Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Công nghệ 11 năm 2023 - 2024 Ôn tập giữa kì 2 Công nghệ 11 sách KNTT, CD

Đề cương ôn tập giữa kì 2 môn Công nghệ 11 năm 2023 - 2024 là tài liệu rất hay dành cho các bạn học sinh tham khảo. Tài liệu bao gồm đề cương giữa kì 2 môn Công nghệ 11 sách Cánh diều, Kết nối tri thức và Chân trời sáng tạo.

Đề cương giữa học kì 2 Công nghệ 11 giúp các bạn làm quen với các dạng bài tập, nâng cao kỹ năng làm bài và rút kinh nghiệm cho bài thi giữa học kì 2 lớp 11. Từ đó có định hướng, phương pháp học tập để đạt kết quả cao trong các bài kiểm tra. Vậy sau đây là trọn bộ đề cương giữa kì 2 Công nghệ 11 năm 2023 - 2024 mời các bạn theo dõi.

Đề cương ôn tập giữa kì 2 Công nghệ 11 Kết nối tri thức

I. Trắc Nghiệm

Câu 1: Đâu không phải ý nghĩa của việc bảo quản thức ăn chăn nuôi?

A. Đảm bảo chất lượng thức ăn, giúp thức ăn giữ được giá trị dinh dưỡng, giảm thiệt hại do hư hỏng và an toàn cho vật nuôi.
B. Tăng sức cạnh tranh với các đối thủ cùng ngành.
C. Dự trữ thức ăn trong thời gian cho phép.
D. Tiết kiệm chi phí thức ăn.

Câu 2: Thức ăn chăn nuôi công nghiệp gồm hai loại, đó là:

A. Thức ăn chuyên công nghiệp và thức ăn bán công nghiệp
B. Thức ăn nông nghiệp và thức ăn thuỷ sản
C. Thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh, thức ăn đậm đặc
D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 3: Đâu là công nghệ cao được ứng dụng trong bảo quản thức ăn chăn nuôi

A. Sử dụng chất bảo quản có nguồn gốc sinh học
B. Bảo quản thức ăn bằng bao tải
C. Sử dụng chất bảo quản có nguồn gốc hóa học
D. Bảo quản thức ăn bằng nhà kho

Câu 4: Ý nào dưới đây không thích hợp với nơi bảo quản thức ăn chăn nuôi?

A. Có ánh nắng chiếu trực tiếp
B. Cao ráo, khô, thoáng khí
C. Tránh nắng, mưa
D. Tránh sự xâm hại của côn trùng, chuột

Câu 5: Để bảo quản rơm lúa sau khi thu cắt bằng phương pháp phơi khô thì ta làm thế nào?

A. Cho vật nuôi ăn ngay lập tức, càng nhanh càng tốt.
B. Phơi khô rơm lúa một cách tự nhiên và đóng bánh hoặc cuộn thành khối, sau đó bảo quản trong kho hoặc nơi cao ráo có mái che và khô thoáng.
C. Phơi khô rơm lúa ở trong lò nung và đóng thành tảng để duy trì dưỡng chất, sau đó bảo quản ở nơi có nhiệt độ cao, khô thoáng
D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 6: Đâu là một phương pháp bảo quản thức ăn thô?

A. Bảo quản bằng phương pháo oxi hoá – khử
B. Bảo quản bằng phương pháp đóng băng
C. Bảo quản bằng phương pháp vôi hoá
D. Bảo quản bằng phương pháp kiềm hoá

Câu 7: Bảo quản bằng phương pháp ủ chua: Thức ăn thô, xanh được ủ chua trong túi, trong silo hoặc hào ủ. Lactic acid sinh ra trong quá trình ủ chua sẽ:

A. Ức chế các vi sinh vật gây hư hỏng và gây bệnh, giúp kéo dài thời gian bảo quản thức ăn 3 – 6 tháng
B. Làm gia tăng lượng vi sinh vật có lợi nhằm duy trì tính nguyên vẹn của thức ăn từ 3 – 6 tháng.
C. Phủ lên bề mặt thức ăn một lớp bảo vệ nhằm chống lại sự tác động của môi trường xung quanh, giúp duy trì thức ăn được lâu hơn.
D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 8: Đâu là công thức ủ chua thức ăn thô, xanh hợp lí?

A. 10 kg cây ngô tươi (rau tươi) + 0.05 kg muối + 2 kg đường hoặc rỉ mật.
B. 10 kg cây ngô tươi (rau tươi) + 0.5 kg muối + 0.2 kg đường hoặc rỉ mật.
C. 10 kg cây ngô tươi (rau tươi) + 0.05 kg muối + 0.2 kg đường hoặc rỉ mật.
D. 10 kg cây ngô tươi (rau tươi) + 0.5 kg muối + 2 kg đường hoặc rỉ mật.

Câu 9: Ở bước xử lí nguyên liệu khi thực hành phương pháp ủ men tinh bột, bánh men rượu gạo cần được:

A. Nghiền nhỏ, rây loại bỏ trấu
B. Nghiền nát bét thành bột mịn
C. Rang lại để tăng tính khả năng chống chịu
D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 10: Hiện nay các nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi công nghiệp hiện đại đang hướng đến tiêu chỉ 3 “không”:

A. Không tiền, không nói chuyện, không giải quyết vấn đề.
B. Không ăn, không uống, không làm sao.
C. Không bụi, không mùi và không chất thải.
D. Không chất cấm, không ô nhiễm môi trường, không phá sản.

Câu 11: Khi ủ men bột sắn thì khi ủ xong phải có màu gì?

A. Vàng nâu
B. Vàng ươm
C. Vàng rơm
D. Trắng xám

Câu 12: Trong quy trình sản xuất thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh ở quy mô công nghiệp, công việc nào cần làm trước công việc “hấp chín bằng hệ thống hơi nước”?

A. Phối trộn các nguyên liệu theo công thức tính toán sẵn
B. Ép viên, làm nguội
C. Sàng phân loại viên
D. Chuyển vào bồn chứa

Câu 13: Cho các hoạt động sau:

-Phơi 1 – 2 ngày nếu hàm lượng nước lớn hơn 75%.

-Băm nhỏ 3 – 5 cm để nén được chặt - tạo điều kiện yếm khí.

-Bổ sung rỉ mật đường hoặc tinh bột.

Các hoạt động này thuộc bước nào của quy trình ủ chua thức ăn thô, xanh?

A. Chuẩn bị nguyên liệu
B. Xử lí nguyên liệu
C. Ủ chua
D. Sử dụng

Câu 14: Bệnh tụ huyết trùng ở lợn thuộc loại bệnh gì?

A. Bệnh truyền nhiễm
B. Bệnh không truyền nhiễm
C. Bệnh kí sinh trùng
D. Bệnh di truyền

Câu 15: Bệnh dịch tả lợn cổ điển là:

A. Bệnh truyền nhiễm do virus nhóm A gây ra, tác động đến lợn ở nhiều góc độ, làm mất hệ miễn dịch và lây lan nhanh ra đồng loại.
B. Bệnh truyền nhiễm do virus gây ra ở mọi lứa tuổi của lợn với mức độ lây lan rất mạnh và tỉ lệ chết cao 80 – 90%.
C. Bệnh kí sinh do các loại vi khuẩn có hại gây ra cho lợn ở tuổi trưởng thành. Kí sinh trùng bộc phát nhanh chóng trong cơ thể và lây lan sang cơ thể của con vật khác.
D. Bệnh kí sinh do các loại vi khuẩn có hại gây ra cho lợn ở mọi độ tuổi. Kí sinh trùng bộc phát nhanh chóng trong cơ thể và lây lan sang cơ thể của con vật khác.

............

Đề cương ôn tập giữa kì 2 Công nghệ 11 Cánh diều

I. Phần trắc nghiệm (7 điểm)

Hãy chọn đáp án đúng nhất

Câu 1.1: Đâu là ứng dụng công nghệ sinh học trong phòng, trị bệnh cho vật nuôi?

1) Sản xuất thuốc kháng sinh

2) Phát hiện sớm virus gây bệnh

3) Sản xuất vaccine DNA tái tổ hợp

A. 0
B.1
C.2
D.3

Câu 1.2: Việc ứng dụng công nghệ sinh học trong phòng, trị bệnh cho vật nuôi đem lại cho ngành chăn nuôi lợi ích gì?

A. Giúp con người không bao giờ phải lo toan đến sức khoẻ của con vật nữa.
B. Giúp việc chăm sóc, điều trị bệnh cho vật nuôi được nhanh chóng, hiệu quả, tốn ít chi phí hơn.
C. Giúp vật nuôi trở nên khoẻ mạnh vô cùng, chống chịu được mọi loại bệnh tật.
D. Giúp con vật lớn nhanh, tăng khả năng sản xuất.

Câu 2.1: Bệnh gây tụ huyết từng mảng và xuất huyết ở một số vùng như niêm mạc mắt, miệng, mũi, da là đặc điểm của bệnh.

A. Bệnh Newcastle
B. Bệnh tụ huyết trùng trâu, bò
C. Bệnh cúm gia cầm
D. Bệnh lở mồm, long móng

Câu 2.2: Mầm bệnh của bệnh tụ huyết trùng trâu bò là:

A. Vi khuẩn Gram dương Pasteurella
B. Vi khuẩn Gram dương Peptidoglycan
C. Vi khuẩn Gram âm Pasteurella
D. Vi khuẩn Gram âm Peptidoglycan

Câu 3.1: Lợi ích của chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGAP là

1) Bảo vệ môi trường và truy xuất nguồn gốc sản phẩm.

2) Đảm bảo phúc lợi xã hội, sức khỏe người sản xuất và người tiêu dùng.

3) Đảm bảo vật nuôi được nuôi dưỡng để đạt được các yêu cầu về chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm.

A. 0
B.1
C.2
D.3

Câu 3.2: Phương thức quản lí "cùng vào - cùng ra" theo thứ tự ưu tiên nào sau đây?

A. cả khu → từng chuồng → từng dãy chuồng → từng ô
B. từng ô → từng chuồng → từng dãy chuồng → cả khu
C. cả khu → từng dãy chuồng → từng chuồng → từng ô
D. từng ô → từng dãy chuồng → từng chuồng → cả khu

Câu 4.1: Mỗi con lợn thịt 35kg, cần được cung cấp lượng thức ăn trung bình mỗi ngày là?

A. 1.05 kg
B. 1,4 kg
C. 1,75 kg
D. 2,1 kg

Câu 4.2: Diện tích mỗi ô của chuồng nuôi lợn thịt công nghiệp là:

A. 5 m2/con
B. 2 m2/con
C. 0.7 m2/con
D. 0.25 m2/con

Câu 5.1: Hướng chuồng nuôi nên chọn theo hướng nào?

A. Đông.
B. Nam.
C. Tây.
D. Tây – Nam.

Câu 5.2: Đâu là yêu cầu về mặt bằng xây dựng trong xây dựng chuồng nuôi?

A. Tính toán phù hợp với quy mô chăn nuôi, đảm bảo đủ diện tích cho từng con vật nuôi (khách sạn, nhà hàng, sân golf, bể bơi,...).
B. Tính toán phù hợp với quy mô chăn nuôi, đảm bảo đủ diện tích cho từng con vật nuôi (nơi ở, máng ăn, máng uống, sân chơi,...).
C. Xây dựng càng lớn càng tốt, tận dụng mọi nguồn lực về cơ sở vật chất, không gian.
D. Xây dựng càng nhỏ càng tốt, tối ưu mọi nguồn lực về cơ sở vật chất, không gian.

Câu 6.1: Duy trì nhiệt độ trong chuồng nuôi gà đẻ trứng bao nhiêu là phù hợp?

A. 10 – 20 0C
B. 18 – 25 0C
C. 25 – 38 0C
D. 30 – 40 0C

Câu 6.2: “Gà con khi mới nở, cần bố trí quây úm cho gà con mới nở ngay tại chuồng. Sử dụng bìa cứng, cót ép, tấm nhựa,... có chiều cao 40 – 50 cm, đường kính từ 2,5 – 3 m quây úm cho 300 – 500 gà con. Trong quây có bố trí đèn sưởi, máng ăn, máng uống.”

Đây là yêu cầu kĩ thuật cho kiểu chuồng nào?

A. Chuồng nuôi gà thịt.
B. Chuồng gà đẻ nuôi nền.
C. Chuồng gà đẻ nuôi lồng.
D. Chuồng gà nuôi trên không.

Câu 7.1: Biện pháp nào sau đây không đúng khi chăm sóc lợn thịt?

A. Sử dụng dụng cụ khai thác sữa phù hợp
B. Tiêm vaccine đầy đủ theo quy định
C. Hàng ngày phải làm vệ sinh chuồng, máng ăn, máng uống sạch sẽ.
D. Sử dụng các biện pháp chống nóng, chống rét phù hợp

Câu 7.2: Phân loại thành “chuồng lợn nái hậu bị, chuồng lợn nái đẻ, chuồng gà thịt,…” là kiểu phân loại nào?

A. Theo đối tượng vật nuôi.
B. Theo giai đoạn sinh trưởng.
C. Theo quy mô chăn nuôi.
D. Theo sở thích của người nuôi.

Câu 8.1: Có thể sử dụng thuốc kháng sinh Streptomycin để điều trị bệnh nào sau đây?

A. Bệnh cúm gia cầm
B. Bệnh Newcastle
C. Bệnh tụ huyết trùng
D. Bệnh Newcastle và bệnh cúm gia cầm

Câu 8.2: Bệnh nào dưới đây có thể lây lan nhanh thành dịch?

A. Bệnh giun đũa
B. Bệnh cúm gia cầm.
C. Bệnh ghẻ.
D. Bệnh viêm khớp.

..............

Tải file tài liệu để xem thêm Đề cương ôn tập giữa kì 2 Công nghệ 11 Cánh diều

Chia sẻ bởi: 👨 Trịnh Thị Thanh
Mời bạn đánh giá!
  • Lượt tải: 203
  • Lượt xem: 2.134
  • Dung lượng: 29,6 KB
Sắp xếp theo