Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Khoa học tự nhiên 8 năm 2023 - 2024 (Sách mới) 7 Đề thi giữa kì 2 KHTN 8 (Có ma trận, đáp án)

Bộ đề thi giữa kì 2 Khoa học tự nhiên 8 năm 2023 - 2024 gồm 7 đề có đáp án chi tiết kèm theo bảng ma trận đề thi. Đề kiểm tra giữa kì 2 Khoa học tự nhiên 8 được áp dụng với cả 3 bộ sách Kết nối tri thức và sách Cánh diều.

Đề kiểm tra giữa kì 2 Khoa học tự nhiên 8 giúp các bạn học sinh nhanh chóng làm quen với cấu trúc đề thi, ôn tập để đạt được kết quả cao trong kì thi giữa học kì sắp tới. Đồng thời cũng là tài liệu tham khảo dành cho quý thầy cô ra đề thi cho các em học sinh của mình. Vậy sau đây là TOP 7 đề kiểm tra Khoa học tự nhiên 8 giữa kì 2 năm 2023 - 2024 sách mới, mời các bạn cùng theo dõi tại đây. Bên cạnh đó các bạn xem thêm: bộ đề thi giữa kì 2 môn tiếng Anh 8.

1. Đề thi giữa học kì 2 môn Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều

1.1 Đề thi giữa học kì 2 môn KHTN 8

PHÒNG GD&ĐT............

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II

Môn: KHTN– Lớp 8

Năm học: 2023 - 2024

Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề)

Phần I. Trắc nghiệm khách quan (5,0 điểm)

Câu 1: Cường độ dòng điện cho biết độ mạnh yếu của:

A. nguồn điện.
B. dòng điện.
C. thiết bị điện trong mạch
D. thiết bị an toàn của mạch

Câu 2: Đơn vị đo cường độ dòng điện là:

A. ampe (A).
B. niutơn (N)
C. héc (Hz)
D. jun (J)

Câu 3: Đơn vị đo hiệu điện thế là:

A. kilôgam (kg).
B. vôn (V)
C. ampe (A).
D. ôm (Ω)

Câu 4: Khi lau kính bằng dẻ khô ta thấy các sợi bông bám vào kính bởi:

A. tấm kính bị nóng lên nên có thể hút các sợi bông
B. nhiệt độ của tấm kính thay đổi do vậy nó hút các sợi bông
C. tấm kính bị nhiễm điện do vậy nó hút các sợi bông
D. khi lau chùi, kính bị xước và hút các sợi bông

Câu 5: Dòng điện được sử dụng trong trường hợp nào dưới dây sẽ có tác dụng hoá học?

A. Thắp sáng các bóng đèn.
B. Làm biến đổi các chất.
C. Làm nóng chảy kim loại.
D. Làm nóng bàn là điện.

Câu 6: Trên một bóng đèn có ghi 12V. Khi đặt vào hai đầu bóng đèn này hiệu điện thế U1 = 7V thì dòng điện chạy qua đèn có cường độ I1, khi đặt hiệu điện thế U2 = 11V thì dòng điện chạy qua đèn có cường độ I2. So sánh I1 và I2 là:

A.I1 = I2
B. I1 < I2
C. I1 > I2
D.Cả 3 đáp án trên đều đúng

Câu 7: Trên một bóng đèn có ghi 6V. Khi đặt vào hai đầu bóng đèn này hiệu điện thế U1 = 3V thì dòng điện chạy qua đèn có cường độ I1, khi đặt hiệu điện thế U2 = 5V thì dòng điện chạy qua đèn có cường độ I2. Để hai bóng đèn sáng bình thường thì phải đặt vào hai đầu bóng đèn một hiệu điện thế là:

A.3V
B. 4V
C. 5V
D. 6V

Câu 8: Nội năng của một vật là:

A. Tổng động năng và thế năng của các phân tử, nguyên tử cấu tạo nên vật.
B. Hiệu động năng và thế năng của các phân tử tạo nên vật.
C. Tổng cơ năng và động năng của các phân tử tạo nên vật.
D. Hiệu cơ năng và động năng của các phân tử tạo nên vật.

Câu 9: Bức xạ nhiệt là:

A. Sự truyền nhiệt bằng các tia nhiệt đi thẳng.
B. Sự truyền nhiệt qua không khí.
C. Sự truyền nhiệt bằng các tia nhiệt đi theo đường gấp khúc.
D. Sự truyền nhiệt qua chất rắn.

Câu 10: Nhóm các vật liệu dẫn nhiệt tốt là:

A. thuỷ tinh, đất, nước
B. len, gỗ, đồng
C. gỗ, thuỷ tinh, nhựa
D. đồng, nhôm, sắt

Câu 11: Trong những ngày rét sờ vào kim loại ta thấy lạnh. Hình thức truyền nhiệt đã xảy ra là

A. đối lưu.
B. bức xạ nhiệt.
C. truyền nhiệt.
D. cả truyền nhiệt, bức xạ nhiệt và đối lưu cùng xảy ra đồng thời.

Câu 12: Đứng gần một bếp lửa, ta cảm thấy nóng. Nhiệt lượng truyền từ ngọn lửa đến người bằng cách nào?

A. Sự đối lưu.
B. Sự dẫn nhiệt của không khí.
C. Sự bức xạ.
D. Chủ yếu là bức xạ nhiệt, một phần do dẫn nhiệt.

Câu 13: Điền vào chỗ trống. "Khi ánh sáng Mặt Trời chiếu tia nhiệt qua kính vào nhà mà các vật và không khí trong nhà kính nhận được nhiệt lượng và nóng lên. Năng lượng do các tia nhiệt từ ngoài vào bên trong nhà kính ... năng lượng do các tia nhiệt từ bên trong nhà kính truyền ra ngoài."

A. nhỏ hơn
B. lớn hơn
C. bằng
D. lúc thì lớn hơn, lúc thì nhỏ hơn

Câu 14: Cơ thể con người có bao nhiêu hệ cơ quan?

A.5
B. 6
C.7
D. 8

Câu 15: Bắp cơ vân có hình dạng như thế nào ?

A.Hình cầu
B. Hình trụ
C. Hình đĩa
D. Hình thoi

Câu 16: Trong ống tiêu hoá ở người, dịch ruột được tiết ra khi nào?

A. Trong ống tiêu hoá ở người, dịch ruột được tiết ra khi nào?
B. Khi thức ăn chạm lên niêm mạc ruột
C. Khi thức ăn chạm vào lưỡi
D. Khi thức ăn chạm vào dạ dày

Câu 17: Người mang nhóm máu AB có thể truyền máu cho người mang nhóm máu nào mà không xảy ra sự kết dính hồng cầu?

A. Nhóm máu O
B. Nhóm máu AB
C. Nhóm máu A
D. Nhóm máu B

Câu 18: Thành phần của máu gồm

A. Huyết tương, tiểu cầu
B. Hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu
C. Huyết tương, hồng cầu
D. Các tế bào máu và huyết tương

Câu 19: Việc làm nào dưới đây có thể gây hại cho men răng của bạn?

A. Uống nước lọc
B. Ăn kem
C. Uống sinh tố bằng ống hút
D. Ăn rau xanh

Câu 20: Để chống vẹo cột sống, cần phải làm gì?

A. Khi ngồi phải ngay ngắn, không nghiêng vẹo
B. Mang vác về một bên liên tục
C. Mang vác quá sức chịu đựng
D. Khi ngồi sao cho thỏa mái nhất

Phần II. Tự luận (5,0 điểm)

Câu 21. (1,75 điểm)

a) (0,75 điểm).) Cho các vật: dây cao su, dây đồng, dây vải, dây xích sắt, dây chỉ, dây cước. Trong các vật trên, vật nào dẫn điện và vật nào cách điện?

b) (1,0 điểm). Em hãy vẽ sơ đồ mạch điện đơn giản gồm: Nguồn điện (1 pin hoặc 2 pin), công tắc (mở hoặc đóng), bóng đèn, điện trở (biến trở).

Câu 22. (1,5 điểm)

a) (0,5 điểm). Kể tên các cách truyền nhiệt.

b) (1,0 điểm) Trình bày ý tưởng khai thác nguồn năng lượng nhiệt trong tự nhiên để phục vụ trong sinh hoạt gia đình.

Câu 23. (0,75 điểm)

Em hãy mô tả cấu tạo sơ lược các cơ quan của hệ vận động?

Câu 24. (1,0 điểm)

Em và những người thân trong gia đình thường thực hiện biện pháp nào để bảo vệ đường tiêu hóa?

1.2 Đáp án đề thi giữa kì 2 KHTN 8

Phần I. Trắc nghiệm khách quan (5,0 điểm) Mỗi ý đúng được 0,25đ

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

`18

19

20

ĐA

B

A

B

C

B

B

D

A

A

D

C

C

B

D

D

C

B

D

B

A

Phần II. Tự luận (5,0 điểm)

Câu

Ý

Nội dung

Điểm

21

(1,75đ)

a

- Vật nào dẫn điện: dây đồng, dây xích sắt.

0,25

- Vật nào cách điện: dây cao su, dây vải, dây chỉ, dây cước.

0,5

b

1,0

22

(1,5đ)

a

Các cách truyền nhiệt: Dẫn nhiệt, đối lưu, bức xạ nhiệt.

0,5

b

- Năng lượng mặt trời: khai thác năng lượng mặt trời bằng cách sử dụng pin mặt trời để thu lại nhiệt và các tia bức xạ từ mặt trời. Sau đó, điện năng thu được từ tấm pin được cung cấp cho bóng đèn, quạt hay các thiết bị điện khác.

0,25

- Năng lượng gió: sử dụng tua bin và máy phát điện để tạo điện năng.

0,25

- Năng lượng thuỷ triều: xây một hồ nước có máy phát điện được bao bọc bởi phần đê có nhiều cửa. Khi thuỷ triều lên, cửa sẽ được mở ra và nước tràn vào hồ làm quay máy phát điện. Khi thuỷ triều rút, một cánh cửa đóng lại thì các cửa ở vị trí thuỷ triều lên lại mở ra. Quy trình lặp lại nhiều lần, dòng nước liên tục chuyển động và tạo thành điện năng.

0,25

- Năng lượng địa nhiệt: năng lượng địa nhiệt được sử dụng để tạo điện năng.

0,25

23

(0,75đ)

- Hệ vận động ở người có cấu tạo gồm bộ xương và hệ cơ;

0,25

- Bộ xương khoảng 206 xương được chia làm ba phần: xương đầu, xương thân và xương chi;

0,25

- Hệ cơ người khoảng 600 cơ gồm các mô cơ, mô liên kết (dây chằng, gân).

0,25

24

(1,0đ)

Những biện pháp nào để bảo vệ đường tiêu hóa:

0,25

- Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lí; luyện tập thể dục thể thao thường xuyên, phù hợp;

- Thực hiện an toàn vệ sinh thực phẩm; vệ sinh răng miệng thường xuyên, đúng cách;

0,25

- Xây dựng thói quen ăn uống lành mạnh; tạo bầu không khí vui vẻ khi ăn;

0,25

- Uống đủ nước, bổ sung chất xơ, lợi khuẩn; hạn chế sử dụng chất kích thích.

0,25

1.3 Ma trận đề thi KHTN lớp 8 giữa kì 2

- Thời điểm kiểm tra: Kiểm tra giữa học kì II, khi kết thúc nội dung chủ đề :Hệ hô hấp ở người

- Thời gian làm bài: 90 phút.

- Hình thức kiểm tra: Kết hợp giữa trắc nghiệm và tự luận (tỉ lệ 50% trắc nghiệm, 50% tự luận).

- Cấu trúc:

+ Mức độ đề: 40% Nhận biết; 30% Thông hiểu; 20% Vận dụng; 10% Vận dụng cao.

+ Phần trắc nghiệm: 5,0 điểm, gồm 20 câu hỏi (Nhận biết: 11 câu; Thông hiểu: (5 câu); Vận dụng (4 câu)

+ Phần tự luận: 5,0 điểm, gồm 4 câu hỏi (Nhận biết: 1 câu-1,25 điểm; Thông hiểu: 1+1/2 câu - 1,75 điểm; Vận dụng:1 câu - 1,0 điểm; Vận dụng cao: 1 câu - 1,0 điểm)

Chủ đề

MỨC ĐỘ

Tổng số

Điểm số

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

Số ý tự luận

Số câu trắc nghiệm

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

Chủ đề 5:

ĐIỆN (12 tiết)

1

(0,75)

3

1

(1,0)

2

2

2

(1,75)

7

3,5

Chủ đề 6:

NHIỆT (9 tiết)

1

(0,5)

3

2

1

1

(1,0)

2

(1,5)

6

3,0

Chủ đề 7: CƠ THỂ NGƯỜI (12 tiết)

5

1

(0,75)

1

1

(1,0)

1

2

(1,75)

7

3,5

Số câu/số ý

2

11

2

5

1

4

1

0

6

20

Điểm số

1,25

2,75

1,75

1,25

1,0

1,0

1,0

5,0

5,0

10,0

Tổng số điểm

4,0 điểm

3,0 điểm

2,0 điểm

1,0 điểm

10,0

.........

2. Đề thi giữa học kì 2 môn KHTN Kết nối tri thức

2.1 Đề thi giữa học kì 2 môn KHTN 8

PHÒNG GD&ĐT............

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II

Môn: KHTN– Lớp 8

Năm học: 2023 - 2024

Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề)

Phần I. Trắc nghiệm khách quan (5,0 điểm)

Câu 1: Chọn câu đúng nhất

A. Dòng điện là dòng dịch chuyển có hướng của các điện tích
B. Dòng điện là dòng dịch chuyển có hướng của các ion âm
C. Dòng điện là dòng dịch chuyển có hướng của các ion dương
D. Dòng điện là dòng dịch chuyển có hướng của các hạt mang điện tích

Câu 2: Trong các vật sau vật nào KHÔNG dẫn điện:

A. Dây thép
B. Thước nhựa
C. Dây nhôm
D. Dây đồng

Câu 3: Đơn vị đo hiệu điện thế là:

A. Kilomet(kg)
B. Lít(l)
C. Ampe(A)
D. Vôn(V)

Câu 4: Chọn câu giải thích đúng. Tại sao khi lau kính bằng các khăn vải khô ta thấy không sạch bụi

A. Vì khăn vải khô làm kính bị trầy xước
B. Vì khăn vải khô không dính được các hạ bụi
C. Vì khăn vải khô làm kính bị nhiễm điện nên sẽ hút các hạt bụi và các bụi vải
D. Cả ba câu đều sai

Câu 5: Sau một thời gian hoạt động, cánh quạt dính nhiều bụi vì:

A. Cánh quạt cọ xát với không khí, bị nhiễm điện nên hút nhiều bụi.
B. Cánh quạt bị ẩm nên hút nhiều bụi.
C. Một số chất nhờn trong không khí đọng lại ở cánh quạt và hút nhiều bụi.
D. Bụi có chất keo nên bám vào cánh quạt.

Câu 6: Rơ le có tác dụng nào sau đây?

A. Thay đổi dòng điện.
B. Đóng, ngắt mạch điện.
C. Cảnh báo sự cố.
D. Cung cấp điện.

Câu 7: Cầu chì có tác dụng gì?

A. Thay đổi dòng điện khi dòng điện đột ngột giảm quá mức.
B. Bảo vệ các thiết bị điện khác trong mạch không bị hỏng khi dòng điện đột ngột tăng quá mức.
C. Thay đổi dòng điện khi dòng điện đột ngột tăng quá mức.
D. Bảo vệ các thiết bị điện khác trong mạch không bị hỏng khi dòng điện đột ngột giảm quá mức.

Câu 8: Nhiệt lượng là

A. Phần nhiệt năng mà vật nhận được hay mất bớt đi trong quá trình truyền nhiệt.
B. Phần nhiệt năng mà vật nhận trong quá trình truyền nhiệt.
C. Phần nhiệt năng mà vật mất bớt đi trong quá trình truyền nhiệt.
D. Phần cơ năng mà vật nhận được hay mất bớt đi trong quá trình thực hiện công.

Câu 9: Tìm phát biểu sai.

A. Nội năng là một dạng năng lượng nên có thể chuyển hóa thành các dạng năng lượng khác
B. Nội năng của một vật phụ thuộc vào nhiệt độ và thể tích của vật.
C. Nội năng chính là nhiệt lượng của vật.
D. Nội năng của vật có thể tăng hoặc giảm.

Câu 10: Năng lượng Mặt Trời truyền xuống Trái Đất bằng cách nào?

A. Bằng sự dẫn nhiệt qua không khí.
B. Bằng sự đối lưu.
C. Bằng bức xạ nhiệt.
D. Bằng một hình thức khác.

Câu 11: Khi bỏ một thỏi kim loại đã được nung nóng đến 90°C vào một cốc ở nhiệt độ trong phòng (khoảng 24°C). Nhiệt năng của thỏi kim loại và của nước thay đổi như thế nào?

A. Nhiệt năng của thỏi kim loại nước giảm.
B. Nhiệt năng của thỏi kim loại và của nước đều tăng.
C. Nhiệt năng của thỏi kim loại giảm và của nước tăng.
D. Nhiệt năng của thỏi kim loại và của nước đều giảm.

Câu 12: Cho các chất sau đây: gỗ, nước đá, bạc, nhôm. Thứ tự sắp xếp nào sau đây là đúng với khả năng dẫn nhiệt theo quy luật tăng dần?

A. Gỗ, nước đá, nhôm, bạc.
B. Bạc, nhôm, nước đá, gỗ.
C. Nước đá, bạc, nhôm, gỗ.
D. Nhôm, bạc, nước đá, gỗ.

Câu 13: Tại sao khi đun nước bằng ấm nhôm và bằng ấm đất trên cùng một bếp lửa thì nước trong ấm nhôm chóng sôi hơn?

A. Vì nhôm mỏng hơn.
B. Vì nhôm có tính dẫn nhiệt tốt hơn.
C. Vì nhôm có khối lượng nhỏ hơn.
D. Vì nhôm có khối lượng riêng nhỏ hơn.

Câu 14: Cơ thể người được phân chia thành mấy phần ? Đó là những phần nào?

A. 2 phần: đầu, thân
B. 2 phần: cổ, thân
C. 3 phần: đầu, cổ, thân
D. 3 phần: đầu, thân, tay chân

Câu 15: Chức năng của cột sống là:

A. bảo vệ tim, phổi và các cơ quan phía bên trong khoang bụng
B. giúp cơ thể đứng thẳng, gắn xương sườn với xương ức thành lồng ngực
C. giúp cơ thể đứng thẳng và lao động
D. bảo đảm cho cơ thể được vận động dễ dàng

Câu 16: Trong hệ tiêu hoá ở người, bộ phận nào tiếp nhận thức ăn từ dạ dày?

A. Ruột già
B. Thực quản
C. Tá tràng
D. Hậu môn

Câu 17: Nhóm máu mang kháng nguyên A có thể truyền được cho nhóm máu nào dưới đây?

A. Nhóm máu O
B. Nhóm máu AB
C. Nhóm máu B
D. Tất cả các nhóm máu

Câu 18: Thành phần của tế bào máu những loại nào?

A. Huyết tương, tiểu cầu
B. Bạch cầu và huyết tương
C. Huyết tương, hồng cầu
D. Hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu

Câu 19: Người béo phì nên ăn loại thực phẩm nào dưới đây?

A. Đồ ăn nhanh
B. Hạn chế tinh bột, đồ ăn chiên rán, ăn nhiều rau xanh
C. Nước uống có ga
D. Đồ ăn nhiều dầu mỡ

Câu 20: Để chống vẹo cột sống, cần phải làm gì?

A. Khi ngồi phải ngay ngắn, không nghiêng vẹo
B. Mang vác về một bên liên tục
C. Mang vác quá sức chịu đựng
D. Cả ba đáp án trên

Phần II. Tự luận (5,0 điểm)

Câu 21. (0,75 điểm). Em hãy kể tên 3 nguồn điện trong cuộc sống mà em biết.

Câu 22. (1,0 điểm). Giải thích nguyên nhân của các hiện tượng sau:

a) Vào những ngày hanh khô, khi chải tóc khô bằng lược nhựa thì nhiều sợi tóc bị lược nhựa hút kéo thẳng ra.

b) Tại sao các xe ô tô chở xăng dầu thường phải treo dây xích phía sau kéo lê dưới đất?

Câu 23. (0,5 điểm). Lấy 2 ví dụ về hiện tượng dẫn nhiệt.

Câu 24. (0,75 điểm)

Giải thích được vì sao con người sống trong môi trường có nhiều vi khuẩn có hại nhưng vẫn có thể sống khoẻ mạnh.

Câu 25. (1,0 điểm).

Hai quả bóng bàn đều bị bẹp (trong đó một quả bị nứt và một quả không bị nứt), được thả vào một cốc nước nóng thì quả bóng bàn không bị nứt phổng lên như cũ, còn quả bóng bàn bị nứt thì lại không phồng lên. Hãy giải thích hiện tượng này.

Câu 26. (1,0 điểm)

Em hãy đưa ra quan điểm của mình về việc nên hay không nên hút thuốc lá và kinh doanh thuốc lá? Giải thích quan điểm đó?

2.2 Đáp án đề thi giữa học kì 2 môn KHTN 8

Phần I. Trắc nghiệm khách quan (5,0 điểm) Mỗi ý đúng được 0,25đ

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

`18

19

20

ĐA

D

B

D

C

A

B

B

A

C

C

C

A

B

D

B

C

B

D

B

A

Phần II. Tự luận (5,0 điểm)

Câu

Ý

Nội dung

Điểm

21

Kể tên 3 nguồn điện trong cuộc sống

(Kể tên 3 nguồn điện trong cuộc sống được 0,25 đ)

0,75

22

a

Nguyên nhân hiện tượng nhiều sợi tóc bị lược nhựa hút kéo thẳng ra là vì khi cọ xát với tóc lược nhựa bị nhiễm điện

nên nó hút vào kéo làm cho sợi tóc thẳng ra

0,25

0,25

b

Dùng dây xích sắt để tránh xảy ra cháy nổ xăng. Vì khi ô tô chạy, ô tô cọ xát mạnh với không khí, làm nhiễm điện những phần khác nhau của ô tô. Nếu bị nhiễm điện mạnh, giữa các phần này phát sinh tia lửa điện gây cháy nổ xăng.

Nhờ dây xích sắt là vật dẫn điện, các điện tích dịch chuyển từ ô tô qua nó xuống đất, loại trừ sự nhiễm điện mạnh.

0,25

0,25

23

Lấy 2 ví dụ về hiện tượng dẫn nhiệt.

(Lấy 1 ví dụ về hiện tượng dẫn nhiệt được 0,25 đ)

0,5

24

- Con người sống trong môi trường chứa nhiều vi khuẩn có hại nhưng vẫn có thể sống khỏe mạnh vì: cơ thể có khả năng nhận diện các mầm bệnh

0,25

- Cơ thể có khả năng ngăn cản sự xâm nhập của mầm bệnh

0,25

- Đồng thời chống lại mầm bệnh khi nó đã xâm nhập vào cơ thể

0,25

25

Quả bóng chỉ bị bẹp, không bị nứt, khi được thả vào nước nóng thì không khí trong quả bóng nóng lên và nở ra, không khí nóng đẩy quả bóng phồng lên như cũ.

0,25

0,25

Quả bóng vừa bị bẹp, vừa bị nứt, khi được thả vào nước nóng thì không khí trong quả bóng nóng lên và nở ra nhưng do quả bóng bị nứt nên không khí có thể theo vết nứt ra ngoài. Do đó quả bóng không thể phồng lên như cũ

0,25

0,25

26

Những quan điểm của bản thân em về việc nên hay không nên hút thuốc lá và kinh doanh thuốc lá

- HS đưa ra quan điểm của bản thân là không nên

0,25

- Giải thích: Gây thiệt hại đến vấn đề kinh tế, ảnh hưởng đến môi trường, phụ nữ mang thai và mọi người xung quanh.

0,25

+ Ảnh hưởng sức khỏe: Họng, phổi, tim mạch… dẫn đến tử vong sớm => Ung thư, đột quỵ, đột tử.

0,25

+ Đạo đức: nêu gương xấu, sa vào tệ nạn xã hội,…

0,25

2.3 Ma trận đề thi giữa kì 2 KHTN 8

- Thời điểm kiểm tra: Kiểm tra giữa học kì 2 khi kết thúc nội dung chủ đề: chương V( Điện – Từ bài 21), VI( Nhiệt), Chương VII ( Sinh học cơ thể người, hết bài 34)

- Thời gian làm bài: 90 phút.

- Hình thức kiểm tra: Kết hợp giữa trắc nghiệm và tự luận (tỉ lệ 50% trắc nghiệm, 50% tự luận).

- Cấu trúc:

+ Mức độ đề: 40% Nhận biết; 30% Thông hiểu; 20% Vận dụng; 10% Vận dụng cao.

+ Phần trắc nghiệm: 5,0 điểm, gồm 20 câu hỏi (Nhận biết: 11 câu; Thông hiểu: (5 câu); Vận dụng (4 câu))

+ Phần tự luận: 5,0 điểm, gồm 7 câu hỏi (Nhận biết: 2 câu-1,25 điểm; Thông hiểu: 3 câu - 1,75 điểm; Vận dụng:1 câu - 1,0 điểm; Vận dụng cao: 1 câu - 1,0 điểm)

Chủ đề

MỨC ĐỘ

Tổng số câu/ Số ý

Điểm số

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

Tự luận

Trắc nghiệm

Tự luận

Trắc nghiệm

Tự luận

Trắc nghiệm

Tự luận

Trắc nghiệm

Tự luận

Trắc nghiệm

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

1. ĐIỆN (12 tiết)

̣ số điểm: (12. 10):33=3,6

1

C21

(0,75)

3

C123

(0,75)

2

C22. ab

(1,0)

2

C4,5

(0,5)

2

C6,7

(0,5)

3

(1,75)

7

(1,75)

3,5

2. NHIỆT (9 tiết)

số điểm: (9. 10):33=2,7

1

C23

(0,5)

3

C8,9,10

(0,75)

2

C11,12

(0,5)

1

C25

(1,0)

1

C13

(0,25)

2

(1,5)

6

(1,5)

3,0

3. SINH HỌC CƠ THỂ NGƯỜI (12 tiết)

số điểm: (12. 10):33=3,6

5

C14,15,16,17,18

(1,25)

1

C24

(0,75)

1

C19

(0,25)

1

C20

(0,25)

1

C26

(1,0)

2

(1,75)

7

(1,75)

3,5

Số câu/ Số ý

2

11

3

5

1

4

1

0

7

20

27

Điểm số

1,25

2,75

1,75

1,25

1,0

1,0

1,0

5,0

5,0

10,0

Tổng số điểm

4,0 điểm

3,0 điểm

2,0 điểm

1,0 điểm

10 điểm

10 điểm

(Phân biệt các mức độ; Câu trắc nghiệm nên sử dụng mức nhận biết, thông hiểu; Câu trắc nghiệm trong đề kiếm tra định kỳ là câu nhiều lựa chọn; câu hỏi trắc nghiệm điền khuyết có thể sử sụng trong kiểm tra thường xuyên; yêu cầu cần đạt theo thông tư 32)

...............

Tải file tài liệu để xem thêm đề thi KHTN lớp 8 giữa kì 2

Chia sẻ bởi: 👨 Trịnh Thị Thanh
163
  • Lượt tải: 19.237
  • Lượt xem: 223.964
  • Dung lượng: 333,5 KB
6 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Ngà Thanh
    Ngà Thanh

    😄


    Thích Phản hồi 15/03/22
    • trang truongthithu
      trang truongthithu

      bài hay quá

      Thích Phản hồi 30/03/22
      • # trần gia long
        # trần gia long

        toanf bai de


        Thích Phản hồi 12/03/23
        • Love Thư
          Love Thư

          hay quá

          Thích Phản hồi 23/03/22
          • Cuong Nguyen
            Cuong Nguyen

            cái câu 12 đề 2 ạ sao kéo vật lên vs độ cao H lại có ma sát phải mặt phẳng nghiên chứ ạ


            Thích Phản hồi 20/03/23
            • Liễu Đỗ
              Liễu Đỗ

              👍

              Thích Phản hồi 18/03/23