Sáng kiến kinh nghiệm: Vận dụng Giáo dục STEM vào tổ chức dạy học môn Toán lớp 1 Sáng kiến kinh nghiệm lớp 1

Sáng kiến kinh nghiệm: Vận dụng Giáo dục STEM vào tổ chức dạy học môn Toán lớp 1 giúp thầy cô tham khảo, khéo léo sử dụng giáo dục STEM trong dạy học Toán giúp người học làm chủ kiến thức, kỹ năng cần thiết.

Giáo dục STEM mục đích chính là giúp học sinh phát triển tư duy lý thuyết và kỹ năng thực tiễn. Vậy mời thầy cô tham khảo thêm SKKN: Một số biện pháp luyện đọc đúng, rèn phát âm chuẩn, biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn Toán ở lớp 1 để có thêm nhiều kinh nghiệm viết sáng kiến kinh nghiệm.

SKKN: Vận dụng Giáo dục STEM vào tổ chức dạy học môn Toán lớp 1

UBND HUYỆN…..
TRƯỜNG TH THỊ TRẤN

CỘNG HÒA HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

…., ngày 12 tháng 5 năm....

BÁO CÁO SÁNG KIẾN

- Họ và tên tác giả/Nhóm tác giả:……….; Nữ

- Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ: Đại học Sư phạm.

- Chức vụ:&nbspGiáo viên

- Đơn vị công tác: Trường Tiểu học thị trấn……..

- Tên sáng kiến: “Vận dụng giáo dục STEM vào tổ chức dạy học môn Toán lớp 1”

- Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Toán học

- Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu: Tháng 9 năm…….

I. Lý do chọn sáng kiến

Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 đã và đang được triển khai sâu rộng để thực hiện mục tiêu đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục nước ta theo định hướng phát triển năng lực, phẩm chất của học sinh. Trong đó, giáo dục STEM là một trong những nội dung quan trọng được thể hiện trong cả Chương trình Giáo dục phổ thông tổng thể và trong Chương trình Giáo dục các môn học, xuyên suốt từ cấp Tiểu học đến cấp Trung học phổ thông.

Giáo dục STEM là xu hướng giúp người học làm chủ tương lai và giúp người học phát triển các kỹ năng cần thiết: Giải quyết vấn đề, tư duy sáng tạo, giao tiếp, hợp tác, tư duy phản biện, khả năng ra quyết định và ứng dụng bài học vào thực tế, ... để tạo ra những sản phẩm có ích trong cuộc sống. Năm học……., Sở giáo dục – Đào tạo tỉnh…….. tổ chức thực hiện nội dung giáo dục STEM tiếp cận theo định hướng của Chương trình GDPT 2018 đối với cấp Tiểu học.

Phương pháp giáo dục STEM là nâng cao rèn luyện kĩ năng liên quan đến các yếu tố Khoa học, Công nghệ, Kĩ thuật và Toán học. Toán học là một trong bốn lĩnh vực có liên hệ chặt chẽ với nhau trong nghiên cứu khoa học và ứng dụng khoa học, tạo ra sản phẩm phục vụ cuộc sống. Theo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể, một trong những quan điểm xây dựng chương trình môn Toán ở phổ thông là: “Chương trình môn Toán chú trọng tính ứng dụng, gắn kết với thực tiễn hay các môn học, hoạt động giáo dục khác, đặc biệt với các môn học nhằm thực hiện giáo dục STEM”. Trong chương trình môn Toán 1, nhiều nội dung có thể ứng dụng giáo dục STEM để tăng cường các hoạt động trải nghiệm cho học sinh, góp phần phát triển năng lực, phẩm chất người học theo định hướng của Chương trình GDPT 2018.

Với học sinh lớp 1, việc thay đổi môi trường và chương trình giáo dục mới sẽ khiến các em cần thời gian để làm quen và thích nghi. Ở các lớp mầm non, hoạt động chính của học sinh là vui chơi và thoải mái sáng tạo, không bị gò bó. Bước vào lớp1, các em sẽ bắt đầu làm quen với bài tập hàng ngày và kỷ luật học tập. Việc phải tiếp thu những kiến thức sách vở và các thay đổi về môi trường sinh hoạt có thể sẽ tạo ra những áp lực vô hình cho trẻ. Thay vì chỉ giảng dạy kiến thức Toán học thông qua các bài giảng truyền thống, giáo viên có thể tạo ra các tình huống thực tế hoặc vấn đề cụ thể mà học sinh cần phải giải quyết. Vì thế việc phối hợp các phương pháp dạy học tích cực kết hợp với chương trình STEM sẽ mang lại hiệu quả tích cực trong phát triển phẩm chất, năng lực cũng như khả năng ứng dụng kiến thức toán học vào thực tế cuộc sống.

Với thực tế nêu trên, là giáo viên giảng dạy lớp 1, tôi luôn trăn trở, suy nghĩ để vận dụng STEM vào dạy học môn Toán để làm sao mang lại hiệu quả tích cực nhất, sáng tạo nhất. Đó cũng chính là lí do tôi chọn và áp dụng sáng kiến “Vận dụng giáo dục STEM vào tổ chức dạy học môn Toán lớp 1” trong năm học…….. ở lớp….. Trường Tiểu học thị trấn……

II. Giải quyết vấn đề

1. Tính mới và sáng tạo của sáng kiến:

Năm học……., Sở giáo dục – Đào tạo tỉnh…… tổ chức thực hiện nội dung giáo dục STEM tiếp cận theo định hướng của Chương trình GDPT 2018 đối với cấp Tiểu học. Trường Tiểu học thị trấn……. là một trong những trường tham gia thí điểm áp dụng giáo dục STEM cấp Tiểu học trong năm học này. Hiểu được vai trò, vị trí quan trọng của dạy học STEM trong nhà trường, tôi đã mạnh dạn nghiên cứu, đưa phương pháp giáo dục này vào giảng dạy tại lớp 1A5, trong dạy học môn Toán. Ứng dụng STEM vào dạy học như thổi một luồng gió mới vào giảng dạy đó là: thay đổi PPDH, cách tổ chức dạy học cho phù hợp, thay đổi cách tiếp thu bài của một cách chủ động, sáng tạo. Để dạy học có hiệu quả cho học sinh lớp 1 tôi đã thực hiện một số giải pháp mới như sau:

Giải pháp thứ nhất: Bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cá nhân về phương pháp giáo dục STEM

Tháng 8 năm 2023 tôi cùng đồng nghiệp tham gia tập huấn “Dạy học theo phương pháp giáo dục STEM” do Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Cam Lộ tổ chức. Qua tập huấn, nghiên cứu tìm hiểu tôi nhận thức được STEM không phải là môn học mới mà là một định hướng giáo dục, đó là giáo dục mang tính ứng dụng, thực hành và giảng dạy thông qua các hoạt động trải nghiệm. Giáo viên có thể dạy STEM từ những phương tiện và nguyên vật liệu sẵn có, thậm chí từ các vật liệu tái sử dụng. Vấn đề cốt lõi của phương pháp giáo dục này cách dạy tích hợp nhằm tạo hứng thú, khơi gợi niềm say mê học tập, giúp học sinh khám phá tiềm năng của bản thân, khám phá khoa học, công nghệ, phát huy tính tích cực sáng tạo để vận dụng giải quyết các vấn đề cụ thể trong thực tiễn cuộc sống.

Qua đó tôi nhận thấy việc dạy học vận dụng phương pháp giáo dục STEM là cực kỳ cần thiết cho giáo dục Tiểu học.

Để đáp ứng với giáo dục STEM, bản thân nghiên cứu tài liệu, học hỏi trao đổi với anh chị em đồng nghiệp để nâng cao kỹ năng tích hợp các môn học và hoạt động giáo dục, giúp kết nối kiến thức từ nhiều lĩnh vực và tạo ra trải nghiệm học tập thú vị cho học sinh. Bên cạnh đó, tôi còn phát triển kỹ năng hướng dẫn, nhận xét và đánh giá sản phẩm từ ứng dụng giáo dục STEM của HS một cách hiệu quả, từ đó tạo điều kiện để các em phát triển tốt hơn.

Ngoài ra, tôi còn tham gia các diễn đàn giáo dục STEM trên các trang mạng xã hội để giao lưu, học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm. Tôi dành nhiều thời gian cho việc nghiên cứu, học hỏi đồng nghiệp để tiếp cận phương pháp dạy học này và nâng cao trình độ chuyên môn.Tôi cùng các đồng chí giáo viên của Tổ khối 1 nghiên cứu lập kế hoạch năm học cho môn Toán, Tự nhiên và Xã hội có vận dụng phương pháp giáo dục STEM. Chọn lựa các nội dung phù hợp với thực tế học sinh, thực tế của địa phương để vận dụng có hiệu quả.

Với sự nỗ lực cùng sự chỉ đạo sát sao của cấp trên, bản thân tôi sẽ nâng cao được tay nghề cũng như lĩnh hội được phương pháp giáo dục hiệu quả, hướng đến vận dụng STEM vào thực tế dạy học thành công và hiệu quả.

Ưu điểm: Bồi dưỡng về giáo dục STEM giúp giáo viên nắm vững các phương pháp và kỹ thuật giảng dạy hiện đại, từ đó nâng cao khả năng giảng dạy và tạo ra một môi trường học tập tích cực và sáng tạo.

Tồn tại: Việc triển khai dạy học STEM yêu cầu giáo viên phải có kiến thức sâu rộng và kỹ năng giảng dạy đa môn. Tuy nhiên, không phải tất cả giáo viên đều có sẵn các kỹ năng trên, điều này có thể tạo ra một thách thức đối với việc triển khai chương trình giáo dục STEM.

Trong giải pháp này tính mới mà tôi áp dụng đó là: Bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ nói chung, trong đó tiếp cận và thường xuyên bồi dường chuyên môn về giáo dục STEM sẽ giúp giáo viên khám phá sự đa dạng của ngành STEM và cách tích hợp nó vào các môn học khác nhau, từ Toán đến Khoa học, Công nghệ và Kĩ thuật.

Giải pháp thứ hai: Áp dụng Quy trình tổ chức dạy học theo mô hình giáo dục STEM

Việc áp dụng STEM vào dạy học môn Toán ở lớp 1 không chỉ giúp học sinh nắm vững kiến thức cơ bản mà còn khuyến khích sự sáng tạo, tư duy logic và kỹ năng giải quyết vấn đề. Sáng kiến này đề xuất một phương pháp học tích hợp STEM vào môn Toán, tạo ra một môi trường học tập đa dạng và thú vị, từ đó giúp học sinh phát triển toàn diện và tự tin trong việc sử dụng kiến thức Toán học và ứng dụng STEM vào trong cuộc sống hàng ngày.

Khi triển khai dạy học theo mô hình STEM, tôi thực hiện dạy học bài học STEM theo quy trình thiết kế kĩ thuật:

Bước 1. Xác định vấn đề học môn Toán linh hoạt, hiệu quả.

Bước 2. Nghiên cứu kiến thức nền

Bước 3: Đề xuất và lựa chọn giải pháp.

Bước 4: Chế tạo, thử nghiệm và đánh giá.

Bước 5: Chia sẻ, thảo luận và điều chỉnh.

Tôi lập kế hoạch dạy học bài học STEM chu đáo, kĩ lưỡng. Kế hoạch cụ thể, rõ ràng, có dự kiến các hoạt động của cô và trò. Lựa chọn phương dạy học phù hợp, phối hợp phương pháp dạy học tích cực với phương pháp dạy học STEM để có được những tiết học thú vị và đạt hiệu quả cao.

Tôi dự kiến chuẩn bị đồ dùng dạy học của GV và đặc biệt đồ dùng học tập của HS một cách cụ thể, khai thác những đồ dùng dễ làm, dễ kiếm. Ví dụ: Bài Đồng hồ tiện ích (Tuần 30), các em phải chuẩn bị bìa cát tông, tờ lịch cũ, dụng cụ làm kim đồng hồ, quan trọng hơn là quan sát đồng hồ…

Để có thể đạt được thành công trong vận dụng STEM vào dạy học môn Toán lớp 1, tôi đã tích cực nghiên cứu và chú trọng xây dụng môi trường học tích cực như:

Tạo môi trường học tập thú vị và tương tác: Tôi thường mở đầu buổi học bằng những tình huống có vấn đề ví dụ: cho HS quan sát bức tranh về một cửa hàng đồ chơi, một công viên, hoặc một siêu thị. Hỏi học sinh về những gì họ nhìn thấy và nghĩ gì về các bức tranh. Thảo luận về các loại hình học có trong các hình ảnh này, ví dụ như hình vuông của hộp, hình tròn của bánh xe, hoặc hình tam giác của cờ. Sau đó, giới thiệu một bài toán thú vị: "Hãy giúp cô thiết kế bức tranh trang trí lớp học có sử dụng các hình học khác nhau". Tôi chia lớp thành các nhóm nhỏ và cung cấp cho mỗi nhóm một số vật liệu như giấy màu, kéo, các hình có sẵn trong bộ đồ dùng…Trong giờ học, tôi đã gợi mở hướng dẫn, khuyến khích học sinh suy nghĩ trao đổi ý kiến trong nhóm tìm ý tưởng mới và làm ra sản phẩm phù hợp ngay trong tiết học. Ví dụ: Thực hành trang trí lớp học bằng các hình hình học, HS lớp tôi đã tạo ra nhiều sản phẩm sáng tạo, đẹp như ngôi nhà, mô hình đường giao thông, phương tiện giao thông...

Tạo cơ hội cho HS thực hành, khám phá: Trong giờ học, chú trọng tổ chức các hoạt động thực hành như sử dụng thước để đo đạc, dụng cụ có hình tròn như dĩa để cắt hình tròn… sau đó tạo cơ hội áp dụng các khái niệm Toán học vào thực tế. Ví dụ: khi dạy bài Dụng cụ so sánh các em tạo các dấu bé hơn, lớn hơn, bằng nhau từ ống hút, trang trí bằng giấy màu, bìa cát tông, hồ dán… HS sẽ sử dụng các dụng cụ so sánh này trong quá trình học toán suốt cả năm học. Bên cạnh đó, tôi đề cao những trải nghiệm thực tế của học sinh. Tôi tổ chức cho các em tự mình tư duy, tìm tòi, ứng dụng các kiến thức liên môn, sử dụng các thiết bị hỗ trợ để tìm ra cách giải quyết cuối cùng.

Khi dạy bài học STEM “Dụng cụ tính cộng, trừ”, tôi tiến hành như sau: Xác định yêu cầu cần đạt của bài học

Môn chủ đạo: Toán học

Môn tích hợp: Mĩ thuật

- Thực hiện được việc cộng, trừ trong phạm vi 10.

- Biết cách sử dụng công cụ phù hợp với vật liệu và an toàn trong thực hành, sáng tạo

- Phối hợp được một số kĩ năng: vẽ, cắt, dán, tạo hình... trong thực hành, sáng tạo.

- Trưng bày, giới thiệu được sản phẩm, chia sẻ mục

đích sử dụng dụng cụ tính cộng, trừ.

Thực hiện các bước dạy học vận dụng phương pháp STEM Hoạt động 1: Mở đầu (Xác định vấn đề)

a. Đặt vấn đề

GV cho HS quan sát tranh nêu phép tính phù hợp (3 + 4…) HS có thể tính nhẩm nêu ngay kết quả. GV đưa dãy số từ 1 đến 10 để học sinh suy nghĩ cách nhẩm kết quả ngay trên dãy số này (VD: đếm thêm 4 đơn vị bắt đầu từ số 3 và vị trí được xác định là số 7 cũng chính là kết quả của phép cộng 3+4).

b. Quan sát học liệu số, nhận nhiệm vụ

Giáo viên cho HS trải nghiệm trò chơi sử dụng dụng cụ tính cộng trừ trên mẫu sẵn. Sau đó, HS tiếp nhận nhiệm vụ bài học mới là cùng thiết kế và chế tạo dụng cụ tính cộng, trừ.

Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới (Nghiên cứu kiến thức nền)

GV tổ chức dạy học hình thành bảng cộng, bảng trừ một cách tích cực và có hiệu quả. Trong hoạt động này, yêu cầu HS phải nắm và thuộc bảng cộng, bảng trừ trong phạm vi 10 ngay tại lớp. GV sử dụng bảng cộng, bảng trừ kiểm tra, đánh giá hiệu quả nắm bài của HS cũng như hướng dẫn HS cách tính nhẩm cộng, trừ dựa vào đếm tiếp, đếm lùi trên tia số. Khi các em có kiến thức nền vững chắc, GV mới tiến hành hoạt động tiếp theo.

...

>> Tải file để tham khảo toàn bộ tài liệu!

Chia sẻ bởi: 👨 Thu Thảo
Liên kết tải về

Chọn file cần tải:

Xác thực tài khoản!

Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Số điện thoại chưa đúng định dạng!
Số điện thoại này đã được xác thực!
Bạn có thể dùng Sđt này đăng nhập tại đây!
Lỗi gửi SMS, liên hệ Admin
Sắp xếp theo
👨
    Đóng
    Chỉ thành viên Download Pro tải được nội dung này! Download Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm
    Chia sẻ
    Chia sẻ FacebookChia sẻ Twitter
    Đóng