Soạn bài Tiền bạc và tình ái Chân trời sáng tạo Ngữ văn lớp 12 trang 136 sách Chân trời sáng tạo tập 1
Download.vn sẽ cung cấp tài liệu Soạn văn 12: Tiền bạc và tình ái, với kiến thức hữu ích về tác phẩm.
Nội dung chi tiết của tài liệu sẽ được chúng tôi đăng tải. Bạn đọc hãy cùng tham khảo ngay sau đây.
Soạn văn 12: Tiền bạc và tình ái
Soạn bài Tiền bạc và tình ái
Trước khi đọc
Thói keo kiệt là một trong những đối tượng của tiếng cười trào phúng trong văn chương. Bạn hãy lấy ví dụ minh họa.
Hướng dẫn giải:
Ví dụ: vợ chồng Nghị Quế (Tắt đèn, Ngô Tất Tố),...
Đọc văn bản
Câu 1. Đây là màn độc thoại của Ác-pa-gông khi phát hiện tráp tiền bí mật bị đánh cắp. Lão sẽ than vãn một mình hay kêu than với người khác?
Hướng dẫn giải:
Dự đoán: lão sẽ than vãn một mình
Câu 2. Ác-pa-gông và Va-le-rơ có đang nói về cùng một sự việc không?
Hướng dẫn giải:
Ác-pa-gông và Va-le-rơ không nói về cũng một sự việc.
Câu 3. Với mỗi nhân vật, “kho vàng” và “tình yêu” ở đây là gì?
Hướng dẫn giải:
- Ác-pa-gông: kho vàng là tiền bạc
- Va-le-rơ: tình yêu là kho vàng
Sau khi đọc
Câu 1. Tóm tắt các sự kiện chính và hành động của các nhân vật. Từ đó xác định tình huống hài kịch của văn bản.
Hướng dẫn giải:
- Sự kiện:
- Tính keo kiệt của Ác-pa-gông ngày càng bộc lộ rõ khi lão mất tráp bạc, kêu la trời đất.
- Va-le-rơ bày tỏ tình cảm với con gái Ác-pa-gông, mặc cả nếu ưng thuận thì mới trả lại tráp tiền cho lão.
- Tình huống hài kịch: sự hà tiện đã khiến cho Ác-pa-gông lú lẫn, tất cả mọi câu chuyện của mọi người xung quanh, lão đều mặc định cho rằng đang nói về đống tiền của lão.
Câu 2. Màn độc thoại Ác-pa-gông kêu mất tiền (Hồi IV lớp 7) được coi là phần cao trào của toàn bộ vở kịch Lão hà tiện, bộc lộ rõ nhất tính cách của nhân vật. Hãy liệt kê vào ô tương ứng một số lời của Ác-pa-gông nói với mình và với các đối tượng khác (làm vào vở). Qua đó, bạn có nhận xét gì về ngôn ngữ giao tiếp của kịch?
Hướng dẫn giải:
- Tự nói với mình: À! Tôi đây mà. Đầu óc tôi loạn rồi, tôi không còn biết tôi ở đâu, tôi là ai và tôi đương làm gì.
- Với đồng tiền: Than ôi! Khốn khổ tiền của tôi ơi, khốn khổ tiền của tôi ơi, bạn yêu quý ơi, chúng đã cướp mất mày của tao đi rồi! Và mất mày là tao mất chốn nương tựa, niềm an ủi, nỗi vui của tao, thế là đời tao hết rồi, tao chẳng còn sống ở thế gian làm gì nữa ! Không có mày, tao sống là sao nổi…
- Với tên trộm vô hình: Nó là đứa nào! Nó ra sao rồi? Nên chạy ngã nào? Ngả nào chẳng nên chạy? Nó có ở kia không? Nó có ở đây không? Ai đó? Đứng lại!
- Với khán giả: Này! Đằng kia đương nói chuyện về cái gì thế? Về cái đứa đã ăn trộm của tôi đấy à? Ở trên kia, cái gì mà ồn ào thế? Kẻ trộm của tôi ở trên đó à?...
=> Ngôn ngữ gần với đời sống hằng ngày
Câu 3. Gọi tên cảm xúc (theo trình tự tăng cấp) của Ác-pa-gông khi kêu mất tiền. Phân tích một số chi tiết (từ ngữ, hình ảnh, ngữ điệu,…) để làm rõ các cảm xúc này.
Hướng dẫn giải:
Hốt hoảng - chới với, mất phương hướng - đau xót - tuyệt vọng - mất trí
Câu 4. Nêu một số thủ pháp trào phúng trong màn tra hỏi (hồi V lớp 3).
Hướng dẫn giải:
Một số thủ pháp trào phúng trong màn tra hỏi: giọng điệu mỉa mai, ngòi bút miêu tả sắc sảo, sử dụng thủ pháp cường điệu,...
Câu 5. Từ các tuyến nhân vật trong văn bản trên, hãy xác định xung đột kịch, xung đột đó thể hiện quan điểm “dùng tiếng cười sửa chữa phong hóa” của Mô-li-e như thế nào?
Hướng dẫn giải:
- Cách phân tuyến nhân vật trong văn bản Tiền bạc và tình ái:
- Kẻ giàu có nhưng keo kiệt, bủn xỉn
- Người nghèo khổ nhưng hào phúng, tốt bụng
- Xung đột giữa giá trị vật chất với giá trị tinh thần, tình yêu chân chính
- Xung đột đó góp phần thể hiện quan điểm “dùng tiếng cười sửa chữa phong hóa” của Mô-li-e, tiếng cười tạo ra nhằm phê phán, châm biếm một hạng người trong xã hội,...
Câu 6. Phần cuối hài kịch Mô-li-e nói chung và Lão hà tiện nói riêng thường xuất hiện yếu tố bất ngờ, có xu hướng giảm nhẹ mâu thuẫn, đi đến kết thúc vui vẻ. Bạn có suy nghĩ gì về cách kết thúc này?
Hướng dẫn giải:
Cách kết thúc này mang tính bất ngờ và thường giảm nhẹ mâu thuẫn, tạo ra sự hài hước,...