

- Trình bày được phương pháp điều chế arene trong công nghiệp (từ nguồn hydrocarbon thiên nhiên, từ phản ứng reforming).

I. BÀI TẬP TỰ LUẬN

Bài 1.

a) Viết công thức cấu tạo các chất có công thức phân tử: C4H10; C5H12 và gọi tên.

b) Viết công thức cấu tạo của các chất có tên gọi sau đây:

+) 3,3- dimethylpentane +) 2- methylbut-2-ene. +)3- methylbut-1-yne.

c) Viết các công thức cấu tạo các đồng phân alkene ứng với công thức phân tử C5H10. Gọi tên các đồng phân đó. Cho biết cấu tạo nào có đồng phân hình học? Hãy viết các đồng phân hình học đó.

d) Viết công thức cấu tạo và gọi tên các đồng đẳng của benzene có công thức phân tử C8H10.

Bài 2:

a) Trình bày phương pháp hoá học để phân biệt các khí: ethane, ethene, ethyne. Viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra.

b)Trìnhbày phương pháp hoá học để phân biệt các chất: benzene, toluene, styrene. Viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra.

Bài 3: Vì sao không được dùng nước để dập tắt các đám cháy xăng, dầu mà phải dùng cát hoặc CO2 ?

Bài 4: Khí thải của động cơ có thể chứa những chất nào gây ô nhiễm môi trường? Có những giải pháp nào để hạn chế ô nhiễm môi trường do khí thải của động cơ?

Bài 5: Alkane A khi thế chlorine (tỉ lệ số mol 1:1, ánh sáng) tạo ra sản phẩm hữu cơ B có chứa 45,223% Cl về khối lượng. Xác định công thức cấu tạo và gọi tên của A, B.

Bài 6: Một số hydrocarbon mạch hở, đồng phân cấu tạo của nhau, trong phân tử có phần trăm khối lượng carbon bằng 85,714%. Trên phổ khối lượng của một trong các chất trên có peak ion phân tử ứng với giá trị m/z = 70. Viết công thức cấu tạo của các chất thoả mãn các đặc điểm trên.

Bài 7: Một hydrocarbon X trong phân tử có phần trăm khối lượng carbon bằng 94,117%. Trên phổ khối lượng của X có peak ion phân tử ứng với giá trị m/z = 102. X có khả năng tác dụng được với bromine khi có xúc tác FeBr3. Xác định công thức cấu tạo của X.

............

Tải file tài liệu để xem thêm đề cương ôn tập giữa kì 2 môn Hóa học 11

Chia sẻ bởi: 👨 Hàn Vũ
Mời bạn đánh giá!
  • Lượt tải: 1.011
  • Lượt xem: 13.376
  • Dung lượng: 978,9 KB
Sắp xếp theo