Soạn bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc Chân trời sáng tạo Ngữ văn lớp 12 trang 69 sách Chân trời sáng tạo tập 1

Soạn bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc Chân trời sáng tạo là tài liệu tham khảo vô cùng hữu ích dành cho bạn đọc.

Soạn bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc
Soạn bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc

Bạn đọc hãy cùng theo dõi nội dung chi tiết của tài liệu sẽ được chúng tôi đăng tải chi tiết ngay sau đây.

Soạn bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc

Trước khi đọc

Bạn biết gì về vai trò của nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu và thơ văn của ông với phong trào yêu nước chống thực dân Pháp của nhân dân Nam Bộ cuối thế kỉ XIX. Hãy chia sẻ với bạn cùng nhóm.

Hướng dẫn giải:

Thơ văn Nguyễn Đình Chiểu là lá cờ đầu của văn thơ yêu nước chống Pháp nửa cuối thế kỉ XIX với nhiều tác phẩm xuất sắc cả về nội dung và nghệ thuật: Chạy giặc, Thư gửi cho em, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, Ngư tiều vấn đáp y thuật…

Đọc văn bản

Câu 1. Đọc từ câu 3 đến câu 9. Nghĩa sĩ Cần Giuộc xuất thân từ đâu? Điều gì thôi thúc họ ra trận?

Hướng dẫn giải:

- Nghĩa sĩ Cần Giuộc xuất thân từ: nông dân nghèo khổ, những dân ấp, dân lân

- Điều thôi thúc họ ra trận: căm thù giặc, lòng yêu nước

Câu 2. Đọc từ câu 10 đến câu 15: Bạn hình dung như thế nào về điều kiện và tinh thần chiến đấu của những nghĩa sĩ Cần Giuộc?

Hướng dẫn giải:

- Điều kiện: quân trang rất thô sơ: “một manh áo vải, ngọn tầm vông, lưỡi dao phay, rơm con cúi đã đi vào lịch sử”

- Tinh thần chiến đấu tuyệt vời: vốn không phải lính diễn binh, chỉ là dân ấp dân lân mà “mến nghĩa làm quân chiêu mộ”

Câu 3. Hai câu 24,25 thể hiện tình cảm, cảm xúc của ai trước sự hi sinh của những người nghĩa sĩ?

Hướng dẫn giải:

Hai câu 24, 25 thể hiện tình cảm, cảm xúc của nhân dân, người thân trước khi sự hi sinh của người nghĩa sĩ.

Câu 4. Hai câu 28, 29 cho thấy tác giả quan niệm như thế nào về lẽ sống chết của người nghĩa sĩ?

Hướng dẫn giải:

Dù đã hi sinh nhưng tinh thần vẫn còn sống mãi, linh hồn vẫn tiếp tục đồng hành cùng nhân dân đánh giặc.

Sau khi đọc

Câu 1. Hình ảnh của người nghĩa sĩ đã được thể hiện khái quát trong hai câu đầu của văn bản như thế nào?

Hướng dẫn giải:

- Hình ảnh “Súng giặc đất rền”: cho thấy sự tàn phá nặng nề, giặc đã xâm lược nước ta bằng vũ khí tối tân.

- “Lòng dân trời tỏ”: đánh giặc bằng tấm lòng yêu quê hương, đất nước được trời đất chứng giám.

- Sự đối lập giữa cuộc sống hằng ngày chăm chỉ, lặng lẽ (mười năm công vỡ ruộng) với hành động anh hùng xả thân cứu nước trong thời điểm lịch sử (một trận nghĩa đánh Tây) thể hiện nghịch lý giữa “còn - mất”, “mất - còn” ( chưa ắt còn danh nổi như phao - thân tuy mất tiếng vang như mõ)

- Tình nguyện xả thân cứu nước, nhưng tiếng thơm còn mãi, như tiếng mõ vang mãi trong lòng dân, vang mãi với đất trời.

Câu 2. Phân tích hình tượng người nghĩa sĩ Cần Giuộc được miêu tả từ câu 3 đến câu 15 và làm rõ:

a. Những đặc điểm nổi bật của hình tượng người nghĩa sĩ (ví dụ: hoàn cảnh xuất thân, điều kiện chiến đấu, hành động và tinh thần chiến đấu…)

b. Những điểm đặc sắc trong cách miêu tả, thể hiện hình tượng người nghĩa sĩ.

Hướng dẫn giải:

a.

- Hoàn cảnh xuất thân: Từ nông dân nghèo khổ, những dân ấp, dân lân (những người bỏ quê đến khai khẩn đất mới để kiếm sống): “cui cút làm ăn; toan lo nghèo khó”: hoàn cảnh sống cô đơn, thiếu người nương tựa, âm thầm lặng lẽ lao động mà vẫn nghèo khó suốt đời.

- Điều kiện chiến đấu: quân trang rất thô sơ chỉ “một manh áo vải, ngọn tầm vông, lưỡi dao phay, rơm con cúi đã đi vào lịch sử”

- Hành động và tinh thần chiến đấu:

  • Vốn không phải lính diễn binh, chỉ là dân ấp dân lân mà “mến nghĩa làm quân chiêu mộ”
  • Hành động mạnh mẽ như “đạp rào”, “xô cửa”, “liều mình”, “đâm ngang”, “chém ngược”,..
  • Lập được những chiến công đáng tự hào: “đốt xong nhà dạy đạo”, “chém rớt đầu quan hai nọ”

b. Những điểm đặc sắc trong cách miêu tả, thể hiện hình tượng người nghĩa sĩ:

  • Hệ thống chi tiết nghệ thuật
  • Các hình thức cấu trúc câu văn
  • Các biện pháp tu từ
  • Thái độ trân trọng

Câu 3. Phân tích một đoạn hoặc một số câu trong bài mà theo bạn là đã thể hiện một cách sâu sắc, thấm thía tình cảm của nhân dân và của tác giả đối với sự hi sinh của người nghĩa sĩ Cần Giuộc.

Câu 4. Phân tích tác dụng của ngôn ngữ, giọng điệu trong việc thể hiện tình cảm, cảm xúc của tác giả trước hành động chiến đấu và hi sinh của người nghĩa sĩ Cần Giuộc.

Câu 5. Nêu chủ đề và cảm hứng chủ đạo của bài văn tế.

Chia sẻ bởi: 👨 Tiểu Hy
Mời bạn đánh giá!
  • Lượt tải: 11
  • Lượt xem: 5.803
  • Dung lượng: 164,4 KB
Sắp xếp theo