7 cách kiểm tra độ an toàn của website
Trước nhiều vụ tấn công online nguy hiểm, an ninh mạng ngày càng được người dùng chú trọng. 7 cách đơn giản dưới đây sẽ giúp bạn kiểm tra độ an toàn của website trước khi truy cập chúng.
Bạn đang băn khoăn tự hỏi truy cập một trang web nào đó có an toàn hay không? Bạn lo sợ trang stream video có thể lây nhiễm virus sang máy tính? Bạn đang tìm cửa hàng để mua đồ online nhưng không chắc nhập thông tin thẻ tín dụng vào nó có bị làm sao không?… Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp mọi câu hỏi trên.
1. Sử dụng các công cụ duyệt web an toàn
Hầu hết các trình duyệt web hiện nay đều tích hợp sẵn tính năng bảo mật giúp người dùng an toàn hơn trong thế giới online. Những công cụ tích hợp sẵn trong trình duyệt có thể chặn popup khó chịu, gửi yêu cầu không theo dõi tới web, tắt nội dung Flash độc hại, chặn phiên tải chứa mã độc, điều khiển các trang có thể truy cập webcam, microphone…
Cách kích hoạt tính năng bảo mật ở các trình duyệt thông dụng:
- Chrome: Settings > Advanced > Privacy and security
- Edge: Settings > Advanced settings
- Firefox: Options > Privacy & Security
- Safari: Preferences > Security and Preferences > Privacy
2. Kiểm tra kỹ URL
Giải pháp này thực sự không phải bàn cãi. Trước khi nhấp vào liên kết nào đó, hãy chắc chắn bạn biết nó sẽ dẫn tới đâu. Chỉ cần di chuột vào liên kết để xác minh trang URL đưa bạn tới.
Ví dụ: Di chuột vào link này.
Hãy di chuột vào liên kết trên nhưng đừng nhấp vào nó. Bạn sẽ thấy URL mà nó dẫn tới nằm ở góc trái bên dưới trình duyệt: https://download.com.vn/. Thật dễ, phải không?
Ngoài ra, URL được viết chính xác cũng là nhân tố cần lưu ý. Hầu hết mọi người chỉ nhìn thoáng qua nội dung trên web. Tin tặc biết điều đó nên thường thay thế nó bằng những ký tự tương tự (chẳng hạn như “Yah00.com” thay vì “Yahoo.com”) để lừa bạn vào web giả mạo của họ. Nếu không kịp thời phát hiện, vô tình bạn đã tự tay cung cấp mật khẩu, số thẻ tín dụng cùng dữ liệu cá nhân khác cho chúng. Đừng để bản thân bị lừa. Chỉ mất vài giây để xác thực URL an toàn nên đừng bỏ qua mẹo này nhé.
3. Kiểm tra HTTPS
HTTP (Hypertext Transfer Protocol) là giao thức gửi dữ liệu cơ bản giữa web và trình duyệt bạn truy cập. Và HTTPS là phiên bản an toàn của nó. (Chữ “s” chính là “secure”- an toàn).
HTTPS thường được sử dụng trong các web ngân hàng và mua sắm vì nó mã hóa thông tin liên lạc của người dùng nhằm ngăn chặn kẻ xấu đánh cắp thông tin nhạy cảm như số thẻ tín dụng, mật khẩu…
Làm cách nào biết một trang web có sử dụng HTTPS hay không? Hãy kiểm tra biểu tượng móc khóa ở thanh điều hướng của trình duyệt. Nếu thấy nó, chứng tỏ web bạn đang xem sử dụng chứng chỉ số SSL đáng tin cậy. Nói cách khác, kết nối của bạn an toàn.
Dù đây chưa phải giải pháp hoàn hảo vì một số web lừa đảo vẫn có thể sử dụng HTTPS để trông có vẻ hợp pháp. Điều quan trọng cần nhớ ở đây là: Nếu web không có khóa, đừng dại nhập mật khẩu hay thông tin thẻ tín dụng khi nó yêu cầu.
4. Kiểm tra độ an toàn của web
Kiểm tra độ an toàn của web là cách tuyệt vời để bạn nhanh chóng biết được chúng có sạch và đáng để truy cập hay không. Bạn có thể tham khảo VirusTotal - trang kiểm tra web an toàn miễn phí, dễ dùng nhất. Chỉ cần sao chép, dán URL vào ô tương ứng trên trang VirusTotal, rồi nhấn Enter. Nó sẽ tự động động chạy phân tích và phát hiện mọi thành phần độc hại nếu có. Hãy “bookmark” web này vào trình duyệt để sử dụng bất cứ khi nào cần nhé.
5. Tra chủ sở hữu tên miền
Bạn muốn biết ai đứng đằng sau web đang truy cập? Hãy dùng công cụ tra cứu chủ sở hữu tên miền Whois (viết tắt của Who is). Nó sẽ hiển thị chi tiết tên chủ tên miền, vị trí, ngày đăng ký trang, thông tin liên lạc và nhiều hơn thế nữa. Dễ thực hiện lắm đấy, bạn sẽ cảm thấy như mình đang sở hữu một thám tử tư online chuyên nghiệp vậy.
6. Gọi cho công ty
Nếu vẫn cảm thấy chưa chắc chắn về uy tín của công ty online. Hãy tìm thông tin liên lạc và gọi cho họ. Bạn sẽ thu thập được nhiều thông tin qua người nghe điện. Nếu số điện thoại không tồn tại hay một đứa trẻ nhấc máy… Bạn có thể tìm ra vấn đề rồi đấy.
Thông tin liên lạc của trang web ở đâu? Hãy tìm mục “Contact us” hoặc “About us” ở phía trên hoặc dưới trang chủ. Nếu không thấy, thử tra Whois Lookup để tìm số điện thoại.
7. Cài đặt công cụ bảo mật web
Sử dụng AVG cũng giúp bạn tránh các web lừa lọc. Những phần mềm như AVG AntiVirus FREE sẽ tạo cho bạn lớp bảo mật PC cơ bản như chặn download chứa mã độc bằng Web Shield, chặn file đính kèm nguy hiểm bằng Email Shield. Hoặc thử AVG Internet Security miễn phí 30 ngày sử dụng để có bảo mật online tốt nhất, bao gồm Fake Website Shield giúp bạn tránh các web lừa đảo.
AVG AntiVirus FREE AVG Internet Security
Bạn thấy sao về 7 cách kiểm tra độ an toàn của web kể trên? Nếu có cách gì hay hơn, đừng ngại chia sẻ cùng chúng tôi nhé.