Phân tích tác phẩm Ngọn đèn không tắt của Nguyễn Ngọc Tư Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm truyện lớp 10
Phân tích tác phẩm Ngọn đèn không tắt của Nguyễn Ngọc Tư mang đến bài văn mẫu cực hay. Qua đó giúp các bạn có thêm nhiều gợi ý tham khảo để biết cách viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm truyện lớp 10.
Ngọn đèn không tắt là một tác phẩm đầy sức sống và ý nghĩa về lòng nhân ái và tình yêu thương trong xã hội. Để hiểu rõ hơn về tác phẩm này mời các bạn cùng theo dõi bài văn mẫu dưới đây. Bên cạnh đó các bạn xem thêm: phân tích truyện Mua nhà, phân tích Chữ người tử tù.
Phân tích Ngọn đèn không tắt của Nguyễn Ngọc Tư
Ngọn đèn không tắt của Nguyễn Ngọc Tư là tập truyện ngắn mang dư vị buồn nhẹ nhàng về cuộc sống của con người trong đời sống thường nhật. Không tô đậm cái bi lụy, cũng không có qua nhiều tình tiết cao trào, điều cô động lại duy nhất chính là cái cảm xúc âm ỉ trong lòng. Đó là những cảm xúc khó quên nhất, tuy nhẹ nhàng nhưng vẫn luôn tồn tại mãi trong trái tim con người.
Truyện ngắn Ngọn đèn không tắt của Nguyễn Ngọc Tư gồm sáu truyện ngắn, mỗi truyện ngắn là một điểm nhìn của các nhân vật khác nhau về nỗi buồn của đời người. Trong đó có cái đau về sự tiếc nhớ những người hi sinh cho cách mạng đã ngã xuống trong truyện ngắn cùng tên của tập văn Ngọn đèn không tắt này. Truyện ngắn lột tả cái tiếc nhớ, quý trọng, kính mến của thế hệ người ở lại trong làng nhớ về những người ra đi cho cách mạng ngày trước.
Lòng người dân trong thôn làng ấy đau buồn khi nhắc về chuyện cụ, về những người cách mạng một đi không trở lại. Nhưng họ không cho phép bản thân quên để xóa đi cái buồn đau. Dù là đã trôi qua nhiều năm nhưng cái thôn nhỏ ấy vẫn luôn giữ cái truyền thống cứ đến ngày kỉ niệm kháng chiến năm xưa thì lại tập hợp mọi người trong thôn lại kể chuyện cách mạng. Lớp người già kể cho lớp trẻ nghe, cứ truyền nối suốt nhiều thế hệ.Cái tục lệ ấy vẫn luôn được giữ gìn như ngọn đèn không tắt nhắc nhớ thế hệ sau không được quên cội nguồn hôm nay.
“Những chuyện mà các cụ cất vô trong tim, trong máu, buổi sáng nhớ, buổi chiều nhớ, buổi tối cũng nhớ.”
Trong thời bình nhưng dư âm của một thời cách mạng vẫn còn đó, khiến những người ở lại không thể nào quên được. Bởi lẽ cuộc sống yên bình mà hôm nay mỗi người chúng ta có được đều là do sự hi sinh của bao người cách mạng ở thế hệ trước. Dù cho có bao nhiêu năm nữa thì những kí ức ấy cũng khó lòng mà quên được, vì nó đã ngự trị sâu trong lòng mỗi người.
Ở tập văn Ngọn đèn không tắt còn có những truyện ngắn mang góc nhìn rất khác về con người sau chiến tranh. Là nỗi buồn rất lạ hay là sự trăn trở của những phóng viên không tên về cái gì trước mắt mình là đúng, cái gì là sai. Anh đã nghe kể chuyện về một vị giám đốc trước đây mặc áo lính, chiến đấu vô cùng ngoan cường nhưng sau khi chiến tranh kết thúc ông bị bắt về tội tham ô. Vị giám đốc đó lại là bạn của cha anh, anh từng nghe cha anh nói rằng ông là một người lính đáng kinh trọng trong chiến tranh nhưng giờ đây ông lại là kẻ tham lạm của công. Sự việc về vị giám đốc đó đã khiến cho anh phóng viên trăn trở vô cùng trong cái gọi là đúng sai, cái sự thật ở trước mắt. Anh nhớ lại những lần gặp vị giám đốc đó, ông ấy như chất chứa một nỗi niềm lớn ở trong lòng, cứ mong muốn sống cuộc sống thôn dã bình thường. Điều gì đã kéo ông đi đến bước đường này, anh phóng viên càng nghĩ càng băn khoăn.
“Tất cả chỉ là phù phiếm. Người ta đâu còn yêu mặt trăng khi biết trên đó toàn là sỏi đá không có sự sống”. Anh phóng viên từ lúc vào nghề đã chứng kiến bao sự nguy hiểm của giới thương trường, anh biết rằng không phải chuyện gì cũng như vẻ bề ngoài của nó. Cũng như vị giám đốc mà mọi người đêu chỉ trích ở trước mặt anh lại là người thấu đời và chỉ mong muốn cuộc đời bình thường. Điều đó khiến anh càng hoảng sợ và ghét bỏ cuộc sống ở đô thị phù phiếm, nhưng đó đã tồn tại như một quy luật rồi. Còn con người lại càng cô quạnh hơn trước sự khắc nghiệt, đua tranh mà không biết bao giờ sẽ là điểm dừng.
Trong tuyển tập truyện ngắn này còn có cái buồn về thân phận nhỏ bé của con người trước dòng đời. Đó là cái buồn của cô gái Miên trong truyện ngắn Cỏ xanh, cái đau của cô gái có cuộc đời lênh đênh trôi dạt, cả đời không biết được cảm giác hơi ấm gia đình là như thế nào. Cuối cùng Miên vướng vào tù tội và nhận lấy sự chỉ trích từ phía dư luận. Còn cô, cô vẫn không nói không rằng, mặt buồn rười rượi, cũng không còn chút hi vọng nào trong khóe mắt cả.
Cái hay của Nguyễn Ngọc Tư là bà không trực tiếp bộc lộ vấn đề mà thể hiện nó qua lăng kính của các nhân vật khác. Vì vậy nên cuộc đời của Miên hiện lên thật mơ hồ, không ai rõ vì sao cô lại đi vào con đường tù tội. Bởi lẽ không ai có thể hiểu rõ nỗi đau của người khác nếu chỉ nhìn dưới ánh mắt của dư luận cả.
Xuyên suốt trong tập truyện ngắn luôn ngự trị những nỗi buồn vô cùng khác nhau, những kiếp người khác nhau. Họ đều có những nỗi khổ riêng của mình, họ khao khát hạnh phúc nhưng dòng đời lại xô đẩy họ đi những con đường mà họ không mong muốn. Có lẽ đúng như thế, hạnh phúc là chuyện phim, khổ đau là chuyện thực, còn con người vẫn luôn cố gắng bước tiếp dù thực tại có ra sao đi nữa.