Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Giáo dục kinh tế và Pháp luật 11 sách Cánh diều 2 Đề kiểm tra giữa kì 2 GDKT&PL 11 (Cấu trúc mới)

Đề thi giữa kì 2 Giáo dục kinh tế và Pháp luật 11 Cánh diều năm 2025 tổng hợp 2 đề kiểm tra có đáp án hướng dẫn giải chi tiết, chính xác. Thông qua đề thi giữa kì 2 Giáo dục kinh tế và Pháp luật 11 quý thầy cô có thêm nhiều tài liệu tham khảo để ra đề thi cho các em học sinh của mình.

TOP 2 Đề kiểm tra giữa kì 2 Giáo dục kinh tế và Pháp luật 11 Cánh diều được biên soạn gồm 1 đề theo cấu trúc hoàn toàn mới gồm trắc nghiệm lựa chọn đáp án đúng, trắc nghiệm đúng sai và tự luận + 1 đề cấu trúc cũ. Hi vọng qua đề thi giữa kì 2 Giáo dục kinh tế và Pháp luật 11 này sẽ là người bạn đồng hành giúp các em học sinh lớp 11 dễ dàng ôn tập, hệ thống kiến thức, luyện giải đề, rồi so sánh kết quả thuận tiện hơn. Đồng thời giúp giáo viên dễ dàng ra đề thi cho các bạn học sinh. Ngoài ra các bạn xem thêm đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn 11 Cánh diều.

Đề thi giữa kì 2 Giáo dục kinh tế và Pháp luật 11 Cánh diều năm 2025

TRƯỜNG THPT……

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2

NĂM 2024 - 2025

MÔN : GDKT&PL 11

PHẦN I. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN

Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 12. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án đúng.

Câu 1: Theo quy định của pháp luật, quyền và nghĩa vụ của công dân không bị phân biệt bởi

A. năng lực trách nhiệm pháp lí.
B. trạng thái sức khỏe tâm thần.
C. thành phần và địa vị xã hội.
D. tâm lí và yếu tố thể chất.

Câu 2: Công dân dù ở cương vị nào, khi vi phạm pháp luật đều bị xử lí theo quy định là thể hiện công dân bình đẳng về

A. kinh tế – văn hóa.
B. quyền và nghĩa vụ.
C. trách nhiệm pháp lí.
D. chính trị – ngoại giao.

Câu 3: Theo quy định của pháp luật, quyền và nghĩa vụ của công dân không

A. liên quan với nhau.
B. tác động nhau.
C. ảnh hưởng đến nhau.
D. tách rời nhau.

Câu 4: Việc nam, nữ có vị trí, vai trò ngang nhau, được tạo điều kiện và cơ hội phát huy năng lực của mình cho sự phát triển của cộng đồng, của gia đình và thụ hưởng như nhau về thành quả của sự phát triển đó là nội dung của khái niệm

A. bình đẳng giới.
B. phúc lợi xã hội.
C. an sinh xã hội.
D. bảo hiểm xã hội.

Câu 5: Nam, nữ bình đẳng trong việc tiếp cận và hưởng thụ các chính sách về giáo dục, đào tạo, là nội dung cơ bản của pháp luật về bình đẳng giới trên lĩnh vực nào dưới đây?

A. Hôn nhân và gia đình
B. Giáo dục và đào tạo.
C. Khoa học và công nghệ.
D. Chính trị và xã hội.

Câu 6: Việc đảm bảo một tỷ lệ thích đáng nữ đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp là phù hợp với mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới trên lĩnh vực

A. chính trị.
B. kinh tế.
C. gia đình.
D. văn hóa.

Câu 7: Những chính sách phát triển kinh tế- xã hội mà Nhà nước ban hành cho vùng đồng bào dân tộc và miền núi, vùng sâu vùng xa là góp phần thực hiện tốt quyền bình đẳng giữa các dân tộc về

A. kinh tế.
B. văn hóa.
C. chính trị
D. xã hội.

Câu 8: Cùng với tiếng phổ thông, các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết của mình là thể hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc trong lĩnh vực

A. tôn giáo.
B. văn hóa.
C. giáo dục.
D. tín ngưỡng.

Câu 9: Theo quy định của pháp luật, mọi tôn giáo hợp pháp đều có quyền được

A. tổ chức ngân hàng riêng.
B. tổ chức quân đội riêng.
C. tổ chức sinh hoạt tôn giáo.
D. tổ chức chống phá nhà nước.

Câu 10: Chùa, nhà thờ, thánh đường, thánh thất được gọi chung là

A. các cơ sở truyền đạ
B. các cơ sở vui chơi.
C. trụ sở họp hành tôn giáo.
D. các cơ sở tôn giáo.

Câu 11: Khi tham gia quản lý nhà nước và xã hội, công dân cần chấp hành những

A. quy tắc coi trọng lợi ích.
B. quy tắc bản thân đề ra.
C. quy tắc dĩ công vi tư.
D. quy tắc sinh hoạt công cộng.

Câu 12: Theo quy định của pháp luật, công dân thực hiện quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội trong trường hợp nào sau đây?

A. Đóng góp ý kiến vào dự thảo Luật.
B. Đăng ký hiến máu nhân đạo.
C. Tham khảo dịch vụ trực tuyến.
D. Khám tuyển nghĩa vụ quân sự.

PHẦN II. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ĐÚNG – SAI

Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.

Câu 1: Câu trắc nghiệm đúng sai. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.

Điều 3 Bộ luật Dân sự năm 2013 quy định: “Mọi cá nhân, pháp nhân đều bình đẳng, không được lấy bất kỳ lý do nào để phân biệt đối xử; được pháp luật bảo hộ như nhau về các quyền nhân thân và tài sản”. Nguyên tắc này được áp dụng đối với mọi chủ thể của quan hệ dân sự, kể cả giữa cơ quan nhà nước với các cá nhân trong quan hệ dân sự. Bình đẳng trong quan hệ dân sự nghĩa là sự ngang bằng về dân tộc, giới tính, thành phần xã hội, hoàn cảnh kinh tế, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ văn hóa, nghề nghiệp của các chủ thể. Các chủ thể không được lấy lý do khác biệt về các yếu tố này để đối xử bất bình đẳng với nhau. Không một chủ thể nào có đặc quyền, đặc lợi so với các chủ thể khác trong quan hệ dân sự. Pháp luật nghiêm cấm các hành vi mang tính quyền lực của một bên đối với bên kia trong giao dịch dân sự.

A. Công dân chỉ được bình đẳng về quyền và nghĩa vụ khi đã đủ tuổi trưởng thành.

B. Trong cùng điều kiện, công dân được hưởng quyền và thực hiện nghĩa vụ như nhau.

C. Mức độ sử dụng quyền và thực hiện nghĩa vụ của mỗi người là không giống nhau.

D. Nhà nước và công dân không thể bình đẳng với nhau về quyền và nghĩa vụ.

Câu 2: Câu trắc nghiệm đúng sai. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai:

Vợ chồng bình đẳng với nhau trong quan hệ dân sự và các quan hệ khác liên quan đến hôn nhân và gia đình; có quyền, nghĩa vụ ngang nhau trong sở hữu tài sản chung, bình đẳng trong sử dụng nguồn thu nhập chung của vợ, chồng và quyết định các nguồn lực trong gia đình; bình đẳng với nhau trong quan hệ dân sự và các quan hệ khác liên quan đến hôn nhân và gia đình cũng như trong việc bàn bạc, quyết định lựa chọn và sử dụng biện pháp kế hoạch hoá gia đình phù hợp, sử dụng thời gian nghỉ chăm sóc con ốm theo quy định của pháp luật. Con trai, con gái được gia đình chăm sóc, giáo dục và tạo điều kiện như nhau để học tập, lao động, vui chơi, giải trí và phát triển.

A. Vợ và chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong việc lựa chọn và sử dụng biện pháp kế hoạch hoá gia đình là thể hiện quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng.

B. Bình đẳng giới trong gia đình thể hiện ở việc giữa vợ và chồng đều có quyền và nghĩa vụ ngang nhau đối với tài sản chung.

C. Bình đẳng giới trong gia đình chỉ gắn liền với quyền bình đẳng giữa vợ và chồng trong quan hệ nhân thân và tài sản.

D. Đối với nguồn thu nhập chung của vợ và chồng thì cả hai đều có quyền ngang nhau trong việc sở hữu, sử dụng và định đoạt nó.

Câu 3: Câu trắc nghiệm đúng sai. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai:

Anh H, một thanh niên người dân tộc thiểu số, sau khi tốt nghiệp THPT, anh được nhà nước hỗ trợ 50 triệu đồng để phát triển kinh tế gắn với du lịch cộng đồng. Sau 3 năm triển khai dự án, mô hình của anh H đã mang lại thu nhập cho bản thân anh và các hộ dân trong bản. Thấy anh H là thanh niên có khát vọng làm giàu, ủy ban nhân dân huyện đã đề cử anh H đi học đại học theo chế độ cử tuyển. Nhận thấy đây là cơ hội để nâng cao trình độ và có thể có cơ hội giúp địa phương nhiều hơn nên anh H đã đồng ý tham gia

A. Anh H đã được thực hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc trên lĩnh vực kinh tế.

B. Anh H đã chưa được thực hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc trên lĩnh vực giáo dục.

C. Nhà nước đã tạo điều kiện để đồng bào các dân tộc được thực hiện quyền bình đẳng.

D. Anh H đã được thực hiện quyền bình đẳng của công dân theo quy định của pháp luật.

Câu 4: Câu trắc nghiệm đúng sai. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai:

Đến năm 2018, Việt Nam đã công nhận và cấp đăng kí hoạt động cho 43 tổ chức, thuộc 16 tôn giáo với trên 26 triệu tín đồ, 55 870 chức sắc, 145 561 chức việc, 29 396 cơ sở thờ tự. Các tổ chức tôn giáo và đại bộ phận chức sắc, chức việc, nhà tu hành hoạt động tôn giáo đúng quy định của pháp luật, đóng góp tích cực vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tuy nhiên, với tác động của tình hình quốc tế, mặt trái của toàn cầu hóa và cơ chế thị trường, âm mưu “chính trị hoá tôn giáo" của các thế lực thù địch đã làm cho đời sống tôn giáo bị tác động và không ngừng biến đổi, tiềm ẩn nhiều “nguy cơ".

A. Các tôn giáo ở Việt Nam là một bộ phận không thể tách dời của toàn thể dân tộc Việt Nam.

B. Mọi tổ chức tôn giáo được pháp luật công nhận đều được hoạt động theo tôn chỉ của mình.

C. Các tôn giáo góp phần quan trọng vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc.

D. Hoàn thiện hệ thống pháp luật về tôn giáo sẽ ngăn chặn các âm mưu lợi dụng tôn giáo để phá hoại đất nước.

PHẦN III. CÂU HỎI TỰ LUẬN

Câu 1 ( 2 điểm): Chị H làm công nhân tại nhà máy X. Trong quá trình làm việc, chị thường bị áp lực vì những lời lẽ khó nghe và sự phân biệt đối xử giữa nam và nữ của quản đốc phân xưởng là anh D. Sau khi tìm hiểu các quy định của pháp luật, chị H đã quyết định gửi đơn khiếu nại tới phòng tổ chức cán bộ về những việc làm vi phạm bình đẳng giới của anh D. Sau khi tiếp nhận anh Y cán bộ chức năng đã cho xác minh và ra kết luận về những nội dung mà chị H khiếu nại là đúng và ra quyết định kỷ luật đối với anh D.

a) Nội dung trên đề cập đến vấn đề bình đẳng giới trong lĩnh vực nào?Em nhận xét như thế nào về suy nghĩ và hành động của chị H?

b) Theo em, cơ sở pháp lý nào làm căn cứ để giải quyết vấn đề giữa chị H và anh D. Việc áp dụng bình đẳng giới hoạt động của các doanh nghiệp có cần thiết không, vì sao?

Câu 2 ( 1 điểm): Để giúp con trai mình là anh V trúng cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã, ông T đã cùng vợ của mình đi vận động và biếu quà cho các bà con trong thôn để họ bỏ phiếu cho anh V. Đồng thời, nếu ai không đồng ý với yêu cầu thì ông T lại có hành vi de dọa.

Theo em, hành vi của vợ chồng ông T có vi phạm quy định của pháp luật về quyền bầu cử của công dân không? Nếu có, hành vi đó phải chịu hậu quả như thế nào?

...............

Tải file tài liệu để xem thêm Đề thi giữa kì 2 Giáo dục kinh tế và Pháp luật 11 Cánh diều

Chia sẻ bởi: 👨 Trịnh Thị Thanh

Chọn file cần tải:

Xác thực tài khoản!

Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Số điện thoại chưa đúng định dạng!
Số điện thoại này đã được xác thực!
Bạn có thể dùng Sđt này đăng nhập tại đây!
Lỗi gửi SMS, liên hệ Admin
Sắp xếp theo
👨
Đóng
Chỉ thành viên Download Pro tải được nội dung này! Download Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm
Chia sẻ
Chia sẻ FacebookChia sẻ Twitter
Đóng