Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Vật lí 11 năm 2023 - 2024 (Sách mới) Ôn tập giữa kì 2 Vật lý 11 sách KNTT, CD, CTST

Đề cương ôn tập giữa kì 2 môn Vật lí 11 năm 2023 - 2024 sách mới là tài liệu rất hay dành cho các bạn học sinh tham khảo. Tài liệu bao gồm đề cương giữa kì 2 môn Vật lí 11 sách Cánh diều, Kết nối tri thức và Chân trời sáng tạo. Tài liệu giới hạn phạm vi kiến thức ôn thi, lý thuyết và các dạng bài tập trắc nghiệm, tự luận giữa kì 2.

Đề cương giữa học kì 2 Vật lí 11 giúp các bạn làm quen với các dạng bài tập, nâng cao kỹ năng làm bài và rút kinh nghiệm cho bài thi giữa học kì 2 lớp 11. Từ đó có định hướng, phương pháp học tập để đạt kết quả cao trong các bài kiểm tra. Vậy sau đây là trọn bộ đề cương giữa kì 2 Vật lí 11 năm 2023 - 2024 mời các bạn theo dõi.

Đề cương giữa kì 2 Vật lí 11 Chân trời sáng tạo

A. GIỚI HẠN KIẾN THỨC

ÔN TẬP KIẾN THỨC CHƯƠNG 3 : ĐIỆN TRƯỜNG

B. HƯỚNG DẪN ÔN TẬP

I. KIẾN THỨC CƠ BẢN CHƯƠNG 3: ĐIỆN TRƯỜNG

1. Định nghĩa về điện tích điểm, tương tác điện giữa hai loại điện tích.

2. Nội dung và biểu thức của “Định luật Cu - Lông”. Biểu thức của lực tương tác giữa các điện tích điểm đặt trong điện môi đồng tính.

3. Nội dung của định luật bảo toàn điện tích.

4. Định nghĩa về điện trường, cường độ điện trường, điện trường đều. Biểu thức của cường độ điện trường theo định nghĩa và biểu thức cường độ điện trường trong chân không.

5. Nguyên lí chồng chất điện trường.

6. Công của lực điện: biểu thức tính công của lực điện và các đặc điểm của công của lực điện trong điện trường; Thế năng của điện tích điểm q tại một điểm trong điện trường.

7. Khái niệm về thế năng điện, điện thế và hiệu điện thế; Biểu thức của điện thế tại một điểm và hiệu điện thế giữa hai điểm; Hệ thức giữa hiệu điện thế và cường độ điện trường.

8. Định nghĩa tụ điện; Cấu tạo tụ điện phẳng; Định nghĩa điện dung và biểu thức tính điện dung của tụ điện; Năng lượng và ứng dụng của tụ điện; cách ghép tụ điện.

II. BÀI TẬP

Làm tất cả các bài tập trong SGK và bài tập trong SBT thuộc phạm vi kiến thức đã nêu ở mục B.I.

C. MỘT SỐ CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN VÀ BÀI TẬP TỰ LUẬN MINH HỌA CHƯƠNG 3. ĐIỆN TRƯỜNG

I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN

Câu 1. Chọn câu sai

A. độ lớn điện tích của êlectron có thể có giá trị tùy ý.
B. khối lượng của êlectron có giá trị bằng .
C. các điện tích cùng dấu thì đẩy nhau, trái dấu thì hút nhau.
D. điện tích của êlectron có giá trị tuyệt đối là bằng .

Câu 2. Theo định luật Cu lông, lực tương tác giữa hai điện tích điểm đứng yên sẽ

A. không phụ thuộc vào môi trường đặt hai điện tích điểm đó.
B. tỉ lệ nghịch với khoảng cách giữa hai điện tích điểm đó.
C. tỉ lệ thuận với tích các giá trị tuyệt đối của hai điện tích điểm đó.
D. tỉ lệ nghịch với tích các giá trị tuyệt đối của hai điện tích điểm đó.

Câu 3. Hai hạt mang điện tương tác với nhau

A. không cần thông qua môi trường trung gian nào.
B. thông qua môi trường là điện trường.
C. thông qua môi trường là trường hấp dẫn.
D. thông qua môi trường là trường trọng lực.

Câu 4. Để phát hiện một vùng không gian nào đó có điện trường hay không, cách đơn giản thường dùng là đặt vào trong không gian đó

A. một điện tích thử xem nó có chịu tác dụng của lực điện hay không.
B. một dây dẫn mang dòng điện xem nó có chịu tác dụng của lực điện hay không.
C. một vật bất kì xem nó có bị nhiễm điện hay không.
D. một kim nam châm xem nó có chịu tác dụng của lực điện hay không.

.........

Đề cương ôn tập giữa kì 2 Vật lý 11 Kết nối tri thức

ĐỊNH LUẬT CU LÔNG (7 CÂU)

1.1 Nếu tăng khoảng cách giữa hai điện tích điểm lên 4 lần thì lực tương tác tĩnh điện giữa chúng sẽ

A. tăng lên 4 lần.
B. giảm đi 4 lần.
C. tăng lên 16 lần.
D. giảm đi 16 lần.

1.2. Độ lớn của lực tương tác tĩnh điện giữa hai điện tích điểm đặt trong không khí

A.tỉ lệ thuận với bình phương độ lớn hai điện tích đó.
B. tỉ lệ thuận với khoảng cách giữa chúng.
C. tỉ lệ nghịch với khoảng cách giữa chúng.
D. tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách giữa chúng.

1.3. Điện tích điểm là

A. vật có kích thước rất nhỏ so với khoảng cách tới điểm mà ta xét.
B. điện tích coi như tập trung tại một điểm.
C. vật chứa rất ít điện tích.
D. điểm phát ra điện tích.

1.4.Tính chất nào sau đây của lực Coulomb là đúng?

A. Lực Coulomb có giá trùng với đường thẳng nối hai điện tích
B. Lực Coulomb có chiều phụ thuộc vào độ lớn của các hạt mang điện
C Lực Coulomb độ lớn chỉ phụ thuộc vào khoảng cách giữa hai điện tích
D. Lực Coulomb độ lớn chỉ phụ thuộc vào độ lớn các điện tích.

2.1. Trong trường hợp nào sau đây, ta có thể coi các vật nhiễm điện là các điện tích điểm?

A. Hai thanh nhựa đặt gần nhau.
B. Một thanh nhựa và một quả cầu đặt gần nhau.
C. Hai quả cầu nhỏ đặt xa nhau.
D. Hai quả cầu lớn đặt gần nhau.

2.2.Hai vật có thể tác dụng lực điện với nhau

A. Chỉ khi chúng đều là vật dẫn.
B. Chỉ khi chúng đều là vật cách điện.
C. Khi chúng là một vật cách điện, vật kia dẫn điện.
D. Khi một trong hai vật mang điện tích

2.3.Có hai điện tích điểm q1 và q2, chúng đẩy nhau. Khẳng định nào sau đây đúng?

A.q1> 0 và q2< 0.
B. q1< 0 và q2> 0.
C. q1.q2> 0.
D. q1.q2< 0.

2.4.Hai chất điểm mang điện tích q1, q2 khi đặt gần nhau chúng đẩy nhau. Kết luận nào chắc chắn SAI?

A.q1 và q2 đều là điện tích âm.
B. q1 và q2 trái dấu nhau.
C. q1 và q2 đều là điện tích dương.
D. q1 và q2 cùng dấu nhau.

3.1 Ta có thể áp dụng công thức của định luật Coulomb để tính lực tương tác giữa

A. hạt nhân và electron trong nguyên tử hiđrô.
B. hai bản tụ của một tụ điện phẳng tích điện.
C. hai quả cầu kim loại tích điện, bán kính 5 cm, đặt cách nhau 15 cm.
D. hai bản của một tụ điện phẳng tích điện với một electron bay trong đó.

,..........

4.1 Đơn vị của điện tích trong hệ SI là

A. Fara (F).
B. Niu – tơn (N).
C. Vôn (V).
D. Cu –lông ( C).

4.2 Không thể nói về hằng số điện môi của chất nào dưới đây?

A. Không khí khô.
B. Nước tinh khiết
C. Thủy tinh.
D. dung dịch muối.

4.3 Không thể nói về hằng số điện môi của chất nào dưới đây?

A. Chất khí.
B. Chất lỏng.
C. Chất rắn.
D. Chất dẫn điện.

4.4 Cho hai điện tích có độ lớn không đổi, đặt cách nhau một khoảng không đổi. Lực tương tác giữa chúng sẽ lớn nhất khi đặt trong môi trường

A. chân không.
B. nước nguyên chất.
C. không khí ở điều kiện chuẩn.
D. dầu hỏa.

.............

Đề cương ôn tập giữa học kì 2 Vật lí 11 Cánh diều

A. TÓM TẮT LÝ THUYẾT, KTCB:

Chương III. ĐIỆN TRƯỜNG

1. Định luật Cu-lông

- Có 3 cách làm nhiễm điện cho vật :

+ Nhiễm điện do cọ xát : Cọ xát hai vật, kết quả hai vật bị nhiễm điện.

+ Nhiễm điện do tiếp xúc : Cho một vật nhiễm điện tiếp xúc với vật dẫn khác không nhiễm điện, kết quả là vật dẫn bị nhiễm điện.

+ Nhiễm điện do hưởng ứng : Đưa một vật nhiễm điện lại gần nhưng không chạm vào vật dẫn khác. Kết quả hai đầu (đầu gần và đầu xa vật nhiễm điện) của vật dẫn bị nhiễm điện trái dấu. Đầu của vật dẫn ở gần vật nhiễm điện mang điện tích trái dấu với vật nhiễm điện.

- Định luật Cu-lông :

Lực hút hay lực đẩy giữa hai điện tích điểm đặt trong chân không có phương trùng với đường thẳng nối hai điện tích điểm đó, có độ lớn tỉ lệ thuận với tích độ lớn của hai điện tích và tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách giữa chúng:

.........

B. LUYỆN TẬP:

BÀI 16. LỰC TƯONG TÁC GIŨA CÁC ĐIỆN TÍCH

Phần I: Câu trắc nghiệm nhiều lựa chọn: Thí sinh chọn một phương án đúng trong các câu hỏi dưới đây.

Câu 1. Dùng vải cọ xát một đầu thanh nhựa rồi đưa lại gần hai vật nhẹ thì thấy thanh nhựa hút cả hai vật này. Hai vật này không thể là:

A. hai vật không nhiễm điện.
B. hai vật nhiễm điện cùng loại.
C. hai vật nhiễm điện khác loại.
D. một vật nhiễm điện, một vật không nhiễm điện.

Câu 2. Ba điện tích điểm chỉ có thể nằm cân bằng dưới tác dụng của các lực điện khi

A. ba điện tích cùng loại nằm ở ba đỉnh của một tam giác đều.
B. ba điện tích không cùng loại nằm ở ba đỉnh của một tam giác đều.
C. ba điện tích không cùng loại nằm trên cùng một đường thẳng.
D. ba điện tích cùng loại nằm trên cùng một đường thẳng.

Câu 3. Tăng khoảng cách giữa hai điện tích lên 2 lần thì lực tương tác giữa chúng

A. tăng lên 2 lần.
B. giảm đi 2 lần.
C. tăng lên 4 lần.
D. giảm đi 4 lần.

Phần II: Câu trắc nghiệm đúng sai: Thí sinh làm bài trắc nghiệm, trong mỗi ý a, b, c, d, ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.

Câu 4. Tăng đồng thời độ lớn của hai điện tích điểm và khoảng cách giữa chúng lên gấp đôi thì lực điện tác dụng giữa chúng

A. tăng lên 2 lần
. B. giảm đi 2 lần.
C. giảm đi 4 lần.
D. không đổi.

..........

Tải file tài liệu để xem thêm Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Vật lí 11 

Chia sẻ bởi: 👨 Hồng Linh
Mời bạn đánh giá!
  • Lượt tải: 868
  • Lượt xem: 16.210
  • Dung lượng: 1,2 MB
Tìm thêm: Vật lí 11
Sắp xếp theo