Công thức tính năng suất Cách tính năng suất
Công thức tính năng suất là tài liệu vô cùng hữu ích giúp các bạn học sinh nhanh chóng nắm được công thức trọng tâm để biết cách vận dụng vào giải bài tập Địa lí.
Cách tính năng suất bao gồm: tính năng suất lúa, công thức tính năng suất cây trồng, tính năng suất lao động. Việc tính năng suất có ý nghĩa quan trọng đối với chính sách phát triển và đời sống xã hội của các quốc gia. Năng suất càng cao dẫn đến sản lượng tăng, từ đó làm tăng nhu cầu về lao động. Qua công thức tính năng suất dưới đây sẽ giúp các bạn củng cố kiến thức để nhanh chóng biết cách tính năng suất. Bên cạnh đó các bạn tham khảo thêm tài liệu cách tính mật độ dân số.
Công thức tính năng suất
I. Năng suất là gì?
Năng suất trong kinh tế là cách để đo lường hiệu suất của việc sử dụng các nguồn lực như lao động, vốn, và các tài nguyên khác.
Năng suất lao động có thể được phân tích chi tiết theo từng ngành để theo dõi sự phát triển của người lao động cũng như mức thu nhập, và cải tiến công nghệ. Do đó, tăng khả năng sản xuất ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của doanh nghiệp và lợi ích của cổ đông.
Tại cấp độ doanh nghiệp, năng suất là thước đo hiệu suất của quá trình sản xuất bằng cách so sánh số sản phẩm hoặc doanh thu thuần mà công ty được tạo ra với số giờ lao động của nhân viên.
II. Cách tính năng suất lúa
Công thức: Năng suất lúa = Sản lượng /Diện tích
- Lưu ý: Đổi đơn vị theo đề bắt tính toán.
- 1 tấn = 10 tạ = 1000kg
Công thức tính chỉ tiêu năng suất lúa bình quân một hécta trong năm trên toàn bộ diện tích canh tác hai vụ là (công thức I):
Năng suất lúa bình quân một hécta trong năm trên toàn bộ diện tích canh tác hai vụ lúa trong năm. | = | Sản lượng vụ chiêm trên diện tích canh tác 2 vụ lúa cộng lại với sản lượng vụ mùa trên diện tích canh tác hai vụ lúa |
Toàn bộ diện tích canh tác hai vụ lúa trong năm |
Hoặc có thể dùng công thức sau đây (công thức II).
Năng suất bình quân một hécta trong năm trên toàn bộ diện tích canh tác hai vụ lúa trong năm. | = | Năng suất bình quân một hécta vụ chiêm trên diện tích canh tác hai vụ lúa. | + | Năng suất bình quân một hécta vụ mùa trên diện tích canh tác hai vụ lúa. |
Công thức II là biến dạng của công thức I.
Trong công tác thực tế, dùng công thức II có thuận lợi hơn. Vì rằng: một là, sau vụ chiêm đã được mức phấn đấu của vụ mùa; hai là nếu chưa tính được năng suất bình quân một hécta vụ chiêm (hoặc vụ mùa) trên diện tích canh tác 2 vụ lúa trong năm, thì có thể tạm thời lấy năng suất bình quân một hécta vụ chiêm (hoặc vụ mùa) trên toàn bộ diện tích gieo trồng lúa của vụ đó để tính. Muốn tính đúng theo công thức này, khi tiến hành điều tra thống kê năng suất lúa vụ chiêm và lúa vụ mùa, ngoài việc điều tra năng suất lúa bình quân chung, cần chú ý điều tra năng suất riêng của chân ruộng hai vụ, vẫn xác định diện tích canh tác thực tế đã cấy hai vụ lúa trong năm để tính tỷ trọng của diện tích này chiếm trong toàn bộ diện tịch canh tác có cấy vụ lúa trong năm và tính mức tăng giảm của diện tích này so với diện tích canh tác cấy 2 vụ lúa của các năm trước. Như vậy mới có có sở để đánh giá đúng thành tích thâm canh tăng năng suất đồng thời tăng diện tích hoặc bảo đảm không sụt diện tích co với các năm trước.
Trên diện tích ruộng cấy hai vụ lúa, nếu có làm thêm vụ thu (thành 3 vụ lúa) thì sản lượng lúa vụ thu cũng được tính thêm vào năng suất ruộng hai vụ lúa. Cách tính như sau:
- Trong công thức I: Năng suất bình quân một hécta trong năm trên toàn bộ diện tích canh tác hai vụ lúa trong năm = Sản lượng vụ chiêm trên diện tích canh tác hai vụ lúa cộng với (+) sản lượng vụ mùa trên diện tích canh tác ba vụ lúa, chia cho (:) toàn bộ diện tích canh tác 2 vụ lúa trong năm.
- Trong công thức II: Năng suất bình quân một hécta trong năm trên diện tích canh tác hai vụ lúa trong năm = Năng suất bình quân một hécta vụ chiêm trên diện tích canh tác hai vụ lúa cộng với (+) Năng suất bình quân một hécta vụ mùa trên diện tích canh tác hai vụ lúa cộng với (+) sản lượng lúa vụ thu tính bình quân cho một hécta diện tích canh tác hai vụ lúa.
Chỉ tiêu “sản lượng lúa vụ thu tính bình quân cho một hécta diện tích canh tác 2 vụ lúa” tính bằng cách lấy sản lượng lúa vụ thu chia (:) toàn bộ diện tích canh tác hai vụ lúa. Chỉ những diện tích nào thực tế có cấy 3 vụ lúa trong năm thì mới lấy thêm phần sản lượng vụ thu để tính. Trong điều kiện hiện nay, việc cấy 3 vụ lúa trong năm trên cùng một diện tích bị hạn chế. Những nơi nào có cấy 3 vụ lúa thì tính năng suất chung trên diện tích ruộng cấy hai vụ lúa theo cách như trên đồng thời cố gắng tính thêm năng suất riêng diện tích ruộng cấy 3 vụ lúa trong năm để quan sát và có cơ sở đánh giá đúng hiệu quả kinh tế của việc cấy 3 vụ lúa trong năm trên cùng một diện tích. Cách tính như sau:
Năng suất bình quân một hécta trong năm trên diện tích canh tác 3 vụ lúa trong năm = Năng suất bình quân một hécta vụ chiêm (+) Năng suất bình quân hécta vụ thu (+) Năng suất bình quân một hécta diện tích canh tác vụ mùa. Các số liệu về năng suất trên đây đều phải là năng suất bình quân một hécta trên diện tích thực tế có cấy 3 vụ lúa trong năm, không được dùng số liệu về năng suất bình quân chung của vụ chiêm, của vụ mùa hoặc của ruộng chỉ cấy 2 vụ lúa để tính.
Để có cơ sở tính đúng năng suất lúa theo các công thức trên đây, hàng năm cần kết hợp với điều tra kết thúc gieo cấy vụ mùa là vụ lúa cuối cùng trong năm mà xác định diện tích thực tế có cấy hai vụ lúa trong năm và diện tích thực tế có cấy 3 vụ lúa trong năm.
II. Công thức tính năng suất lao động
Năng suất lao động là chỉ tiêu phản ánh hiệu suất làm việc của lao động, thường đo bằng tổng sản phẩm trong nước tính bình quân một lao động trong thời kỳ tham chiếu, thường là một năm lịch.
Năng suất lao động xã hội (VND/lao động) | = | Tổng sản phẩm trong nước (GDP) |
Tổng số người làm việc bình quân |
III. Cách tính năng suất lao động
1. Xác định giá trị Tổng Sản phẩm Quốc nội (GDP) của quốc gia được xét tới.
GDP của một quốc gia là giá trị hàng hóa và dịch vụ được sản xuất trong một thời kỳ nhất định. Bạn sẽ cần chỉ số này để tính năng suất dựa trên GDP. Thông thường, bạn không phải tự tính giá trị trên (công việc này quá khó). Thay vào đó, bạn có thể tìm con số đã được tính sẵn cho mình.
Bạn có thể tìm được GDP của phần lớn các quốc gia trên mạng. Bắt đầu bằng việc tìm tên quốc gia đó và từ khóa "GDP" trên Google. Bạn cũng có thể tìm GDP của nhiều quốc gia trên trang trực tuyến của Ngân hàng Thế giới.
Đảm bảo rằng bạn tìm được chỉ số GDP cho thời kỳ mà bạn đang tính toán (VD: trong một quý hoặc một năm).
Nhớ rằng chỉ số GDP của một quốc gia, dù chỉ được công bố sau một quý, có thể được thể hiện dưới dạng con số phản ánh giá trị của một năm. Trong trường hợp đó, hãy chia con số phản ánh giá trị của một năm cho bốn để lấy chỉ số của một quý.
2. Tính tổng số giờ lao động của một quốc gia.
Cơ bản, bạn đang tính số "giờ công" để sản xuất hàng hóa và dịch vụ. Với mọi quốc gia, hãy tìm tổng số người thuộc lực lượng lao động trong thời kỳ cho trước và nhân con số này với số giờ lao động trung bình.
Ví dụ, nếu số giờ lao động trung bình là 40 và quốc gia đó có 100 triệu người thuộc lực lượng lao động, tổng số giờ làm việc sẽ là 40 x 100.000.000 hoặc 4.000.000.000.
Tại Hoa Kỳ, bạn có thể tìm số liệu thống kê cơ bản trên trang trực tuyến của Văn phòng Thống kê Lao động (BLS)
Năng suất lao động của các quốc gia khác có thể tìm thấy trên mạng trong những nghiên cứu kinh tế có liên quan.
3. Tính năng suất. Chỉ cần chia GDP cho tổng số giờ lao động. Kết quả của phép chia chính là năng suất lao động của quốc gia đó.
Ví dụ, nếu GDP của một quốc gia là 100 nghìn tỷ đồng và số giờ lao động là 4 tỷ, năng suất lao động sẽ là 100 nghìn tỷ đồng / 4 tỷ hoặc 25.000 đồng trên mỗi giờ làm việc.
IV. Tính Năng suất Lao động trên một đơn vị NLĐ
1. Tìm giá trị Tổng Sản phẩm Quốc nội (GDP) của quốc gia được xét tới.
GDP là thước đo toàn bộ hoạt động kinh tế của một quốc gia dựa trên khối lượng hàng hóa và dịch vụ được sản xuất. Bạn sẽ cần chỉ số đó để tính năng suất lao động dựa vào GDP.
May thay, GDP là con số đã được tính toán trước cho bạn và công bố bởi một trong số các cơ quan nhà nước.
GDP của nhiều quốc gia đã có sẵn trên mạng. Hãy tìm tên quốc gia cùng từ khóa "GDP" trên Google. Bạn cũng có thể tìm thấy GDP của nhiều quốc gia tại trang trực tuyến của Ngân hàng Thế giới.
Tìm giá trị GDP tương ứng với thời kỳ cần tính toán (VD: một quý hoặc một năm).
Nếu giá trị GDP theo quý được công bố dưới dạng con số phản ánh giá trị của một năm (như trường hợp của Hoa Kỳ), hãy chia con số đó cho bốn nếu bạn cần giá trị theo quý.
2. Tìm số lượng người lao động ở quốc gia đó. Để tính năng suất lao động trên một đơn vị người lao động, bạn cần tìm số lượng người lao động tại quốc gia đó.
Tại Hoa Kỳ, bạn có thể tìm những số liệu thống kê cơ bản trên trang trực tuyến của Văn phòng Thống kê Lao động (BLS). Với các quốc gia khác, bạn phải tìm trên Google.
3. Tính năng suất lao động trên một đơn vị người lao động. Chỉ cần chia GDP cho tổng số người lao động. Kết quả của phép chia này sẽ là năng suất lao động của quốc gia đó.
Ví dụ, nếu GDP của quốc gia đó là 100 nghìn tỷ đồng và tổng số người lao động là 100 triệu, năng suất lao động trên một đơn vị người lao động sẽ là 100 nghìn tỷ / 100 triệu hoặc 1 triệu đồng trên một đơn vị người lao động.
4. Sử dụng con số thể hiện năng suất lao động trên một đơn vị người lao động mà bạn đã tính.
Năng suất lao động trên một đơn vị người lao động có thể được sử dụng để đánh giá tầm ảnh hưởng của hiện tượng gia tăng dân số hay việc làm tới GDP. Nhân năng suất lao động trên một đơn vị người lao động với số lượng người lao động tăng thêm để đánh giá tầm ảnh hưởng của những người lao động mới tới GDP.
V. Năng suất lao động tác động gì đến mức lương của người lao động?
Tại khoản 3 Điều 91 Bộ luật lao động 2019 quy định mức lương tối thiểu được điều chỉnh dựa trên mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ; tương quan giữa mức lương tối thiểu và mức lương trên thị trường; chỉ số giá tiêu dùng, tốc độ tăng trưởng kinh tế; quan hệ cung, cầu lao động; việc làm và thất nghiệp; năng suất lao động; khả năng chi trả của doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, tại khoản 1 Điều 95 Bộ luật lao động 2019 thì người sử dụng lao động trả lương cho người lao động căn cứ vào tiền lương đã thỏa thuận, năng suất lao động và chất lượng thực hiện công việc.
Năng suất lao động có mối quan hệ chặt chẽ với mức lương của người lao động. Năng suất lao động tăng sẽ dẫn đến sản lượng tăng, từ đó làm tăng lợi nhuận của doanh nghiệp. Để khuyến khích người lao động làm việc hiệu quả, doanh nghiệp sẽ tăng mức lương cho người lao động.
Ngoài ra, năng suất lao động còn tác động đến mức lương của người lao động thông qua thị trường lao động. Khi năng suất lao động tăng, người lao động có nhiều giá trị hơn đối với doanh nghiệp, từ đó có khả năng thương lượng mức lương cao hơn.
Có thể thấy, năng suất lao động là một yếu tố quan trọng quyết định đến mức lương của người lao động. Do đó, người lao động cần nâng cao năng suất lao động của bản thân để có thể được trả lương xứng đáng.