Văn mẫu lớp 10: Dàn ý nghị luận về một vấn đề xã hội (6 Mẫu) Những bài văn hay lớp 10

Văn mẫu lớp 10: Dàn ý nghị luận về một vấn đề xã hội bao gồm 6 mẫu chi tiết đầy đủ nhất để các em học sinh tham khảo ôn luyện kiến thức để biết cách triển khai bài văn nghị luận xã hội hay.

Viết bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội là kiểu bài văn trình bày quan điểm, ý kiến đánh giá, bàn bạc của người viết về một vấn đề xã hội nhằm thuyết phục người đọc đồng tình quan điểm với mình. Vậy dưới đây là 6 mẫu dàn ý nghị luận về vấn đề xã hội hay nhất, mời các bạn đón đọc. Ngoài ra các bạn xem thêm nhiều tài liệu khác tại chuyên mục Văn 10 Cánh diều.

Dàn ý nghị luận về sức mạnh của ý chí con người

I Mở bài:

- Giới thiệu vấn đề xã hội cần bàn luận: Sức mạnh ý chí của con người trong cuộc sống.

II. Thân bài:

1. Giải thích:

- Rút ra vấn đề nghị luận từ các đoạn trích.

- Ý chí: là nghị lực vươn lên trong cuộc sống, khi gặp khó khăn cũng không lùi bước, quyết tâm vượt qua mọi khó khăn để hoàn thành mục tiêu.

- Sức mạnh ý chí có vai trò quan trọng trong cuộc sống.

2. Bàn luận về sức mạnh ý chí của con người:

- Biểu hiện của người có sức mạnh ý chí:

  • Người có sức mạnh ý chí là người luôn lạc quan trong cuộc sống, khi gặp khó khăn họ sẽ tìm cách để vượt qua những khó khăn, thử thách chứ không chịu đầu hàng.
  • Người có sức mạnh ý chí sẽ không ngừng học hỏi, luôn nỗ lực để hoàn thiện bản thân.

- Dẫn chứng về người có sức mạnh ý chí:

  • Trong tác phẩm văn học: nhân vật Hê-ra-clét và nhân vật Đăm Săn.
  • Trong đời sống: thầy Nguyễn Ngọc Ký.

- Ý nghĩa của sức mạnh ý chí:

  • Sức mạnh ý chí có vai trò quan trọng trong việc khẳng định bản thân và sự thành công của mỗi người.
  • Sức mạnh ý chí giúp con người sống có mục tiêu, hành động rõ ràng và luôn luôn biết cố gắng để đạt được mục tiêu.

3. Phê phán:

- Phê phán những người hèn nhát, dám nghĩ nhưng không dám làm.

- Phê phán những người không có ý chí, nghị lực, thấy khó khăn đã vội nản chí.

4. Bài học:

- Cần phải trau dồi, rèn luyện bản thân để không bị gục ngã khi gặp khó khăn, thất bại.

- Cần có thái độ sống tích cực, biết vươn lên để khẳng định mình.

III. Kết bài:

- Khẳng định và đánh giá khái quát lại vấn đề đã bàn luận: Vai trò quan trọng của sức mạnh ý chí đối với mỗi con người.

Xem thêm: Nghị luận về sức mạnh của ý chí con người trong các đoạn trích Hê-ra-clét đi tìm táo vàng và Chiến thắng Mtao Mxây

Dàn ý những tấm gương vượt qua số phận của chính mình

1. Mở bài: Dẫn dắt và giới thiệu về vẻ đẹp của những con người vượt qua số phận của chính mình

2. Thân bài:

+ Giới thiệu khái quát một số tấm gương vượt qua số phận tiêu biểu -> vẻ đẹp chung của họ

+ Giải thích khái niệm ý chí, nghị lực và sức mạnh của phẩm chất tinh thần

+ Lí giải vì sao ý chí, nghị lực có thẻ trở thành sức mạnh giúp con người vượt qua những khó khăn, thử thách tưởng như không thể vượt qua

+ Chứng minh: Nêu lên và phân tích các ví dụ trong cuộc sống và trong văn học về những con người đã vượt qua số phận, đã chiến thắng nhờ có ý chí mạnh mẽ

+ Bình luận

3. Kết luận: khẳng định và đánh giá khái quát lại vấn đề

Xem thêm: Bài văn nghị luận về những tấm gương vượt qua số phận chính mình 

Dàn ý nghị luận về thói vô trách nhiệm

I. Mở bài:

- Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: Thói vô trách nhiệm của các cá nhân trong xã hội hiện nay.

II. Thân bài:

1. Giải thích khái niệm?

- Vô trách nhiệm là thái độ không nhiệt tình, không quan tâm, làm không triệt để tới bất cứ một vấn đề gì đó thuộc phạm vi quản lí của bản thân.

- Thói vô trách nhiệm được ví với một loại axit vô hình, loại axit này không nhìn thấy được bằng mắt thường và như vậy, vô hình chung nó gây ra tổn thất khá nặng nề, ăn mòn cả xã hội mà chúng ta không hề hay biết.

2. Biểu hiện của thói vô trách nhiệm

– Không quan tâm, thờ ơ với mọi người xung quanh

– Có lối sống buông thả, tới đâu hay tới đó

– Luôn thờ ơ với công việc, không có ý thức khi làm việc

– Thờ ơ với bạn bè, gia đình, người thân

– Luôn cho rằng mình đúng, luôn chối bỏ những điều mình làm sai, không chịu nhận lỗi sửa sai

3. Tác hại, hậu quả của thói vô trách nhiệm

- Tạo ra những sản phẩm không hoàn thiện, tạo ra những nhân cách không hoàn hảo.

- Chất lượng công việc không cao.

– Làm cho đạo đức của con người dần đi xuống

– Mối quan hệ giữa con người với con người ngày càng xa cách

– Kìm hãm sự phát triển của đất nước

4. Bài học nhận thức và hành động

- Làm việc có kế hoạch và hoàn thành theo đúng chỉ tiêu và thời gian.

- Lưu tâm tới tất cả những gì thuộc trách nhiệm sở hữu của bản thân.

III. Kết bài

– Bản thân mỗi người cần nhận thức rõ về tác hại của thói vô trách nhiệm để không mắc phải

– Không ngừng nâng cao ý thức trách nhiệm trong công việc và trong cuộc sống.

Xem thêm: Viết bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội

Dàn ý Nghị luận về biến đổi khí hậu

1. Mở bài

Dẫn dắt, nêu sơ lược những hiểu biết của em về biến đổi khí hậu. Khái quát ý kiến, nhận định của em về vấn đề này ( nghiêm trọng, cần có biện pháp giải quyết hữu hiệu, ảnh hưởng rộng khắp,...)

2. Thân bài

- Trình bày cụ thể hơn nhận định, hiểu biết của em về hiện trạng biến đổi khí hậu trên thế giới hiện nay:

- Nêu khái niệm biến đổi khí hậu (theo cách em hiểu)

- Những biểu hiện cụ thể:

  • Thời tiết thay đổi thất thường: nhiệt độ tăng cao, mưa trái mùa, tuyết rơi sớm,...
  • Sự biến đổi của khí quyển: tầng ozon ngày càng mỏng, một số nơi mất lớp bảo vệ khiến các tia phóng xạ có hại lọt vào bầu khí quyển,...
  • Động thực vật biến đổi để thích nghi (động di chuyển sang môi trường sống mới; thực vật biến đổi bề ngoài như: hệ rễ, cấu tạo, chức năng bộ phận,...)
  • Ảnh hưởng đến con người

- Nguyên nhân: (phần lớn do tác động của con người)

  • Khai thác khoáng sản quá mức( các loại quặng mỏ quý hiếm, các loại thường dùng trong công nghiệp,...) sinh ra lượng bụi và nước thải lớn, các nguyên tố phóng xạ.
  • Chặt phá rừng phòng hộ, săn giết động vật trái phép ( nêu một số ví dụ cụ thể nếu biết)
  • Lãng phí nguồn nước ( nước ngọt trong sinh hoạt, sản xuất,...dẫn chứng)
  • Không kiểm soát chặt chẽ rác thải sinh hoạt và chất thải công nghiệp ( cho ví dụ cụ thể: các bãi rác tự phát, các nhà máy xả chất thải chưa qua xử lý,...) dẫn đến ô nhiễm nghiêm trọng(môi trường sinh hoạt, nguồn nước, đất,...)
  • Ý thức cá nhân và cộng đồng chưa cao(xem nhẹ hậu quả biến đổi khí hậu, xem việc gìn giữ môi trường sống là việc của riêng một cá nhân hay đoàn thể nào đó, vì lợi ích nhất thời nên cố ý bỏ qua,...)
  • Các nguyên nhân khác ( rủi ro trong công nghiệp hạt nhân, công nghiệp vũ trụ, quốc phòng,...)

- Hậu quả:

  • Mất cân bằng sinh thái
  • Thảm thực vật xói mòn, động vật diệt tuyệt nhiều loài : môi trường sống thay đổi đột ngột khiến nhiều loài không thích ứng được dẫn đến suy thoái, tuyệt diệt ( dẫn chứng cụ thể một vài loài mà em biết. ví dụ: chim cánh cụt ở Nam Cực, các loài bướm ở Tây Ban Nha, các loài san hô, cây Lobelia, chuột Bramble Cay…)
  • Ô nhiễm nguồn nước dẫn đến thiếu nước sinh hoạt, sản xuất.
  • Thiên tai thường xảy ra ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống con người(lũ quét, sạt lở, các cơn bão lớn,...)
  • Môi trường sống con người ngày càng thu hẹp và khắc nghiệt( hiện tượng băng tan ở 2 cực, sa mạc hóa do biến đổi khí hậu,...)
  • Bệnh tật phát sinh và lây lan nhanh chóng, sức khỏe con người ngày càng kém (môi trường ô nhiễm mang theo nhiều mầm bệnh)
  • Các hậu quả khác

- Biện pháp:

  • Cơ quan chức năng kiểm soát chặt chẽ, nghiêm cấm phá rừng, cấm săn giết động vật bừa bãi.
  • Khai thác hợp lý các nguồn khoáng sản
  • Mỗi cá nhân xây dựng ý thức bảo vệ môi trường (tham gia trồng cây, trồng rừng phòng hộ, bỏ rác đúng nơi quy định, xử lý chất thải hợp lý,...)
  • Các biện pháp khác

3. Kết bài

Khẳng định lại vấn đề đã khái quát ở phần mở bài ( cái nhìn, mức độ nghiêm trọng của biến đổi khí hậu đối với môi trường sống của cá nhân, công đồng, xã hội,...). Đưa ra ý kiến, phương hướng, lời khuyên.

Dàn ý nghị luận về tinh thần vượt khó

1. Mở bài: Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: tinh thần vượt khó của lớp trẻ hiện nay.

Lưu ý: Học sinh tự lựa chọn cách dẫn trực tiếp hoặc gián tiếp tùy thuộc vào khả năng của mình.

2. Thân bài

a. Giải thích

  • Tinh thần vượt khó: sẵn sàng đối mặt với khó khăn, thử thách trong cuộc sống với một tinh thần, năng lượng tích cực.
  • Là một con người và đặc biệt là giới trẻ, chúng ta cần có tinh thần vượt khó để hướng đến một cuộc sống tốt đẹp hơn.

b. Phân tích

- Biểu hiện của người có tinh thần vượt khó

  • Biết phấn đấu, vươn lên trong cuộc sống của mình, nỗ lực hết sức để mong muốn đạt được những thành tựu cho riêng mình.
  • Khi vấp ngã không chán nản, buông xuôi mà tìm cách đứng dậy sau vấp ngã để đi tiếp con đường mình đã chọn.
  • Biết yêu thương những người xung quanh, luôn muốn lan tỏa những thông điệp tích cực ra xã hội, làm cho xã hội này tốt đẹp hơn.

- Lợi ích của tinh thần vượt khó

  • Mang đến cho con người những thành quả sau bao nỗ lực, cố gắng.
  • Giúp chúng ta tôi luyện những phẩm chất quý giá: chăm chỉ, cần cù, lạc quan.
  • Khiến chúng ta được người khác yêu thương, tin tưởng và học tập theo.

c. Chứng minh

  • Học sinh tự lấy dẫn chứng để minh họa cho bài làm của mình.
  • Lưu ý: dẫn chứng phải tiêu biểu, xác thực, được nhiều người biết đến.

d. Phản biện

  • Trong cuộc sống, có nhiều người bi quan, khi đứng trước khó khăn thử thách không dám đương đầu hoặc luôn chán nản mà gục ngã; khi vấp ngã không đủ tinh thần dũng cảm đứng dậy bước tiếp,… những người này nên bị chỉ trích, phê phán.

3. Kết bài: Khái quát lại vai trò, tầm quan trọng của tinh thần vượt khó của lớp trẻ hiện nay; đồng thời rút ra bài học cho bản thân mình.

Dàn ý nghị luận về Tầm quan trọng của động cơ học tập

1. Mở bài

Nêu vấn đề xã hội cần nghị luận: Tầm quan trọng của động cơ học tập

2. Thân bài

a. Thế nào là động cơ học tập?

Từ khái niệm động cơ để làm rõ khái niệm về động cơ học tập.

+ Theo J. Piaget, “Động cơ là tất cả các yếu tố thúc đẩy cá thể hoạt động nhằm đáp ứng nhu cầu và định hướng cho hoạt động đó”.

+ Theo Phan Trọng Ngọ, “Động cơ học tập là cái mà việc học của họ phải đạt được để thỏa mãn nhu cầu của mình. Nói ngắn gọn, học viên học cái gì thì đó là động cơ học tập của học viên”.

b. Động cơ học tập được hình thành như thế nào?

- Được hình thành dần dần trong quá trình học tạp của học sinh.

- Có thể chia làm hai loại: động cơ bên ngoài (động cơ xã hội) và động cơ bên trong (động cơ hoàn thiện tri thức).

c. Tầm quan trọng của động cơ học tập

Động cơ học tập đúng đắn sẽ kích thích tinh thần học hỏi của học sinh. Từ đó nâng cao hiệu quả và kết quả của việc học.

d. Cần làm gì để kích thích động cơ học tập của học sinh

- Mỗi học sinh cần ý thức được tầm quan trọng của việc học, cần có mục tiêu rõ ràng (Đặt câu hỏi “Học để làm gì?”), có phương pháp học tập đúng đắn.

- Việc hỗ trợ của phụ huynh và giáo viên cũng rất cần thiết. Cha mẹ cần giải thích rõ cho con hiểu về lợi ích của việc học và tác hại nếu như con người không có tri thức để tạo một động cơ học tập tích cực cho con.

- Giáo viên hãy tăng hứng thú trong mỗi giờ học bằng lối giảng truyền cảm, đôi khi pha chút thú vị, thường xuyên thay đổi phương pháp dạy để học sinh tìm kiếm được những điều mới lạ trong những trang sách.

3. Kết bài

Khẳng định tầm quan trọng của động cơ học tập.

Chia sẻ bởi: 👨 Trịnh Thị Thanh
Mời bạn đánh giá!
  • Lượt tải: 62
  • Lượt xem: 32.635
  • Dung lượng: 170,3 KB
Sắp xếp theo