Soạn bài Thuốc Soạn văn 12 tập 2 tuần 26 (trang 101)

Truyện ngắn Thuốc của nhà văn Lỗ Tấn đã đem đến một bài học vô cùng ý nghĩa. Tác phẩm được giới thiệu trong chương trình Ngữ văn lớp 12.

Sau đây, Download.vn sẽ cung cấp bài Soạn văn 12: Thuốc, mời bạn đọc tham khảo nội dung chi tiết.

Soạn văn Thuốc chi tiết

I. Tác giả

- Lỗ Tấn (1881 - 1936), tên khai sinh là Chu Chương Thọ, sau đổi thành Chu Thụ Nhân.

- Quê ở phủ Thiệu Hưng, tỉnh Chiết Giang, miền Đông Nam Trung Quốc.

- Năm 13 tuổi, ông chứng kiến cảnh người cha lâm bệnh, vì không có thuốc mà chết, nên ôm ấp nguyện vọng học nghề thuốc. Do học giỏi nên được nhận học bổng của Nhật.

- Ông đã chọn học ngành Y để chữa bệnh cho người nghèo, ốm mà không có thuốc, chết vì ngu dốt và mê tín… như cha mình.

- Trong một lần tình cờ xem phim, Lỗ Tấn những người Trung Quốc khỏe mạnh, hăm hở xem quân Nhật chém một người Trung Quốc làm gián điệp cho quân Nga (thời kỳ chiến tranh Nga - Nhật, 1901 - 1905). Ông giật mình nhận ra rằng: “Chữa bệnh thể xác không quan trọng bằng chữa bệnh tinh thần”. Từ đó, Lỗ Tấn chuyển sang hoạt động văn nghệ.

- Bút danh Lỗ Tấn được ghép từ họ mẹ (Lỗ Thụy) và chữ Tấn thành (nghĩa là “Đi nhanh lên!”).

- Nhà thơ nổi tiếng Trung Quốc - Quách Mạt Nhược từng nói: “Trước Lỗ Tấn chưa hề có Lỗ Tấn, sau Lỗ Tấn, có vô vàn Lỗ Tấn”.

- Các tác phẩm của Lỗ Tấn chủ yếu phanh phui các “căn bệnh tinh thần” của quốc dân, lưu ý mọi người tìm phương thức chạy chữa.

- Một số tác phẩm như:

  • Nhật ký người điên (truyện ngắn, 1918)
  • AQ chính truyện (truyện vừa, 1921 - 1922)
  • Gào thét ( tập truyện ngắn, 1922)
  • Bàng hoàng (tập truyện ngắn, 1925)
  • Cỏ dại (tập tạp văn, 1924)...

II. Tác phẩm

1. Hoàn cảnh sáng tác

- Truyện ngắn “Thuốc” của Lỗ Tấn viết năm 1919, đúng vào lúc cuộc vận động Ngũ tứ bùng nổ.

- Truyện nói về căn bệnh “đớn hèn” của dân tộc Trung Hoa do nhân dân chìm đắm trong mê muội, lạc hậu còn những người cách mạng thì hoàn toàn xa lạ với nhân dân. Từ đó, nhà văn muốn cảnh báo: Người Trung Quốc cần suy nghĩ nghiêm túc về một phương thuốc để cứu dân tộc.

2. Tóm tắt

Vợ chồng lão Hoa - chủ một quán trà có thằng con trai tên Thuyên mắc bệnh lao rất nặng. Nhờ được lão Cả Khang mách, hai vợ chồng lão dốc tiền đến Cổ Đình Khẩu để mua chiếc bánh bao tẩm máu người vừa bị hành hình đem về cho con trai ăn. Thuyên ăn chiếc bánh tẩm máu người rồi đi nghỉ. Quán trà của lão Hoa trở nên đông khách, mọi người trong quán bàn tán về Hạ Du, người chiến sĩ vừa bị hành hình lúc sáng sớm. Chiếc bánh bao tẩm máu người cũng không cứu được Thuyên. Một ngày vào tiết Thanh minh, bà Hoa buồn rầu ra thăm mộ con nhìn thấy mẹ Hạ Du cũng đến viếng mộ. Đồng cảnh ngộ mất con, bà Hoa bước qua con đường mòn sang an ủi mẹ Hạ Du, cả hai cùng ngạc nhiên trước vòng hoa đặt trên mộ.

3. Bố cục

Gồm 4 phần:

  • Phần 1. Từ đầu đến “Cổ… Đình Khẩu”: Lão Hoa đi mua bánh bao về chữa bệnh cho con trai.
  • Phần 2. Tiếp theo đến “chằng chịt đắp cho con”: Con trai lão Hoa ăn bánh bao để chữa bệnh.
  • Phần 3. Tiếp theo đến “Điên thật rồi”: Mọi người trong quán trà bàn luận về thuốc chữa bệnh lao và tên “giặc” Hạ Du.
  • Phần 4. Còn lại: Mẹ Thuyên và mẹ Hà Du gặp nhau trong nghĩa địa.

4. Ý nghĩa nhan đề

- Lỗ Tấn đã đặt cho truyện ngắn của mình một nhan đề ngắn gọn: “thuốc” . Ở đây là chỉ “chiếc bánh bao tẩm máu người” mà lão Hoa đã mua về cho con trai ăn để chữa bệnh lao. Đó là phương thuốc cổ hủ mà nhiều người dân Trung Hoa lúc bấy giờ sử dụng.

- Ngoài ra, “thuốc” còn chỉ phương thuốc chữa căn bệnh tinh thần u mê, lạc hậu cho người dân Trung Quốc; thể hiện mối quan hệ xa rời giữa quần chúng và cách mạng.

III. Đọc - hiểu văn bản

1. Hình tượng thuốc - bánh bao tẩm máu người

- Hình ảnh bánh bao tẩm máu:

  • Chiếc bánh bao nhuốm máu đỏ tươi, máu còn nhỏ từng giọt.
  • Lão Hoa cầm gói lá xanh và chao đèn loang lổ máu, dúi vào bếp, một mùi thơm quái lạ ngập cả quán.
  • Một vật đen thui, một làn hơi trắng bốc ra từ lớp vỏ cháy sém.

- Thái độ của mọi người trước phương thuốc chữa bệnh lao:

  • Lão Hoa: nâng niu đứa con của gia đình mười mấy đời độc đinh
  • Thằng Thuyên: cầm cái bánh như cầm sinh mệnh mình, chiếc bánh nằm gọn trong bụng, mùi vị như thế nào cũng đã quên rồi.
  • Bà Hoa: “Ăn đi con, ăn sẽ khỏi ngay!”...
  • Bác cả Khang: cam đam thế nào cũng khỏi, thứ thuốc này đặc biệt lắm.

=> Phương thuốc bí truyền nhưng vẫn không thể chữa khỏi bệnh cho Thuyên. Như vậy, thực chất đó chỉ là một “phương thuốc độc” đã đầu độc con người. Từ đó, Lỗ Tấn muốn người dân Trung Hoa nghiêm túc suy nghĩ tìm cho mình một phương thuốc để chữa căn bệnh mê tín dị đoan.

2. Hình tượng nhân vật cách mạng - Hạ Du

- Tinh cách của nhân vật Hạ Du:

  • Chiến sĩ cách mạng tiên phong dám xả thân vì lý tưởng, có tấm lòng yêu nước, trung thành với cách mạng.
  • Dũng chiến đấu vì lý tưởng giành lại độc lập dân tộc nhưng lại cô độc, không có người thấu hiểu.

- Thái độ của mọi người với Hạ Du:

  • Cụ Ba đưa Hạ Du ra đầu thú để lấy bạc
  • Người mẹ cảm thấy xấu hổ
  • Quần chúng nhân dân thì chửi rủa là “thằng quỷ sứ, thằng khốn nạn”, dùng máu để mua bán và tẩm bánh bao chữa bệnh.

- Qua đó, Lỗ Tấn vạch trần thực trạng:

  • Mối quan hệ người làm cách mạng (đại diện là Hạ Du) và quần chúng nhân dân: xa lạ, thờ ơ và không chút thấu hiểu.
  • Đặt ra giải pháp cấp bách lúc bấy giờ là phải tìm một phương thuốc thực sự làm nhân dân giác ngộ cách mạng và làm cách mạng gắn bó với quần chúng.

3. Cảnh thăm mộ con của hai bà mẹ

- Thời gian nghệ thuật: chuyển từ mùa thu năm trước (khi Hạ Du bị hành hình) đến mùa xuân năm sau (vào tiết Thanh minh).

- Ranh giới “con đường mòn” (con đường của những tập quán xấu) để thông cảm và thấu hiểu cho nhau. Bộc lộ sự hy vọng về sự thấu hiểu và gắn kết giữa cách mạng và quần chúng nhân dân.

- Vòng hoa trắng trên mộ Hạ Du: Câu hỏi “thế này là thế nào” thể hiện niềm vui của bà mẹ và hé mở đã có người thấu hiểu lí tưởng của Hạ Du. Đồng thời bày tỏ sự trân trọng, tiếc thương của Lỗ Tấn đối với người cách mạng tiên phong.

Tổng kết

- Nội dung: Truyện ngắn Thuốc đã cho thấy nỗi đau của dân tộc Trung Hoa thời cận đại: Nhân dân thì “ngủ say trong một cái nhà hộp bằng sắt”, còn người cách mạng thì “bôn ba trong chốn quạnh hiu”.

- Nghệ thuật: hình ảnh mang tính biểu tượng, cách xây dựng nhân vật đặc biệt.

Soạn văn Thuốc ngắn gọn

I. Trả lời câu hỏi

Câu 1. Hình tượng chiếc bánh bao tẩm máu người mang ý nghĩa gì?

Lời giải chi tiết:

- Nghĩa tả thực: là một phương thuốc cổ hủ của người Trung Quốc ngày xưa dùng để chữa bệnh lao.

- Nghĩa biểu tượng: là biểu tượng cho sự u mê, tăm tối cũng như mê tín, dị đoan của những người Trung Quốc giai đoạn đó.

Câu 2. Hình tượng người cách mạng Hạ Du hiện lên như thế nào? Qua việc bàn luận trong quán trà về Hạ Du, Lỗ Tấn muốn nói lên điều gì?

- Hạ Du không được miêu tả trực tiếp, mà hiện lên qua lời nói của người khác: một thanh niên tuổi mới đôi mươi, nhà nghèo, có một mẹ già, có bản lĩnh cao cường (trước khi chết còn rủ cai ngục làm cách mạng).

- Tinh cách của nhân vật Hạ Du:

  • Chiến sĩ cách mạng tiên phong dám xả thân vì lý tưởng, có tấm lòng yêu nước, trung thành với cách mạng.
  • Dũng chiến đấu vì lý tưởng giành lại độc lập dân tộc nhưng lại cô độc, không có người thấu hiểu.

- Thái độ của mọi người với Hạ Du:

  • Cụ Ba đưa Hạ Du ra đầu thú để lấy bạc
  • Người mẹ cảm thấy xấu hổ
  • Quần chúng nhân dân thì chửi rủa là “thằng quỷ sứ, thằng khốn nạn”, dùng máu để mua bán và tẩm bánh bao chữa bệnh.

- Qua đó, Lỗ Tấn vạch trần thực trạng:

  • Mối quan hệ người làm cách mạng (đại diện là Hạ Du) và quần chúng nhân dân: xa lạ, thờ ơ và không chút thấu hiểu.
  • Đặt ra giải pháp cấp bách lúc bấy giờ là phải tìm một phương thuốc thực sự làm nhân dân giác ngộ cách mạng và làm cách mạng gắn bó với quần chúng.

Câu 3. Không gian nghệ thuật của truyện là tù hãm, ẩm mốc, bế tắc, nhưng thời gian thì có tiến triển. Từ mùa thu “trảm quyết” đến mùa xuân “thanh minh” đã thể hiện mạch suy tư lạc quan của tác giả. Tìm hiểu ý nghĩa của chi tiết vòng hoa.

- Vòng hoa là cực đối lập của "chiếc bánh bao tẩm máu". Phủ định vị thuốc là chiếc bánh bao tẩm máu, tác giả mơ ước tìm kiếm một vị thuốc mới - chữa được cả những bệnh tật về tinh thần cho toàn xã hội với điều kiện tiên quyết là mọi người người phải giác ngộ cách mạng, phải hiểu rõ "ý nghĩa của sự hi sinh" của những người cách mạng.

- Với chi tiết vòng hoa trên mộ Hạ Du, chủ đề tư tưởng tác phẩm mới được thể hiện trọn vẹn, nhờ đó mà không khí của truyện vốn rất u buồn, tăm tối nhưng điều mà tác giả đưa đến cho người đọc không phải tư tưởng bi quan.

II. Luyện tập

Câu 1. Hãy nêu ý nghĩa của các chi tiết: nghĩa địa người chết chém bên trái, nghĩa địa người chết bệnh, chết nghèo bên phải, chia cắt bởi một con đường mòn.

- Chi tiết thể hiện quan điểm lạc hậu của người dân Trung Quốc đương thời.

- Con đường mòn thể hiện sự lạc hậu trong nhận thức, sự phân chia giai cấp trong xã hội.

- Con đường là ranh giới thể hiện thái độ, tình cảnh của xã hội Trung Quốc lúc bấy giờ

Câu 2. Câu nói của bà mẹ trước vòng hoa trên nấm mộ Hạ Du: "Thế này là thế nào?” có ý nghĩa gì?

- Thái độ ngạc nhiên, bàng hoàng, sửng sốt trước sự việc đang được chứng kiến, đồng thời cũng là sự thương xót cho đứa con của mình.

- Ẩn giấu một niềm vui vì có người hiểu con mình (chứng cớ là liền sau đó bà mới gào khóc, rồi lại khẩn cầu cho con qua chứng nghiệm).

=> Thái độ đó cho thấy có biểu hiện của sự giác ngộ trong số những người dân địa phương, và hứa hẹn sự giác ngộ cho mọi người trong một ngày không xa. Qua câu hỏi ấy, tác giả cũng muốn loé lên một tia hy vọng đối với sự hi sinh bất tử của người cách mạng.

Chia sẻ bởi: 👨 Tiểu Thu
Mời bạn đánh giá!
  • Lượt tải: 13
  • Lượt xem: 4.372
  • Dung lượng: 530 KB
Liên kết tải về

Link Download chính thức:

Các phiên bản khác và liên quan:

Tìm thêm: Soạn Văn 12
Sắp xếp theo