Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 82 Chân trời sáng tạo Ngữ văn lớp 12 trang 82 sách Chân trời sáng tạo tập 1

Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 82 Chân trời sáng tạo là tài liệu được Download.vn giới thiệu.

Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 82
Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 82

Nội dung chi tiết được chúng tôi đăng tải, hãy cùng theo dõi để chuẩn bị bài học nhanh chóng hơn.

Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 82

Câu 1. Chỉ ra lỗi logic trong các câu dưới đây và nêu cách sửa:

a. Trong truyện truyền kì nói chung và bài học này nói riêng, thế giới con người có sự kết nối với thế giới cõi âm.

b. Người viết đã lấy các ví dụ trong thơ Nôm của Nguyễn Trãi, Hồ Xuân Hương, Truyện Kiều để chứng minh cho nhận định này.

c. Em đã được học nhiều thể loại văn học như tiểu thuyết, kịch và các thể thơ khác.

d. Trong rạp chiếu phim chỉ còn lại hai người: một người cao, gầy và một người mặc áo trắng, quần xanh.

đ. Mặc dù đến muộn nhưng nó không kịp lên chiếc xe buýt cuối cùng.

e. Mẹ tôi muốn tôi trở thành một nhà trí thức hoặc một nhà khoa học.

ê. Vì quá đói, nó xúc từng muỗng nhai ngấu nghiến và mở hộp cơm trưa ra.

g. Thần Núi luôn là người chiến thắng nên sau các cuộc giao tranh, đền đài của ngài cũng có phần bị tổn hại.

h. Mặc dù sinh ra trong một gia đình giàu có nhưng Lan lại là một cô gái xinh đẹp và rất giản dị.

Hướng dẫn giải:

a.

  • “truyện truyền kì” và “bài học này” không cùng phạm trù ngữ nghĩa, truyện truyền kì không phải cái chung, không thể bao gồm bài học này
  • Cách sửa: Trong truyện truyền kì nói chung và truyện truyền kì ở bài học này nói riêng, thế giới con người có sự kết nối với thế giới cõi âm.

b.

  • “Nguyễn Trãi, Hồ Xuân Hương, Truyện Kiều” không cùng phạm trù ngữ nghĩa, Nguyễn Trãi, Hồ Xuân Hương là tác giả, còn Truyện Kiều là tác phẩm
  • Cách sửa: Người viết đã lấy các ví dụ trong thơ Nôm của Nguyễn Trãi, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Du để chứng minh cho nhận định này.

c.

  • “tiểu thuyết”, “kịch” và “các thể thơ” khác không cùng cấp độ
  • Cách sửa: Em đã được học nhiều thể loại văn học như tiểu thuyết, kịch và thơ.

d.

  • “một người cao, gầy” và “một người mặc áo trắng, quần xanh” không cùng phạm trù ngữ nghĩa
  • Cách sửa: Trong rạp chiếu phim chỉ còn lại hai người: một người cao, gầy và một người thấp, béo.

đ. Mặc dù đến muộn nhưng nó không kịp lên chiếc xe buýt cuối cùng.

  • Sai ở cặp quan hệ từ “Mặc dù… nhưng”
  • Cách sửa: Vì đến muộn nên nó không kịp lên chiếc xe buýt cuối cùng.

e.

  • “nhà tri thức” có nghĩa bao quát, bao hàm cả “nhà khoa học”.
  • Cách sửa: Mẹ tôi muốn tôi trở thành một nhà trí thức.

ê.

  • Cách hành động sắp xếp sai lô-gíc
  • Cách sửa: Vì quá đói, nó mở hộp cơm trưa ra, xúc từng muỗng và nhai ngấu nghiến.

g.

  • Sử dụng sai từ ngữ liên kết “nên”
  • Thần Núi luôn là người chiến thắng nhưng sau các cuộc giao tranh, đền đài của ngài cũng có phần bị tổn hại.

h.

  • Quan hệ ngữ nghĩa giữa các vế không lô-gíc, “sinh ta trong một gia đình giàu có” và “một cô gái xinh đẹp” không thể đặt trong mối quan hệ tương phản.
  • Cách sửa: Mặc dù sinh ra trong một gia đình giàu có nhưng Lan lại là một cô gái rất giản dị.

Câu 2. Hãy tìm ít nhất ba câu sai logic trên báo chí hoặc trong lời nói hằng ngày và nêu cách sửa.

Hướng dẫn giải:

a. Thạch Lam, Nguyễn Tuân, Vội vàng là những nhà văn thuộc khuynh hướng lãng mạn.

  • “Thạch Lam, Nguyễn Tuân, Vội vàng” không cùng phạm trù ngữ nghĩa, Thạch Lam, Nguyễn Tuân là tác giả, còn Vội vàng là tác phẩm
  • Cách sửa: Thạch Lam, Nguyễn Tuân là những nhà văn thuộc khuynh hướng lãng mạn.

b. Anh ta ngồi vào trong xe, mở cửa và khởi động xe.

  • Cách hành động trong câu sắp xếp sai lô-gíc
  • Cách sửa: Anh ta mở cửa, ngồi vào trong xe, khởi động xe.

c. Mặc dù cậu đã làm sai câu cuối nhưng không được điểm tối đa.

  • Sai ở cặp quan hệ từ “Mặc dù… nhưng”
  • Cách sửa: Vì cậu đã làm sai câu cuối nên không được điểm tối đa.

Câu 3. Trao đổi với bạn cùng bàn một bài văn nghị luận các bạn đã từng viết, sau đó sửa lỗi logic trong bài viết của bạn mình (nếu có).

HS chọn bài văn nghị luận của bạn và tìm lỗi.

Từ đọc đến viết

Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) bàn về sức hấp dẫn của yếu tố kì ảo trong tác phẩm văn học.

Hướng dẫn giải:

Yếu tố kì ảo là những yếu tố kì lạ, hoang đường được thể hiện qua sự kiện, cốt truyện, nhân vật, không gian, thời gian, thủ pháp nghệ thuật,... của truyện kể. Trong các tác phẩm văn học thường sử dụng yếu tố kì ảo với mục đích giúp truyện kể trở nên hấp dẫn, thú vị hơn. Các yếu tố này còn thể hiện quan niệm dân gian về thế giới siêu nhiên hoặc niềm tin vào công lí của nhân dân. Ví dụ như trong truyện Thánh Gióng, các chi tiết hoang đường cho thấy xuất thân kỳ lạ của Thánh Gióng, đồng thời thể hiện ước mơ về người anh hùng có sức mạnh phi thường đánh bại giặc ngoại xâm của nhân dân ta. Hay trong truyện truyền kì Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ, yếu tố kì ảo nhằm tạo ra một cái kết có hậu hơn cho câu chuyện. Ngoài ra, yếu tố này còn thể hiện niềm cảm thương của nhà văn dành cho số phận người phụ nữ trong xã hội xưa cũng như niềm tin, ước mơ của nhân dân: người tốt sẽ được minh oan và đền đáp xứng đáng. Yếu tố kì ảo khiến cho trí tưởng tượng của người đọc trở nên vô cùng phong phú, không bị giới hạn. Khi đọc một tác phẩm văn học, chúng ta như chìm đắm trong một thế giới không có thực, đầy lí thú.

Chia sẻ bởi: 👨 Tiểu Hy
Mời bạn đánh giá!
  • Lượt tải: 06
  • Lượt xem: 3.053
  • Dung lượng: 164,7 KB
Sắp xếp theo